Nữ nhà báo và tình người sau con chữ...

Thứ hai, 20/06/2016 14:05 PM - 0 Trả lời

Khi bắt đầu gặp một nhân vật nào đó để phỏng vấn, tôi thường tìm đọc rất nhiều tài liệu về họ, chuẩn bị rất nhiều những câu hỏi chỉn chu, cẩn trọng. Với nữ nhà báo, thượng tá Đặng Huyền–Phó Trưởng Ban An ninh Thế giới- báo Công an nhân dân, tôi không làm như vậy...

(NBCL) Khi bắt đầu gặp một nhân vật nào đó để phỏng vấn, tôi thường tìm đọc rất nhiều tài liệu về họ, chuẩn bị rất nhiều những câu hỏi chỉn chu, cẩn trọng. Với nữ nhà báo, thượng tá Đặng Huyền–Phó Trưởng Ban An ninh Thế giới- báo Công an nhân dân, tôi không làm như vậy. Tôi muốn giữ cho mình cảm xúc khách quan nhất về nữ nhà báo đã dành phần lớn sự nghiệp làm nghề để viết về những người tử tù – những người đã gây ra tội ác không thể tha thứ.

chiHuyen2

Chúng tôi gặp nhau lần đầu mà cứ ngỡ đã quen từ lâu. Chị trải lòng một cách rất giản dị, khiêm tốn nhưng chân tình, cởi mở. Tôi không cần hỏi gì, chỉ ngồi lắng nghe và cảm nhận. người phụ nữ có vẻ đẹp mặn mà, nhân hậu và một đôi mắt cuốn hút khiến tôi như bị lạc vào những câu chuyện của chị. Tôi bắt đầu hiểu vì sao, người phụ nữ ấy lại lựa chọn một đề tài gai góc và không dễ dàng thực hiện để “thai nghén” những đứa con tinh thần. Một phần là bởi nhiệm vụ, một phần là bởi đam mê và phần nữa là bởi cơ duyên và những may mắn mà chị có được trong nghề. Tốt nghiệp Sư phạm nhưng lại không theo nghề giáo, chị bắt đầu sự nghiệp từ những bài viết cộng tác “tay ngang”, rồi được nhận vào làm tại báo An ninh Hải Phòng.

Một thời gian sau, do hoàn cảnh gia đình, chị chuyển lên Hà Nội và làm tại báo Công an nhân dân. Người phụ nữ Đất Cảng đã đến với nghề khi chưa một ngày học làm báo, nhưng lại có năng khiếu đặc biệt qua những tác phẩm và qua những năm tháng cần mẫn làm việc, không ngừng học hỏi và cầu tiến. Chị cứ nhắc đi nhắc lại những ân tình mà chị được nhận từ những người thủ trưởng, những đồng nghiệp đã giúp đỡ chị trong những năm qua. Từ Trung tướng Hữu Ước, nhà văn Nguyễn Như Phong... đến những đồng nghiệp trẻ đã sát cánh bên chị. Công việc không quá áp lực về thời gian nhưng lại áp lực trong những nhiệm vụ “đột xuất” hoặc mang tính chất đặc biệt đã tôi luyện lên một cây bút sắc sảo và tinh tế. Chị bảo: Những ngày tháng được rèn luyện bởi nhiều người thầy khó tính đã giúp chị có được những bài viết chất lượng và giá trị.

Còn khi nhắc đến nhân vật trong những bài viết của mình, chị chỉ đau đáu và trăn trở: “Tôi đã từng gặp rất nhiều các tử tù khi họ sống những ngày cuối cùng trong lúc chờ đợi thi hành án và chứng kiến những giọt nước mắt sám hối muộn màng của họ. Họ kể cho tôi nghe những câu chuyện của đời họ và tất thảy họ đều ân hận về những gì họ đã phạm phải. Tôi nghĩ rằng, ngay cả với những tội phạm khét tiếng nhất, tàn bạo nhất thì ban sơ, họ cũng được sinh ra với trái tim người.

Là một nhà báo chuyên viết về thế giới tội phạm, tôi không quan tâm nhiều đến chuyện tội phạm đã diễn ra như thế nào mà tâm nguyện của tôi là muốn viết về những gì xảy ra sau vụ án. Khi phiên toà khép lại, bản án được tuyên, cuộc sống của những kẻ phạm tội cũng như thân nhân của họ sẽ như thế nào. Tôi muốn chuyển tới bạn đọc những lời sám hối tuy muộn màng của kẻ phạm tội và coi đó như một lời cảnh báo để mong sao sẽ bớt đi những câu chuyện đau lòng như thế ”

Chị không nói nhiều về mình, điều chị chia sẻ với tôi nhiều nhất là những nhân vật trong cuốn sách mới xuất bản vào dịp đầu năm “Những cuộc trò chuyện trong khu giam tử hình”. Tội ác là không thể dung thứ. Chị đã dự không biết bao phiên tòa, cả sơ thẩm và phúc thẩm, chứng kiến không biết bao nhiêu nỗi đau của người bị hại, thân nhân kẻ thủ ác... Trước khi thực hiện các buổi phỏng vấn, chị đã đọc rất kĩ hồ sơ phạm tội, hầu hết đều là những người đã từng “chạm mặt” nhiều lần trong tòa án. Và giờ chị ngồi trong khu biệt giam, đối diện với những kẻ từng giết người, đang chờ ngày tử hình mà không ít những mâu thuẫn.

Đúng như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận xét về cuốn sách: “Trong mỗi trang viết của Đặng Huyền, tôi nhận thấy sự giày vò của chị. Sự giày vò giữa sự nổi giận với cái ác và lòng xót thương với chính số phận của những người mắc tội”. Hơn 260 trang sách, hàng loạt tử tù bởi các tội giết người, cướp tài sản, các ông trùm, bà trùm ma túy, người phụ nữ giết con... đều được chị “giải mã” không chỉ bằng những hồ sơ tội phạm mà còn bằng con mắt nhân văn, chia sẻ, nhạy cảm của một nữ nhà báo.

[caption id="attachment_104087" align="aligncenter" width="800"]Nhà báo Đặng Huyền đang hỏi chuyện tử tù. Nhà báo Đặng Huyền đang hỏi chuyện tử tù.[/caption]

Một kẻ tội phạm đứng trước chị không chỉ duy nhất là hình ảnh của cái ác mà đâu đó vẫn có những phút giây yếu mềm, những ngờ nghệch đáng tiếc, những giọt nước mắt muộn màng của một con người. “Hé mở tính người trong một kẻ phạm tội kể cả tội giết người là sự công bằng, là lòng bao dung và đầy nghĩa nhân sinh. Cách viết ấy và lương tâm của người viết ấy đã gửi đến xã hội một bức thông điệp của tình thương yêu và trách nhiệm đối với con người” – đó là nhận xét của nhà văn Nguyễn Quang Thiều về tác phẩm của chị.

Tôi thì nghĩ đơn giản hơn, người phụ nữ mang một trái tim nhân hậu ấy cũng căm phẫn tột độ trước những kẻ giết người nhưng chị cũng tìm cho họ những lí do để thanh thản ra đi, cho họ một cơ hội để trăn trối và quan trọng hơn là chị mong muốn những người ở lại, những người mẹ , người cha, người vợ, những đứa trẻ... vô tình bị cuốn vào nỗi đớn đau ấy, được sống tiếp một cuộc đời nh nhõm hơn, an ủi hơn trước tội lỗi không thể tha thứ của con họ, chồng họ, cha họ... Những mạng sống bị tước đoạt, những sự trả giá đích đáng rồi cũng phải qua đi trong vòng đời, nhưng những con người còn lại trong cõi nhân gian ấy sẽ vẫn tiếp tục phải bước đi...

Trước khi đặt bút viết, tôi đã đọc một mạch hết cuốn sách chị tặng, thu hút đến độ tôi còn thấy cả những câu chuyện trong khu biệt giam ấy ở trong giấc mơ đêm hôm đó. Đúng là cuốn sách ám ảnh, tôi thấy thấp thoáng hình ảnh những người tử tù với nước mắt lưng tròng, những song sắt lạnh lùng, khu biệt giam u buồn... Cách viết của Đặng Huyền cứ nhẹ nhàng, giản dị như chính con người chị nhưng lại có thật nhiều những chi tiết đắt, tinh tế về nhân vật mà không dễ gì khai thác được. Phải là người đủ tin cậy để giãi bày, kẻ tử tù mới “mềm lòng” chia sẻ. Hầu hết các nhân vật trong cuốn sách đều là những tội phạm đã tuyên án.

Trong cuộc đối thoại với họ, Đặng Huyền dường như làm “tròn vai” của một người chiến sĩ công an, một nhà báo; khi thì quyết liệt nhìn thẳng vào tội ác, khi thì thủ thỉ sẻ chia để tìm đến ngọn nguồn của lỗi lầm... Tìm ra những con đường dẫn đến tội ác, không phải để tha thứ mà để tìm ra được những bài học đắt giá làm người. mỗi con người, lằn ranh giữa cái thiện và cái ác đôi khi mong manh, mà mỗi người đều phải đi “nhón chân” (Chữ của nhà văn Nguyễn Quang Thiều). Chị đã cố gắng tìm hiểu, tìm ra góc khuất con người mỗi tử tù bằng cái nhìn nhân văn nhất. Cách viết của chị, nh nhàng, dung dị, không làm tổn thương đến người tử tù, không làm đau những người bị hại, cũng không khiến cho những thân nhân của họ cảm thấy chạnh lòng. Viết được như thế, thật không dễ.

Khi chào tạm biệt chị, Đặng Huyền “mặc cả” với tôi: Viết về chị giản dị thôi nhé. Chị cũng chỉ như bao người làm báo, trân trọng độc giả của mình, trân trọng những con chữ mình viết... Cũng chỉ như là những giọt nước nhỏ trong đại dương thôi. Cứ bình dị, khiêm nhường để sống với đam mê, sống với nghề là hạnh phúc rồi...❑

Hà Vân

Tin khác

Nhà báo Phạm Khắc Phục: Tác nghiệp một sự kiện lớn sẽ tôi luyện thêm những kỹ năng mới

Nhà báo Phạm Khắc Phục: Tác nghiệp một sự kiện lớn sẽ tôi luyện thêm những kỹ năng mới

(CLO) Mặc dù đã được đến với Tây Bắc, tỉnh Điện Biên nhiều lần nhưng chuyến tác nghiệp dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ này để lại cho nhiều nhà báo, phóng viên những cảm xúc đáng nhớ, trong đó có nhà báo Phạm Khắc Phục - Truyền hình Quốc Hội Việt Nam.

Nghề báo
Hơn 120 tác phẩm dự Giải báo chí tỉnh Kiên Giang năm 2024

Hơn 120 tác phẩm dự Giải báo chí tỉnh Kiên Giang năm 2024

(CLO) Theo Ban tổ chức, tính thời điểm này Giải Báo chí tỉnh Kiên Giang đã tiếp nhận trên 120 tác phẩm báo chí của hơn 200 tác giả dự Giải báo chí cấp tỉnh với 4 loại hình báo chí và ảnh báo chí.

Nghề báo
Bộ TT&TT ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

Bộ TT&TT ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

(CLO) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa ban hành Quyết định về Bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Khuyến nghị áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đánh giá, lựa chọn và sử dụng thiết bị camera.

Nghề báo
Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí với chiến dịch thông tin quy mô, toàn diện về 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - mốc son lịch sử rực sáng nhất trong thế kỷ XX, các cơ quan báo chí đã thực hiện những chiến dịch thông tin đặc biệt, quy mô, toàn diện, phong phú về nội dung, đặc sắc về hình thức được phủ sóng trên tất cả các nền tảng để làm sống lại những ngày tháng hào hùng không thể quên của dân tộc.

Nghề báo
Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Triển khai công tác tổ chức Giải báo chí vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(CLO) Chiều 6/5 tại Hà Nội, Ban tổ chức Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ hai đã họp triển khai công tác tổ chức Giải. Tham dự và đồng chủ trì buổi họp có Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ…

Nghề báo