(CLO) NSND, đạo diễn, hoạ sĩ Ngô Mạnh Lân qua đời chiều 15/9, hưởng thọ 88 tuổi. Ông là một trong những người đặt nền móng cho nền hoạt hình Việt Nam, cha đẻ của nhiều tác phẩm hoạt hình nổi tiếng của Việt Nam như “Trê Cóc”, “Chuyện ông Gióng”.
Nghệ sĩ nhân dân Ngô Mạnh Lân sinh năm 1934 tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp khóa Kháng chiến (1950-1954), Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), họa sĩ Ngô Mạnh Lân phục vụ trong quân đội, tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ và có nhiều ký họa kháng chiến.
NSND, đạo diễn, họa sĩ Ngô Mạnh Lân.
Năm 1956, ông được cử đi học tại Khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Điện ảnh Mátxcơva (Nga). Ra trường năm 1962, ông về công tác tại Xưởng Phim hoạt họa búp bê Việt Nam (nay là Hãng Phim hoạt hình Việt Nam), là họa sĩ, sau đó là đạo diễn. Ông từng giữ cương vị Giám đốc Hãng Phim hoạt hình Việt Nam.
Năm 1963, ông cho ra mắt bộ phim hoạt hình đầu tiên mang tên “Một ước mơ”. NSND Ngô Mạnh Lân là một trong những người đặt nền móng cho thể loại phim hoạt hình Việt Nam và là cây đại thụ của thể loại điện ảnh này. Ông ghi dấu ấn với các bộ phim hoạt hình: "Dế mèn phiêu lưu ký", "Chuyện ông Gióng", "Trê cóc", "Con sáo biết nói", "Những chiếc áo ấm", "Thạch Sanh", "Phép lạ hồi sinh", "Mèo con"...
NSND, đạo diễn, họa sĩ Ngô Mạnh Lân đã giành nhiều giải thưởng cao quý của điện ảnh như 3 giải Bông sen vàng, 4 giải Bông sen bạc, nhiều bằng khen của Ban giám khảo tại các kỳ Liên hoan phim Việt Nam. Ông còn giành một số giải thưởng quốc tế như Bồ nông Bạc tại Liên hoan phim Hoạt hình quốc tế ở Mamaia (Romania) năm 1966 cho phim “Mèo Con”, giải Bồ câu Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Leipzig, Cộng hòa Dân chủ Đức (1970) cho phim “Chuyện ông Gióng”.
NSND Ngô Mạnh Lân là một trong số ít nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam có mặt trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô. Năm 2008, ông là một trong 11 nghệ sĩ điện ảnh được tôn vinh trong lễ kỷ niệm 55 năm thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.
"Chuyện ông Gióng" - một trong số tác phẩm nổi bật của NSND Ngô Mạnh Lân.
Ngoài công việc đạo diễn, ông còn là một họa sĩ, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Ông đã vẽ nhiều ký hoạ, tranh sơn dầu, hoạt hình, tranh cổ động, bìa tem, bìa sách, truyện tranh. Ông đã nhận được 6 giải thưởng về mỹ thuật: 1 giải A triển lãm đồ họa - Hội nghệ sĩ tạo hình, 1 giải quốc gia về minh họa sách thiếu nhi - Bộ GDĐT và UNICEF; 2 giải Nhất và 2 giải Nhì về triển lãm áp phích do Bộ VHTT tổ chức.
Ông được nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1997, nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2007.
Nhận xét về hội họa Ngô Mạnh Lân, danh họa Trần Văn Cẩn đánh giá, nghệ thuật của Ngô Mạnh Lân là một nghệ thuật trong sáng, khoáng hoạt mà chừng mực, biểu lộ một cái nhìn lạc quan, dí dỏm, thoáng trào lộng nhưng không lộ liễu với một bảng màu phong phú và giàu sắc nhị cùng với tạo hình một cách thông tuệ, vững vàng.
Gia đình họa sĩ Ngô Mạnh Lân là gia đình có truyền thống nghệ thuật. Vợ ông là NSND Ngọc Lan, gương mặt gạo cội của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Con gái NSND Ngô Mạnh Lân là TS nghệ thuật học, nhà lý luận phê bình Ngô Phương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh. Cháu ngoại ông là đạo diễn trẻ Đinh Tuấn Vũ, người có nhiều tác phẩm ấn tượng và từng giành giải thưởng quốc tế như các phim: "Cuộc đời của Yến", "Và anh sẽ trở lại", "Truyền thuyết về Quán Tiên"...
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.