“Nóng” chuyện Biển Đông

Thứ năm, 01/08/2019 09:03 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Sáng 31/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 (AMM-52) và các hội nghị liên quan đã chính thức khai mạc tại Bangkok dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai. Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông là một trong những chủ đề sẽ gây “nóng” nhất trong các cuộc đàm phán tại Hội nghị.

Tham dự chuỗi các hội nghị ASEAN tại Bangkok từ ngày 29/7 đến ngày 3/8 có đại diện của hơn 30 nước, bao gồm các nước ASEAN, các nước đối thoại, các nước không phải là thành viên đối thoại tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), và khách mời của chủ nhà như Na Uy, Peru, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiếp sau Hội nghị AMM-52, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ tham dự các Hội nghị với các đối tác (PMC+) cùng những hội nghị khác, trong đó bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+3 (APT), Hội nghị Bộ trưởng Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 26.

Các hội nghị liên quan trong chuỗi các hội nghị ASEAN bao gồm các hội nghị hợp tác tiểu vùng như Hội nghị Bộ trưởng Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) lần thứ 12, Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác sông Mekong - sông Hằng lần thứ 10, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Hàn Quốc lần thứ 9, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong - Nhật Bản lần thứ 12.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại CSIS.

Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại CSIS.

Theo các chuyên gia đánh giá, hai vấn đề sẽ bao trùm hội nghị lần này đó là Biển Đông và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. “Căng thẳng trên Biển Đông hiện đã trở thành vấn đề của cả khu vực và quốc tế. Vì thế tôi dự đoán rằng, khi mà Hội nghị lần này có sự tham dự của Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ thì dù trực tiếp hay bên lề thì vấn đề biển Đông cũng sẽ được thảo luận”, ông James Gomes - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á nhận định. Các cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Philippines cáo buộc Trung Quốc đang trở nên hung hăng hơn trong việc đòi yêu sách phi lý ở biển Đông, động thái mà Mỹ gọi là “hành vi bắt nạt”. Ngoại trưởng Mike Pompeo dự kiến đến thủ đô Bangkok vào ngày 1/8 gặp các quan chức của các quốc gia thành viên ASEAN. Theo hãng Bloomberg, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Mỹ - ASEAN. 

Sau phiên khai mạc sáng 31/7, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tham dự phiên họp hẹp trao đổi về các vấn đề nổi lên trong tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, kế hoạch triển khai Tài liệu Quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Tuyên bố tầm nhìn của các nhà lãnh đạo ASEAN về quan hệ đối tác vì sự bền vững cũng như tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Căng thẳng trên Biển Đông cũng đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế. Ngày 24/7, Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 9 tại trụ sở của CSIS, thủ đô Washington DC của Mỹ. Hội thảo Biển Đông thường niên năm nay gồm các phiên thảo luận Diễn biến tình hình hiện nay trên Biển Đông; Lịch sử và nghiên cứu lịch sử về những tranh chấp trên Biển Đông; và Cách thức để quản lý tranh chấp tại Biển Đông và những lợi ích quốc tế liên quan đến Biển Đông.

Tại hội thảo, các học giả bày tỏ lo ngại về những diễn biến gần đây trên Biển Đông và nguy cơ xảy ra xung đột từ một sự cố giữa các bên tranh chấp, đồng thời cảnh báo các nước liên quan cần đưa ra những thông điệp rõ ràng và có những thay đổi về chính sách đối phó thích hợp hơn nhằm ngăn chặn tham vọng kiểm soát Biển Đông.

Trước đó, ngày 20/6, Trường Đại học Thamasat ở Bangkok, Trung tâm Đông Nam Á - Đức về Chính sách công và Quản trị hiệu quả (CPG) và Quỹ Quản trị châu Á (AGF) đã đồng tổ chức Hội thảo với chủ đề “Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC): Nguồn lực quân sự và Tài nguyên biển.” Kết thúc hội thảo, các nhà khoa học khẳng định tiến trình kết thúc đàm phán COC sẽ gặp nhiều thử thách trong bối cảnh Trung Quốc phủ nhận phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) hồi năm 2016, hạ thấp giá trị của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), tăng cường tuyên truyền về cái gọi là thực trạng mới tại Biển Đông. Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh ngày càng can thiệp sâu hơn vào khu vực, tạo ra những yếu tố khó tính toán. Cũng theo những nhà khoa học trên, một COC toàn diện, có tính ràng buộc trên thực tế là một yêu cầu cấp bách, do đó, ASEAN cần giữ vững sự đoàn kết, thống nhất và nguyên tắc đồng thuận trước các cuộc đàm phán.

PV

Tin khác

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

Pháp thử nghiệm dùng AI để giám sát Olympic 2024

(CLO) Ngày 19/4, cảnh sát Pháp tuyên bố sẽ thử nghiệm khả năng giám sát được hỗ trợ bởi AI tại các sự kiện ở thủ đô Paris để chuẩn bị cho Olympic 2024.

Thế giới 24h
Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

Hạ viện Mỹ đã thông qua được gói viện trợ 'khổng lồ' cho Ukraine và Israel

(CLO) Ngày 19/4, Hạ viện Mỹ rút cuộc đã thông qua được gói viện trợ 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, sau khi gói này bị trì hoãn trong nhiều tháng.

Thế giới 24h
Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

Mỹ trừng phạt quan chức và tổ chức Israel vì gây bạo lực ở Bờ Tây

(CLO) Mỹ hôm thứ Sáu (19/4) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quan chức Israel và hai tổ chức quyên tiền cho những người định cư Israel, cáo buộc họ có các hoạt động bạo lực ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

Thế giới 24h
WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

WHO: Virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện nhiều trong sữa động vật bị nhiễm bệnh

(CLO) Chủng virus cúm gia cầm H5N1 đã được phát hiện với nồng độ rất cao trong sữa nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm thứ Sáu (19/4), mặc dù chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Thế giới 24h
Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

Các hãng hàng không định tuyến lại chuyến bay sau cuộc tấn công của Israel vào Iran

(CLO) Các hãng hàng không đã thay đổi đường bay qua Iran, hủy một số chuyến bay, do lo ngại về an ninh sau cuộc tấn công của Israel vào Iran.

Thế giới 24h