(CLO) Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4,168 tỷ đồng lên 24,717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu, mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6,885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023.
Sáng ngày 15/4/2024 tại Tp. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2024 cùng một số nội dung quan trọng khác.
Năm 2023, tăng cường hỗ trợ khách hàng với nhiều gói tín dụng ưu đãi
Phát biểu khai mạc đại hội, ông Trịnh Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT OCB cho biết, năm 2023, đối mặt với những cơn gió ngược từ thế giới như: căng thẳng địa chính trị leo thang, chính sách thắt chặt tiền tệ của nhiều NHTW lớn nhằm kiểm soát lạm phát, tổng cầu thế giới giảm… kết hợp những khó khăn nội tại, tiêu dùng và bán lẻ tăng trưởng không như kỳ vọng, xuất nhập khẩu suy yếu, thị trường bất động sản tiếp tục trầm lắng… từ đó, lĩnh vực ngân hàng cũng bị ảnh hưởng sâu rộng khi lượng hấp thụ vốn toàn nền kinh tế suy yếu, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng so với cùng kỳ.
Dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng nhờ có chiến lược linh hoạt trong bối cảnh cầu tín dụng thấp, thay đổi/ điều chỉnh sản phẩm phù hợp với thị trường, hài hòa giữa lợi ích khách hàng và ngân hàng, OCB đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tín dụng ấn tượng trong năm 2023, đạt 148,005 tỷ tăng 20,53% so với năm 2022. Tập trung vào các ngành nghề ưu tiên, đầu tư công, giảm tỷ trọng ngành nghề có rủi ro cao đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, với mục tiêu đa dạng hóa, tối ưu hiệu quả danh mục. Đẩy mạnh hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh, vay tiêu dùng có TSĐB, thẻ tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
Tích cực đồng hành cùng khách hàng, bên cạnh các biên pháp cơ cấu nợ, OCB triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp chỉ từ 5,2% năm, được khách hàng đón nhận tích cực, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn mức trung bình ngành.
Huy động thị trường 1 trong 2023 tăng 22% so với cùng kỳ, đạt 168.000 tỷ đồng, trong đó tăng chủ yếu từ tiền gửi khách hàng, nguồn vốn tài trợ và ủy thác đầu tư từ các định chế tài chính. Điều này cho thấy sự tín nhiệm của khách hàng đối với OCB ngày càng được gia tăng. Quan hệ hợp tác với các định chế tài chính quốc tế như IFC, DEG… được tăng cường, qua đó giúp ngân hàng củng cố nguồn vốn trung dài hạn.
Với các chỉ tiêu kinh doanh 2023 của OCB, lợi nhuận trước thuế đạt 4,139 tỷ đồng giảm 6% so với năm 2022, đến từ việc ngân hàng chủ động trích lập thêm chi phí dự phòng để tăng cường bộ đệm quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.
Năm 2023 đánh dấu bước tiến quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro của OCB, khi công bố hoàn thành triển khai và áp dụng nền tảng tính vốn điện toán đám mây theo Basel II nâng cao, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành tất cả các yêu cầu tiên tiến của Basel trong chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế. Thể hiện cam kết mạnh mẽ của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động, tuân thủ theo quy định, nâng cao năng lực quản lý vốn, tăng cường khả năng chống chịu rủi ro, cân bằng giữa việc theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động.
Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2024 tăng 66%
Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tiếp tục tập trung vào hoạt động bán lẻ và phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Từng bước tái cơ cấu lại danh mục kinh doanh theo hướng đa dạng nguồn thu, nâng cao chất lượng tài sản, nhằm đưa lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với năm 2023. Tổng tài sản đến cuối năm tăng 19% lên 286.562 tỷ đồng. Tổng huy động thị trường 1 tăng 17% lên 197.346 tỷ. Dư nợ thị trường 1 dự kiến tăng khoảng 20% lên 177.592 tỷ và sẽ được điều chỉnh theo hạn mức tăng trưởng tín dụng do NHNN phê duyệt. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Năm 2024, OCB sẽ triển khai các chương trình chiến lược cải thiện năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, định vị OCB là “Ngân hàng xanh tiên phong tại Việt Nam”. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số với việc ra mắt thành công ngân hàng số OCB OMNI phiên bản 4.0, thúc đẩy Open Banking và mở rộng ứng dụng công nghệ vào các hoạt động của ngân hàng. Mở rộng quy mô mạng lưới trên toàn quốc với việc khai trương thêm 5 CN, 12 PGD.
Tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu
Với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, năm 2024 OCB tiếp tục đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.618 tỷ đồng chủ yếu thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Số tiền thu được từ tăng vốn, ngân hàng sẽ dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư, cho vay và mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất.
Dự kiến sau khi tăng vốn, Aozora bank, Ltd. vẫn là cổ đông lớn của OCB với tỷ lệ sở hữu 15%.
Thực tế cho thấy, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng, từ đó mở rộng quy mô, năng lực cạnh tranh và đáp ứng kế hoạch phát triển mạng lưới giao dịch. Tiếp tục đầu tư cho các hệ thống công nghệ, tăng trải nghiệm dịch vụ khách hàng và đẩy mạnh hoạt động tín dụng, kinh doanh hiệu quả hơn nữa.
Tại hội nghị, nhiều phương án, tờ trình quan trọng khác cũng được OCB trình tới đại hội.
Lãnh đạo OCB trả lời trong phiên thảo luận
Ông Yoshizawa Toshiki, Thành viên HĐQT OCB trả lời cổ đông về nội dung liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng Aozora và OCB
Kết thúc đại hội, cổ đông OCB đã biểu quyết thông qua các nội dung và tờ trình với tỷ lệ nhất trí cao.
Trong phần thảo luận, lãnh đạo OCB đã trả lời một số thắc mắc của cổ đông liên quan tới kế hoạch hoạt động trong năm 2024 sắp tới.
Cổ đông đã đặt câu hỏi về nguyên nhân khiến lợi nhuận sau kiểm toán sụt giảm 1.000 tỷ đồng. Về vấn đề này, lãnh đạo OCB cho biết kết quả có thay đổi do ngân hàng đã chủ động trích lập thêm chi phí dự phòng để tăng cường bộ đệm quỹ dự phòng rủi ro tín dụng và điều chỉnh một số khoản mục thu nhập đã thực thu từ khách hàng trong năm 2023 sẽ được hạch toán trong năm 2024.
Đối với thắc mắc của cổ đông về khoản vay của FLC và Đại Nam, ông Nguyễn Đình Tùng, TGĐ của OCB cho biết các khoản nợ liên quan đến hai khách hàng này đã được giải trình với cổ đông rất kỹ trong ĐHĐCĐ 2023 và OCB đã thu hồi đầy đủ. Hoạt động cho vay của OCB rất chặt chẽ, rõ ràng và minh bạch. Riêng đối với FLC, việc sai phạm chỉ mang phương diện cá nhân.
Một cổ đông thắc mắc về lợi ích của OCB trong việc ký hợp tác với IFC cho việc triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng xanh. Ban lãnh đạo OCB cho biết IFC sẽ hỗ trợ OCB thực hiện hành trình chuyển đổi ngân hàng xanh, đồng thời tăng cường năng lực dịch vụ ngân hàng số dành cho các doanh nghiệp SME và bán lẻ. Điều này không chỉ thúc đẩy phát triển tài chính khí hậu (tài trợ các khoản vay cho mục đích phục hồi của các quần thể bị ảnh hưởng và giúp thích ứng với biến đổi khí hậu) mà còn mở ra cơ hội tiếp cận vốn cho khách hàng của OCB là các doanh nghiệp SME, đặc biệt là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
Về những đóng góp của cổ đông nước ngoài lớn nhất, Ngân hàng Aozora Nhật Bản, đối với OCB, Ông Yoshizawa Toshiki, Thành viên HĐQT OCB chia sẻ: AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, hỗ trợ các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số, hỗ trợ các thương vụ M&A, xúc tiến các hoạt động hợp tác giữa OCB và đối tác Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực: Bancassurance, định chế tài chính, BĐS, năng lượng, tư vấn… Ngoài ra, AOZ cũng kết nối với khách hàng Nhật Bản, giới thiệu OCB đến cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.
Một cổ đông đặt câu hỏi về chỉ tiêu đầu tư chứng khoán sẵn sàng để bán của OCB khá lớn. Lãnh đạo OCB cho biết Chứng khoán sẵn sàng để bán (AFS) chủ yếu là trái phiếu chính phủ, mục đích là đảm bảo tính thanh khoản của OCB, đồng thời đảm bảo các chỉ số khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đây không phải là các chứng khoán vốn. Ngân hàng không có mục đích đầu tư vào chứng khoán có rủi ro mà chỉ tập trung vào nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Cuối cùng, cổ đông đưa ra ý kiến về tờ trình tăng vốn năm 2024 của OCB, ngoài tăng vốn đến từ cổ tức 20%, mục phát hành riêng lẻ chỉ 8,8 tỷ đồng liệu có quá ít?
Về vấn đề này, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT cho biết hoạt động tăng vốn chủ yếu đến từ cổ tức là 4.110 tỷ, ESOP chỉ 50 tỷ, còn phát hành riêng lẻ với mức 8.8 tỷ như vậy chủ yếu để đảm bảo tỷ lệ hợp nhất báo cáo tài chính về phía AOZ. Đối với AOZ thì việc này rất quan trọng, nên OCB phát hành theo cam kết hợp tác chiến lược với đối tác. Hiện OCB được đánh giá là ngân hàng đang có mức chia cổ tức cao so với những tổ chức khác, ở mức 20 – 25%/ năm, tỷ lệ này ổn định và được duy trì liên tục nhiều năm liền.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.