CLO - Tham dự triển lãm nghệ thuật Saigon Artbook 2015 tại TP.HCM, nữ họa sĩ trẻ Trần Ngọc Việt Tú (Turine Trần) đã cho hàng ngàn người tham dự thấy ở cô có rất nhiều tình yêu, dự dấn thân, đắm chìm với nghệ thuật, với tranh ảnh, với sự sáng tạo. Trò chuyện với người viết, Turine Trần khẳng định rằng: Tôi yêu nghệ thuật vì nó không xa xôi, nó rất gần với đời sống thường nhật.
[caption id="attachment_29608" align="alignnone" width="693"]
Turine Trần tại triển lãm nghệ thuật Saigon Artbook 2015[/caption]
PV: Tú có thường về Việt Nam không?
Turine Trần: Tú sinh ra ở TP.HCM, nên cũng thường xuyên về.
Lần này về là do nhận được lời mời từ các bạn bên Saigon Artbook và UFO (Ultimate Futuristic Organization) để tham gia triển lãm nghệ thuật Saigon Artbook.
Khi các bạn ngỏ lời, Tú mừng lắm và tham gia liền.
PV: Tú chọn, theo học và phát triển sự nghiệp với tranh kỹ thuật số như thế nào?
Turine Trần: Vẽ kỹ thuật số thường bị đánh giá là thiếu kỹ năng vì dựa trên các hiệu ứng và máy móc. Nhưng thực sự, sự sáng tạo ở đây là không có điểm dừng. Trong tranh kỹ thuật số, có sự mơ mộng, sự huyền ảo, sự hoài cổ… Ở đó, một bông hoa dại cũng thành kỳ diệu…
[caption id="attachment_29611" align="alignright" width="270"]
Vẻ ngoài cá tính của nữ họa sĩ trẻ[/caption]
Hồi bé, Tú yêu những sắc màu, hình hình ảnh trẻ thơ, thiên nhiên… trong tuổi thơ mình ở Sài Gòn, dù khá ngắn ngủi. Rồi chọn hội họa.
Từ năm 2001, Tú theo đuổi con đường nghệ thuật từ Sài Gòn, sau đó qua Singapore, Paris, rồi lấy được bằng Thạc sĩ Hội hoạ của trường Đại học NghệThuật Edinburgh.
Về sau, Tú tham gia các truyển lãm tại Anh, Singapore, hợp tác cùng nhiều nhà xuất bản và tạp chí tại Anh, Mỹ, Úc trong lĩnh vực minh họa sách thiếu nhi, tham gia thiết kế sáng tạo cho các dự án phim và hoạt hình.
PV: Ở những nơi Turine sống và làm nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật nói chung, tranh ảnh nói riêng được tổ chức ra sao, người dân ở đó tham gia như thế nào?
Turine Trần: Tổ chức như Việt Nam thôi, nhưng người dân ở các nước có thói quen tới các triển lãm nghệ thuật nhiều hơn, nhất là các bạn trẻ.
Như ở Anh, Singapore, người yêu nghệ thuật tới các triển lãm vừa để thưởng thức, vừa để gặp gỡ nhau, tán gẫu, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống, chứ không hẳn là về tranh.
Các triển lãm rất gần gũi, và tới đó như một thói quen, một sự cần thiết với họ vậy.
PV: Hôm nay, triển lãm nghệ thuật Saigon Artbook 2015 thu hút hàng ngàn bạn trẻ tham gia, Tú thấy thế nào?
Turine Trần: Vui lắm. Ở các bạn ấy đều có sự say mê nghệ thuật, trân trọng nghệ thuật. Mừng nữa là nhà để xe triển lãm không còn chỗ trống, nhiều người tham dự phải gửi xe ở bên ngoài…
PV: Nhưng người tới triển lãm hình như đa phần là người làm nghệ thuật, hoặc có hiểu biết khá sâu về nghệ thuật !?
[caption id="attachment_29609" align="alignright" width="270"]
Turine Trần chụp ảnh cùng nghệ sĩ múa Đỗ Hải Anh[/caption]
Turine Trần: Cũng không hẳn. Do quy mô triển lãm không lớn, nên có thể có nhiều người không biết, nhiều người hiểu, yêu nghệ thuật vẽ kỹ thuật số, tranh cắt dán và múa đương đại (03 loại hình nghệ thuật được giới thiệu tại triển lãm - PV) sẽ quan tâm hơn, và sắp xếp thời gian tới tham dự.
Nhưng như Tú đã nói, có lẽ cũng giống ở nước ngoài, người ta tới các triển lãm không hẳn là vì hiểu biết sâu về nghệ thuật đâu. Đến để thưởng thức, từ từ tìm hiểu, và gặp gỡ nhau nữa…
PV: Vậy phải làm sao để thu hút nhiều người Việt, nhất là người trẻ tới các triển lãm nghệ thuật hơn ?
Turine Trần: Nghệ thuật thì tránh sự cưỡng ép. Nhưng Tú cũng mong các triển lãm sẽ được tổ chức nhiều hơn, đa dạng hơn, quy mô lớn hơn…
Cứ có các triển lãm chất lượng, có thể đầu tiên chưa nhiều người, nhưng dần sẽ nhiều, mọi người đến như một thói quen…
PV: Tú có niềm tin rằng người Việt sẽ quan tâm hơn tới các triển lãm, các loại hình và tác phẩm nghệ thuật?
Turine Trần: Như Tú đã nói, riêng về các triển lãm, nghĩ một cách đơn giản, đó là không gian để mọi người gặp gỡ nhau, rồi từ đó, có thể họ sẽ tìm hiểu thêm, hoặc đơn giản chỉ cần nhìn, cảm, và thấy thích các tác phẩm…
Nghệ thuật làm cho con người yêu đời, yêu sống, yêu cái đẹp, là thành công lớn rồi.
PV: Có vẻ như Tú rất có niềm tin…
Turine Trần: Đúng vậy. Nhìn từ các bạn trẻ Tú gặp gỡ, trò chuyện, Tú tin là càng ngày người Việt sẽ càng yêu nghệ thuật, các triển lãm nghệ thuật sẽ nhiều hơn, đặc sắc hơn… Và việc tham dự một triển lãm nghệ thuật sẽ thành một thói quen, một món ăn tinh thần đối với mọi người. Nó như là một phần của cuộc sống thường nhật vậy.
PV: Vậy nếu một đơn vị lớn tại Việt Nam tổ chức triển lãm nghệ thuật, như Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM với hàng vạn sinh viên, và được mời, Tú có tham gia không?
Turine Trần: Chắc chắn có.
PV: Cảm ơn Việt Tú về cuộc trò chuyện này!
Kiên Giang (ghi)