(NB&CL)“Sống trên đất Thủ đô mà mỗi lần dùng nước phải dùng gáo bé tí, múc từng chút một, khổ hơn thời bao cấp” - chia sẻ đầy chua chát của bà Phạm Viết Xuân Phương về thảm cảnh mà những người dân tại khu đô thị Thanh Hà.
“Sống trên đất Thủ đô mà mỗi lần dùng nước phải dùng gáo bé tí, múc từng chút một, khổ hơn thời bao cấp” - chia sẻ đầy chua chát của bà Phạm Viết Xuân Phương về thảm cảnh mà những người dân tại khu đô thị Thanh Hà như bà phải gánh chịu, suốt cả thời gian dài vừa qua có lẽ cũng là điều rất đáng để những người có trách nhiệm phải suy ngẫm, phải quyết liệt hơn nữa trong việc tìm lời giải cho câu hỏi: Nước sạch ở đâu?.
“Khủng hoảng nước” - đó là cụm từ hoàn toàn chính xác để nói về thực trạng đang diễn ra tại khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) suốt nhiều ngày qua. “Không có nước sạch nên bát đũa, vật dụng nấu ăn, quần áo thay ra chất đống mà không thể rửa. Nước bây giờ khan hiếm, nhiều hộ thậm chí đi vệ sinh cũng không có nước để dội. Tình trạng này đã diễn ra 3 ngày nay khi bể chứa của 3 tòa chung cư HH03A - HH03B - HH03C không còn nước sạch cho người dân sử dụng”, đó là chia sẻ đầy bức xúc một người dân nơi đây trong ngày thứ 3 khu đô thị của họ trong cảnh mất nước.
Còn hơn mười ngày sau đó, ngày 25/10, theo các hộ dân tại đây, sau khi cư dân phản ánh về tình trạng chất lượng nước không đảm bảo an toàn và thiếu nước sinh hoạt thì đến nay, nước đã được cấp lại. Tuy nhiên, lượng nước đổ về nhỏ giọt, chỉ được từ 1-2 tiếng đồng hồ là tiếp tục bị cắt. Thêm vào đó, việc cấp nước lại “vô cùng tréo ngoe” khi thường diễn ra theo các khung giờ oái oăm như cấp lúc 9h sáng, lúc 1-2h đêm, khiến phần đa người dân đều không thể chờ đợi hứng nước. Trong khi đó, nguồn nước được cấp lại cũng không đảm bảo chất lượng.
Vì thế, “có nước cũng như không” là miêu tả không thể khác hơn về thảm cảnh mà những người dân khu đô thị Thanh Hà phải hứng chịu. Trước đó, “cuộc khủng hoảng nước” bắt đầu từ khoảng 19h30 ngày 14/10 khi cư dân thuộc tòa chung cư HH03A-B1.3, khu đô thị Thanh Hà phản ánh họ bất ngờ mất nước sinh hoạt. Nghĩa là “cuộc khủng hoảng nước 2023” kéo dài tới thời điểm này đã qua ngày thứ 10, tuy nhiên, tới nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Điều đáng nói là, trước đó, nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại khu đô thị Thanh Hà, ngày 18/10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có chỉ đạo, yêu cầu các đơn vị bằng mọi biện pháp nhanh nhất cấp nước trở lại, ổn định lâu dài cho người dân khu đô thị Thanh Hà, nhưng đến nay việc khắc phục diễn ra rất chậm chạp. Cũng chính sự chậm chạp này đã dẫn tới sự bức bối, ngột ngạt, bào mòn sự chịu đựng của người dân.
Nhiều người dân tại Khu đô thị Thanh Hà khi được hỏi cho biết điều mong muốn nhất lúc này với họ là… bán được nhà, rẻ cũng bán, miễn là thoát ra khỏi được nơi mà với họ chẳng khác nào nơi đày ải, vừa khốn khổ vừa không đảm bảo chất lượng an toàn cuộc sống.
Điều đáng quan ngại hơn nữa là “cuộc khủng hoảng nước” thực tế không phải bây giờ mới diễn ra tại khu đô thị này. Trong lá thư kêu cứu khẩn cấp của hàng nghìn người dân Khu đô thị Thanh Hà gửi tới nhiều cơ quan ban ngành mới đây, nguồn nước mà họ được cung cấp không chỉ không ổn định mà còn không đảm bảo chất lượng, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng của hàng nghìn người dân.
Trong quá trình sử dụng nước do Công ty Thanh Hà và Công ty Nam Hà Nội cung cấp, kể từ năm 2017 đến nay người dân luôn nhận thấy nguồn nước mà mình được cung cấp có những biểu hiện bất thường như nước đục, mùi hôi tanh, mùi clo nồng nặc, nghiêm trọng hơn, khi sử dụng gây ra sự ngứa ngáy khó chịu, bị tróc da như tiếp xúc với hóa chất.
Trong suốt gần 6 năm qua, cư dân tại Khu đô thị Thanh Hà đã phản ánh và đối thoại nhiều lần với các công ty nước nêu trên nhưng không nhận được sự thay đổi tích cực về chất lượng nước cung cấp.
Đỉnh điểm là ngày 5/10/2023, hàng loạt cư dân xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe như: nổi mẩn ngứa, phồng rộp da, cay mắt, cay mũi, chảy nước mắt nước mũi, rụng tóc, tức ngực, khó thở, viêm nhiễm phụ khoa, đau mắt, chóng mặt, buồn nôn,…khi sử dụng nguồn nước do các công ty trên cung cấp. Đối với vật nuôi, hàng loạt cá, rùa và các sinh vật sống trong nước bị chết…
Rõ ràng, nước không chỉ là câu chuyện của sinh hoạt thường nhật, nó còn là vấn đề an sinh xã hội, là sức khỏe của người dân. Và khi đã liên quan tới an sinh của người dân, thì mọi yếu tố liên quan cần phải được xử lý minh bạch rõ ràng.
Trong câu chuyện ở Khu đô thị Thanh Hà, như nhìn nhận Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường, đó không chỉ là trách nhiệm của bên cung cấp nước và bên sử dụng nước mà còn có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo sức khỏe, đời sống của nhân dân. Trong trường hợp có kết luận của cơ quan chức năng cho thấy nguồn nước không đảm bảo vệ sinh an toàn, có nhiễm khuẩn, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định, đơn vị cung cấp nước sạch này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nếu gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra đối với các hộ dân. Chính quyền địa phương cũng cần có trách nhiệm trong việc lựa chọn đơn vị cung cấp nước sạch. Trong trường hợp doanh nghiệp này không đảm bảo điều kiện, năng lực để cung cấp nước cho các hộ dân, có thể lựa chọn đơn vị thay thế. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ việc này.
Không chỉ tại riêng Khu đô thị Thanh Hà, theo thống kê hồi tháng 5/2023 của Sở Xây dựng Hà Nội, hàng chục xã ở Hà Nội vẫn đang trong tình trạng thiếu nước sạch, hiện mới có khoảng 85% người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch. Và chắc chắn, hiện tượng thiếu hụt nước sạch đã, đang không chỉ diễn ra trên đất Thủ đô. Việt Nam cũng đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025 là 95-100% người dân thành thị và 93-95% người dân ở nông thôn có nước sạch để dùng. Tuy nhiên, các con số thống kê đang cho thấy còn khoảng cách giữa mục tiêu và thực tế.
Và để mọi người dân có cơ hội tiếp cận nước sạch, sẽ còn quá nhiều việc cần phải làm trong đó, không thiếu một trong những đầu việc quan trọng là đẩy nhanh tiến độ các dự án nước sạch.
Cách đây 6 năm, một thống kê cho thấy, nhu cầu sử dụng nước sạch của Việt Nam đến năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 10 triệu m3/ngày. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần tới 10,2 tỷ USD đầu tư cho các công trình cấp thoát nước mới, cải tạo và xử lý nước.
Để thu hút được hơn 10 tỷ USD, huy động nguồn lực tư nhân vào các dự án nước sạch được coi là lời giải cho bài toán đầu tư cho các dự án này khi nguồn vốn ODA bị cắt giảm. Nhưng điều quan trọng là phải có những cơ chế ưu đãi cụ thể, hấp dẫn - nhất là vấn đề vốn, để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân tham gia…
Nhưng cho tới nay, tư nhân dường như vẫn đang quá e ngại khi đầu tư vào lĩnh vực này. Lý giải điều này, theo các chuyên gia là bởi Việt Nam đang thiếu khung pháp lý cho thị trường nước sạch, tạo ra nhiều mâu thuẫn, nghịch lý.
Đơn cử như nhiều đại biểu Quốc hội hồi năm 2019 từng đề xuất đây phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đề xuất này tiếp tục được các Hiệp hội liên quan nhắc lại vào năm 2020, tuy nhiên, đến nay vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Hiện chỉ có Nghị định 117 điều chỉnh trực tiếp vấn đề quản lý, cung cấp, khai thác nguồn nước.
Rõ ràng khi đường chạy pháp lý chưa thuận tiện, thì các tay đua nước sạch còn gian nan. Nói như các chuyên gia Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), đã đến lúc cần có đánh giá toàn diện và thiết kế một hệ thống chính sách tổng thể để hoàn chỉnh thị trường kinh doanh nước sạch. Làm được như vậy, câu hỏi “nước sạch ở đâu?” mới thôi cất lên nhức nhối.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Giới chức Hồng Kông (Trung Quốc) mới đây cho biết, một tổ chức ở đặc khu này đã điều hành đường dây mại dâm thông qua các nền tảng mạng xã hội, quảng bá các diễn viên phim người lớn Nhật Bản để thu hút khách hàng.
(CLO) Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã chỉ trích Mỹ vì làm gia tăng căng thẳng, cho rằng Bán đảo Triều Tiên đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân cao chưa từng có khi đến thăm triển lãm quốc phòng Triều Tiên.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.