Nữ nhà báo và kỷ niệm tác nghiệp sự kiện quán Xin Chào

Thứ năm, 19/05/2016 13:48 PM - 0 Trả lời

Một nhà báo pháp luật - điều tra chia sẻ rằng, bài viết không nên dừng lại ở lá đơn kêu oan, ý kiến của luật sư hay nội dung cáo trạng, kết luật bản án... mà nên là sự thổn thức, nhập tâm của người làm báo, vào từng số phận, con chữ, dấu câu trong hồ sơ. Và trong vụ án quán phở - café Xin Chào, các nhà báo đã lật tung hồ sơ, đánh thẳng vào các sai phạm của cơ quan công quyền, khiến dư luận nổi sóng.

(NBCL) Một nhà báo pháp luật - điều tra chia sẻ rằng, bài viết không nên dừng lại ở lá đơn kêu oan, ý kiến của luật sư hay nội dung cáo trạng, kết luật bản án... mà nên là sự thổn thức, nhập tâm của người làm báo, vào từng số phận, con chữ, dấu câu trong hồ sơ. Và trong vụ án quán phở - café Xin Chào, các nhà báo đã lật tung hồ sơ, đánh thẳng vào các sai phạm của cơ quan công quyền, khiến dư luận nổi sóng.

quan
Khi nhà báo nhập tâm vào từng số phận

Vụ việc rất nhỏ nhưng tốn khá nhiều trang báo thời gian qua đó là vụ án quán "Xin Chào". Vụ án đã khép lại, chủ quán Nguyễn Văn Tấn đã được minh oan, phục hồi các quyền lợi hợp pháp. Có điều, sau chuyện này có thể sẽ mở ra hàng loạt thông tin từ những vụ án có dấu hiệu bất thường ở các cơ quan, nhất là cơ quan tố tụng Bình Chánh nơi diễn ra vụ việc. Có thể nhiều phận người khác sẽ thoát vòng lao lý bởi sự cẩu thả, tắc trách của một số cán bộ yếu kém, thiếu trân trọng sinh mạng, thân phận nhân dân.

Trở lại với scandal “Café Xin Chào”, vụ án mà vị Thiếu tướng được lòng dân Phan Anh Minh đánh giá rằng “nhỏ như cái móng tay”. Đúng là xét về bản chất vụ việc thì trường hợp này quá nhỏ, nhưng đã bị một số người nắm quyền lực trong tay “hô biến” thành khổng lồ. Và chính báo chí đã chỉ ra: Sai phạm của chủ quán cà phê đúng là móng tay, còn những thiếu sót, sai phạm của cơ quan công quyền mới thực sự quá lớn, quá khủng khiếp. Cũng nhờ đó mà các lãnh đạo cấp cao từ thành phố đến Trung ương lập tức vào cuộc, xử lý, đã thành một sự kiện báo chí lớn đã lâu rồi mới xuất hiện.

[caption id="attachment_98682" align="alignleft" width="271"]Screen Shot 2016-05-19 at 13.39.27 Nhà báo Hàn Ni - Báo Sài Gòn Giải phóng[/caption]

Người nổ “phát súng” mạnh, đúng và trúng đầu tiên, “linh hồn” của vụ án Café Xin Chào chính là nhà báo Hàn Ni của báo Sài Gòn Giải phóng.

Nhà báo Hàn Ni và báo Sài Gòn Giải phóng có thể không phải là nơi tiếp nhận đơn kêu oan đầu tiên, nắm bắt sự việc sớm nhất. Nhưng khi có thể không ít bài viết đang trong trạng thái “chờ ý kiến phỏng vấn”, hay “chờ duyệt”..., thì bài điều tra: “Bán phở, chậm đăng ký kinh doanh 5 ngày: Bị xử lý hình sự” đã bất ngờ xuất hiện trên báo Sài Gòn Giải phóng ngày 19/4/2016, tới bàn làm việc của nhiều lãnh đạo Trung ương và địa phương, ra ngoài sạp báo, khiến dư luận ngỡ ngàng.

Kể lại chuyện này, nhà báo Hàn Ni cho biết, chỉ là tình cờ có thông tin vụ việc qua một người bạn là bác sỹ ở BV Chợ Rẫy, người chữa bệnh cho mẹ ông Tấn, rằng ông mang hồ sơ, đơn đi gõ cửa khắp nơi nhưng không ai dám tiếp nhận. Băn khoăn, tò mò, Hàn Ni đã nhờ người bạn xin hồ sơ, đầy đủ bút lục.

Và “Khi tôi tiếp nhận được hồ sơ, nghiên cứu và thấy có điều gì đó bất ổn nên quyết định phản ánh... Tôi mất 4 ngày 3 đêm để tìm hiểu về hồ sơ và viết bài báo. Trong đó 3 ngày dành thời gian để đọc từng bút lục trong hồ sơ của tòa. Rồi lại thức cả đêm để hệ thống làm sao ra được bài viết đầy đủ, thuyết phục”, nhà báo Hàn Ni chia sẻ trên báo chí.

Dù hồ sơ vụ án được đem ra“hội chẩn” như một hồ sơ bệnh án, với sự hỗ trợ của một vị phó chánh án, một điều tra viên chuyên về hình sự, nhưng trong quá trình thực hiện loạt bài, nữ nhà báo cũng đã trải qua các cảm giác hồi hộp, lo lắng sự phản pháo của cơ quan công an, viện kiểm sát, chịu nhiều áp lực khi phanh phui một vụ việc động chạm đến nhiều người, quyền lợi của nhiều cá nhân nắm quyền lực trong tay...
Đừng để phóng viên đơn độc
Nhà báo điều tra nổi tiếng Đức Hiển (Tổng TKTS Báo Pháp luật TP.HCM) từng chia sẻ: Làm báo điều tra chính là mảng khắc nghiệt nhất trong đời sống báo chí. Điều tra báo chí là “phát hiện, công bố và chịu trách nhiệm về sự công bố một sự thật mà một người, một thế lực hoặc nhiều thế lực muốn che giấu”. Và ở đó, nghề báo đúng nghĩa là nghề nguy hiểm, vì khi đó, nhà báo đi ngược lại quyền lợi của không chỉ một người... Nhiều khi, họ phải cân đong đo đếm giữa lợi ích và hậu quả của việc công bố sự thật và quá trình tìm ra sự thật...

Còn nhớ, trong cuốn sách “Nhà báo điều tra” của mình, nhà báo Đức Hiển nhận định, thực hiện phóng sự điều tra là khi nhà báo không chỉ vận dụng mọi kỹ năng, kinh nghiệm làm báo, mà còn vận dụng mọi kinh nghiệm sống, kỹ năng làm người. Anh cũng kể chuyện mình từng bị tước thẻ nhà báo nửa năm vì một lần sơ sẩy. Lần đó, đơn giản một cú điện thoại của Tổng biên tập Nam Đồng gọi “Đi uống bia” - hành động đã giúp vực dậy tinh thần của anh hơn bất cứ lời an ủi nào!

Quay lại vụ án quán Café Xin Chào, Báo Sài Gòn Giải phóng đã không để phóng viên của mình đơn độc. Nhà báo Hàn Ni chia sẻ: Ngay từ bài viết đầu tiên, tác giả tập trung vào chứng cứ và quan điểm của mình về mặt pháp lý trong vụ việc, phân tích kỹ lưỡng về cái sai nên lãnh đạo báo Sài Gòn Giải phóng rất đồng tình, ủng hộ.

Những người theo dõi diễn tiến vụ việc cũng khá ngạc nhiên, khi toàn “hệ thống” của Báo Sài Gòn Giải phóng đồng hành cùng các bài viết, từ phóng viên, Biên tập viên tới các lãnh đạo cao nhất của tờ báo cũng thường xuyên cập nhật thông tin vụ việc trên mạng xã hội cá nhân, bày tỏ sự ủng hộ và tin tưởng. Với sự đồng hành của cả tờ báo mình công tác, được dư luận, đồng nghiệp ủng hộ, các cơ quan chức năng liên tiếp vào cuộc đã giúp nữ nhà báo “không còn cô đơn”.

Vụ án khởi tố chủ quán Café Xin Chào đã khép lại, chủ quán thoát tội, được phục hồi các quyền lợi hợp pháp, các cá nhân ký quyết định khởi tố, phê chuẩn truy tố ông Tấn ra tòa đã bị tạm đình chỉ công tác, chờ xử lý theo luật định, ít nhiều mang lại niềm tin cho công luận và người bị oan sai tin vào luật pháp. Và cũng qua vụ án này, người dân sẽ có thêm kiến thức trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, được làm những gì pháp luật không cấm, người nắm giữ quyền lực từ đó mà trở nên biết cân nhắc, thận trọng.

Đối với báo chí, chuyện “cái móng tay” được đẩy lên tới “đỉnh” trên công luận đã thể hiện: Không có tờ báo nhỏ, không có nhà báo nhỏ, chỉ có sự nhạy cảm, quyết tâm, đồng lòng có đủ lớn hay không...❑

An Nhiên

Tin khác

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo
Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

(CLO) Thông qua cuộc thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng, mục tiêu của công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”.

Nghề báo
Người làm báo trẻ kiên định với nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước mọi tình huống

Người làm báo trẻ kiên định với nghề, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước mọi tình huống

(CLO) Theo đồng chí Lê Quốc Minh: "Ngoài tâm huyết, người làm báo còn cần sở hữu nhiều yếu tố đặc biệt khác. Nhà báo cũng như người gác hải đăng mà cụ thể là tinh thần sẵn sàng đối mặt thử thách, khó khăn, kiên định với nghề, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước mọi tình huống".

Nghề báo
Tích cực hưởng ứng tham gia Giải báo chí 'Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc' lần thứ 16

Tích cực hưởng ứng tham gia Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ 16

(CLO) Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có công văn số 7627/MTTW-BTT gửi Hội Nhà báo Việt Nam về phối hợp tuyên truyền, hưởng ứng Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” lần thứ 16, năm 2023-2024.

Nghề báo