(CLO) Nhằm hỗ trợ họ mang nông sản của mình lên sàn thương mại điện tử, trước đó, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nông dân.
Làm quen với xu hướng tiêu dùng thông qua nền tảng trực tuyến
Vừa qua, thông qua các nền tảng mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử trực tuyến, nhiều địa phương đã đẩy mạnh việc quảng bá các sản phẩm có thế mạnh.
Đơn cử, vào đầu tháng 12/2024, trong Chương trình Ngày hội quảng bá sản phẩm Đà Nẵng - 2024, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và Trung tâm Thương mại Vincom Ngô Quyền Đà Nẵng tổ chức sẽ tổ chức livestream bán hàng.
Chương trình thu hút sự tham gia của 26 doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố trưng bày, giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc trưng, sản phẩm quà tặng lưu niệm, sản phẩm làng nghề, sản phẩm khởi nghiệp,… của TP. Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, Chương trình còn tổ chức livestream trên nền tảng TikTok do các nhà sáng tạo nội dung của nền tảng TikTok phối hợp với doanh nghiệp cùng thực hiện để giới thiệu, quảng bá và bán trực tuyến các sản phẩm cho khách hàng.
Còn tại Yên Bái, cũng trong thời gian này, Chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến và trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế số năm 2024” do Sở Công Thương Yên Bái sẽ tổ chức với sự tham gia của 30 doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm nông sản, thủy sản trên địa bàn tỉnh và 8 TikToker đến từ huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái và tỉnh Điện Biên.
Các TikToker livestream 4 phiên bán các mặt hàng của các doanh nghiệp tham gia Chương trình.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là một xu thế mà đã trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Tại Yên Bái, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ tăng từ 8,48% năm 2022 lên 9,3% năm 2023. Qua đó, phản ánh sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng, khả năng ứng dụng công nghệ của người dân và doanh nghiệp. Theo số liệu kết quả rà soát, từ năm 2021 đến nay, Yên Bái có 547 tổ chức, cá nhân giao dịch 60,542 tỷ đồng trên các sàn thương mại điện tử.
Chương trình là hoạt động ý nghĩa với hoạt động livestream bán hàng trực tuyến nhằm giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng tìm hiểu, tiếp cận, làm quen với xu hướng tiêu dùng thông qua nền tảng trực tuyến. Đồng thời, tiếp tục xây dựng, phát triển thương hiệu các sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Yên Bái, từng bước khẳng định thương hiệu hàng Việt trên các kênh thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.
Có thể thấy, khoảng 2 năm trở lại đây, việc tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử đã trở thành hướng đi tất yếu giúp nông dân mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và giảm bớt sự phụ thuộc vào các kênh phân phối truyền thống. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã triển khai, ứng dụng marketing số để quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu thông qua các trang mạng xã hội, website và ứng dụng di động, giúp tăng cường nhận diện, thu hút khách hàng từ các thị trường trong và ngoài nước.
Nhằm hỗ trợ nông sản Việt, vào ngày 12/12/2024, tại Hà Nội, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) cũng sẽ công bố ra mắt sàn Thương mại điện tử nongsan.buudien.vn, nền tảng thương mại điện tử chuyên biệt về nông sản chất lượng cao đầu tiên tại Việt Nam do Vietnam Post làm chủ về công nghệ và vận hành.
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh: Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức nhưng đồng thời mở ra cơ hội lớn để bứt phá. Việc xây dựng một sàn thương mại điện tử dành riêng cho nông sản là giải pháp thiết thực để phát triển nông nghiệp số mà còn mang lại giá trị thiết thực.
Trước hết, sàn thương mại điện tử dành riêng cho nông sản hướng tới tiêu thụ nông sản bền vững, kết nối trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng, góp phần giảm thiểu rủi ro ùn ứ sản phẩm.
Đồng thời, thông qua việc truy xuất nguồn gốc và đảm bảo chất lượng, nông sản Việt Nam có thể nâng cao giá trị sản phẩm, tiếp cận và xây dựng niềm tin không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra trên thị trường quốc tế. Đặc biệt, sàn giao dịch này hỗ trợ người nông dân tiếp cận công cụ số, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Sàn thương mại điện tử này không chỉ là một nền tảng giao dịch, mà cò nhn là một hệ thống “cửa hàng trực tuyến” với mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Theo tính toán, mỗi điểm bán hàng có bán kính phục vụ bình quân 2,67 km và đáp ứng nhu cầu của trung bình 6.259 người.
Đây là nền tảng tạo nên hệ thống giao dịch nông sản lớn nhất, nhanh nhất và gần gũi nhất với người dân trên cả nước. Không dừng lại ở thị trường trong nước, sàn thương mại điện tử này sẽ từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.
Nông sản tìm được “đất sống” trên các “chợ mạng”
Nhằm hỗ trợ họ mang nông sản của mình lên sàn thương mại điện tử, trước đó, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã tổ chức tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), nông dân.
Đại diện TikTok Việt Nam Nguyễn Lâm Thanh cho hay, trong năm 2023, sáng kiến "Chợ phiên OCOP" nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và TikTok Việt Nam đã thành công mang sản phẩm OCOP, cùng nông, đặc sản địa phương quảng bá đến đông đảo cộng đồng trên tính năng thương mại điện tử TikTok Shop.
Sau một năm triển khai, "Chợ phiên OCOP" đã tạo được hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ giá trị chương trình OCOP cho người dùng mạng xã hội, như: hashtag #OCOP đạt 1,4 tỷ lượt xem, hơn 800 phiên livestream "Chợ phiên OCOP" được tổ chức, với doanh số đạt hơn 100 tỷ đồng, hỗ trợ cho hơn 3.000 chủ thể OCOP trên cả nước làm quen với kinh doanh trực tuyến.
Tiếp nối thành công đó, năm 2024, TikTok phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX sản xuất hàng Việt Nam, các chủ thể OCOP tại các tỉnh về kỹ năng số, quảng cáo trực tuyến… nhằm mang những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương tiếp cận với đông đảo người tiêu dùng trong cả nước. Dự kiến trong năm 2024, TikTok sẽ đào tạo cho khoảng 5.000 doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh thông qua chương trình hợp tác này.
Cũng trong khuôn khổ chương trình hợp tác này, mới đây, TikTok đã tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp, HTX sản xuất, kinh doanh của 5 tỉnh Tây Nguyên hiểu và nắm về các kỹ năng số để quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên sàn TMĐT. Đồng thời, tổ chức một phiên livestream có sự hỗ trợ của các TikToker nổi tiếng tại địa phương (như chủ các kênh Hana Ban Mê, Chuyện của Đức…) để các doanh nghiệp, HTX có trải nghiệm thực tế về bán hàng trên TikTok.
Phiên livestream có 26 sản phẩm đặc trưng của vùng Tây Nguyên tham gia, được hỗ trợ giảm giá từ 5 – 70% nhằm giúp doanh nghiệp, HTX có thêm kinh nghiệm; đồng thời giúp người mua hàng có thể trải nghiệm về sản phẩm đặc trưng của Tây Nguyên với giá ưu đãi. Đồng thời, giúp các doanh nghiệp, HTX, chủ thể OCOP thành thạo những công cụ, tự vận hành được hệ thống và đưa hàng hóa lên trên tính năng TikTok Shop, cách livestream bán hàng…
Các đơn vị nghiên cứu thị trường dự báo, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao, là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nông sản, nhất là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Thực tế những năm trở lại đây, làn sóng đưa hàng nông sản, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử được các doanh nghiệp và địa phương trên cả nước triển khai khá rầm rộ. Kết quả bước đầu cho thấy, nhiều nông sản như vải thiều Bắc Giang, xoài cát Hòa Lộc (Đồng Tháp), bưởi Tân Triều (Đồng Nai)… đã tìm được “đất sống” trên các “chợ mạng”.
(CLO) Chiều 20/12, tại công trường Ecopark, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons tổ chức chương trình “Xây Tết 2025”.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Binh chủng Pháo binh cần không ngừng nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; phát triển mạnh theo hướng chính quy, tinh nhuệ; tiếp tục phát huy năng lực, khả năng tác chiến, khả năng làm chủ phương tiện, vụ khí, khí tài hiện đại.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 21/12, Bắc Bộ, Thanh Hóa đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa vài nơi, trời rét. Quảng Bình đến Khánh Hòa có mưa rào rải rác và dông. Các khu vực khác trên cả nước có mưa vài nơi.
(CLO) Ngày 20/12, thông tin từ Công an Thanh Hoá cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt xoá đường dây lừa đảo tham gia đầu tư sàn giao dịch chứng khoán.
(CLO) Ngày 20/12, thông tin từ Công an Thanh Hoá cho biết, lực lượng chức năng đang tạm giữ hình sự 3 đối tượng tự xưng là nhà báo về hành vi cưỡng đoạt tài sản và tiếp tục điều tra.
(CLO) Quân đội Nga đã tiến hành một loạt các cuộc tấn công trả đũa vào các mục tiêu quân sự ở Ukraine sau khi Kiev thực hiện cuộc tấn công tên lửa vào khu vực Rostov của Nga, sử dụng vũ khí do Mỹ và Vương quốc Anh cung cấp.
(CLO) Bộ trưởng Giao thông Malaysia, Anthony Loke, xác nhận rằng Malaysia sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm xác máy bay MH370, một trong những vụ mất tích hàng không bí ẩn nhất thế giới, sau hơn 10 năm kể từ khi chiếc máy bay này biến mất.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy cho nhà ở và công trình.
(CLO) Dự báo, đầu tuần tới (23-26/12), khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to trên 500mm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra công điện về việc ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên.
(CLO) ByteDance, công ty mẹ của TikTok, đang đẩy mạnh sự cạnh tranh trong thị trường trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc bằng cách giới thiệu hàng loạt bản cập nhật sản phẩm và giảm giá mạnh cho một mô hình AI mới có khả năng "hiểu trực quan" các hình ảnh, văn bản và vật thể vật lý, cung cấp các khả năng suy luận nâng cao.
(CLO) Trong năm 2024, ngành y tế đã đạt, vượt 8/9 chỉ tiêu của ngành, lĩnh vực do Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP; cùng đó, ngành tập trung đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao năng lực quản lý nhà nước; Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh cá nhân nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên; Sân bay Nội Bài chính thức thu phí không dừng tất cả các làn ôtô ra, vào; 2 người chết, nhiều người ngạt khói nhập viện trong vụ cháy nhà trọ ở TP.HCM…
(CLO) Ngay sau khi báo Nhà báo và Công luận đăng tải bài viết “Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Bãi vật liệu xây dựng trái phép bên quốc lộ gây mất an toàn giao thông”, UBND huyện Cẩm Xuyên đã tiến hành kiểm tra, làm rõ và yêu cầu ông Hà Văn Bổng dời dọn toàn bộ vật liệu ra khỏi hành lang bảo vệ ATGT trước ngày 30/12/2024.
(CLO) Tiên phong, tích cực hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, phát huy lợi thế của mình, thời gian qua Tổng Công ty May 10 luôn chủ động tìm kiếm các giải pháp, đưa ra thị trường các sản phẩm hợp thị hiếu trong nước, đồng thời truyền tải được xu thế thời trang thế giới dành cho người Việt.
(CLO) Để tránh mua hàng giả, hàng kém chất lượng, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hoà khuyến nghị người dùng cần lựa chọn những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem chống hàng giả và mã QR trên mỗi sản phẩm.
(CLO) Canxi Hữu cơ DDA từ vỏ trứng gà là một minh chứng sống động cho sự sáng tạo và trí tuệ của người Việt, đồng thời khẳng định vị thế hàng Việt trên thị trường quốc tế.
(CLO) TNHH FUWA BIOTECH tiên phong trong việc tận dụng nguồn vỏ dứa khổng lồ để lên men, tạo ra sản phẩm tẩy rửa sinh học, giúp làm sạch mà không gây hại cho da.
(CLO) Nhằm triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Sở Công Thương tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, vận động người tiêu dùng trong nhận thức về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tinh thần “Tự hào hàng Việt Nam”.
(CLO) Những ngày cuối năm, nhiều địa phương đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân mà còn kết nối thúc đẩy mạng lưới phân phối tại thị trường nội địa.
(CLO) Triển khai Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021–2025, Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
(CLO) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kêu gọi mỗi người Việt Nam hãy trở thành những “đại sứ hàng Việt”, ưu tiên sử dụng và quảng bá sản phẩm Việt Nam.
(CLO) Nằm trong chuỗi hoạt động Festival Nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên 2024, Sở Công Thương Thái Nguyên đã phối hợp với Tiktok Việt Nam tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử.