Omicron tàng hình và “cơn bão hoàn hảo” ở châu Âu

Thứ năm, 24/03/2022 10:22 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Một cơn bão hoàn hảo” - đó là cách nhà virus học Lawrence Young tại Đại học Warwick của Anh nhìn nhận về sự gia tăng ca nhiễm COVID-19 mới châu Âu những ngày qua.

Sự kiện: COVID-19

Việc dỡ bỏ các hạn chế, sự suy giảm khả năng miễn dịch từ vaccine theo thời gian và tốc độ lây lan của BA.2 - biến chủng phụ của Omicron, còn gọi là “Omicron tàng hình”, được xem là “bộ ba” yếu tố làm nên “cơn bão COVID-19” mới ở lục địa già.

Thêm một “làn sóng COVID-19” từ “biến thể đáng lo ngại” mới

Ngay từ đầu tháng 3, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về cái gọi là đón “cơn bão COVID-19” mới tại châu Âu khi số ca nhiễm tại châu lục này không ngừng gia tăng.

omicron tang hinh va con bao hoan hao o chau au hinh 1

Theo số liệu được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày 22/3, số ca mắc COVID-19 đang trên đà gia tăng tại 18 trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Âu. Chỉ trong 7 ngày qua, hơn 5,1 triệu ca mắc mới và 12.496 ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận tại khu vực châu Âu, nâng tổng số ca mắc từ đầu mùa dịch đến nay lên gần 194,4 triệu ca và số ca tử vong lên hơn 1,92 triệu ca. Đơn cử tại Pháp, số ca mắc mới đã tăng hơn 33% kể từ ngày 14/3.

Trước đó, ngày 12/3, tiến sĩ Eric Topol - nhà sáng lập kiêm Giám đốc của Viện Nghiên cứu Tịnh tiến Scripps, đã viết trên trên Twitter: Làn sóng COVID tiếp theo - làn sóng COVID-19 thứ 6 - ở châu Âu đã bắt đầu - trước việc nhiều nước như: Anh, Áo, Hà Lan, Thụy Sĩ, Italy, Pháp liên tiếp thông báo số ca dương tính và số ca nhập viện tăng mạnh.

“Thủ phạm” gây nên làn sóng này được giới khoa học “chỉ mặt đặt tên” là BA.2 - dòng phụ của biến thể Omicron. Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ, biến thể phụ BA.2 sở dĩ được gọi là “Omicron tàng hình” vì không có các đột biến đặc trưng của Omicron và khó phân biệt được với biến thể Delta khi sử dụng xét nghiệm PCR. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, BA.2 đã được phân loại là “biến thể đáng lo ngại”.

Trong một báo cáo gần đây, WHO tuyên bố dữ liệu ban đầu cho thấy BA.2 dường như dễ lây lan hơn BA.1. Còn theo ông Jean-Francois Delfraissy - Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Khoa học Chính phủ Pháp, tới nay chưa ai có thể khẳng định liệu BA.2 đó có dễ lây truyền hơn, có độc lực lớn hơn và có thể né tránh miễn dịch được tạo ra từ việc tiêm vaccine hay không.

Còn quá sớm để bất kỳ quốc gia nào đầu hàng hoặc tuyên bố chiến thắng COVID

Đó là cảnh báo của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Cũng theo vị lãnh đạo của Tổ chức Y tế thế giới, vius SARS-CoV-2 “rất nguy hiểm và vẫn đang tiếp tục biến hóa”. Trước đó, bản thân Tổng Giám đốc WHO cũng từng nhấn mạnh: “Thật nguy hiểm nếu cho rằng Omicron là biến thể cuối cùng hoặc chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của đại dịch”.

Ở một góc nhìn khác, Lawrence Young - nhà virus học kiêm giáo sư chuyên ngành ung thư học phân tử tại Trường Y Đại học Warwick, Anh cho rằng: “Không có cách nào dự đoán được tương lai đại dịch, ngoài việc chúng ta cần học cách sống chung với nó”. Theo nhà virus học này: “Thật sai lầm khi nghĩ rằng COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu có nghĩa nó sẽ dễ dự đoán và ít nguy hiểm hơn”.

Cũng theo ông, thay vì cứ băn khoăn, dự báo về cái gọi là “tương lai của đại dịch” thì điều mà hết thảy các quốc gia nên làm nhất thời điểm này, vẫn là việc trang bị cho mình đầy đủ “vũ khí” để chống virus, trong đó quan trọng nhất vẫn là thuốc điều trị, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Số ca mắc mới gia tăng tại châu Âu là do “một cơn bão hoàn hảo” tổng hợp 3 yếu tố gồm việc dỡ bỏ các hạn chế, sự suy giảm khả năng miễn dịch theo thời gian sau khi tiêm chủng và tốc độ lây lan của dòng phụ BA.2 - Lawrence Young nhận định.

Cùng chung quan điểm, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng nguyên nhân khiến số ca mắc gia tăng có thể là do biến thể Omicron tàng hình dễ lây lan hơn, ngoài ra, việc một số nước châu Âu quá mạnh tay trong việc dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch cũng là nguyên nhân gây ra tình hình này. 

Và đúng như lời Lawrence Young, “chúng ta cần học cách sống chung với nó”, số ca nhiễm tăng đột biến vẫn không cản nhiều quốc gia tiếp tục tiến trình mở cửa, gỡ bỏ gần như hầu hết các biện pháp phòng dịch. Đan Mạch hôm 1/2 đã trở thành nước đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) dỡ bỏ toàn bộ biện pháp chống COVID-19 trong nước.

Còn mới đây, dù số ca mắc mới mỗi ngày ở mức cao kỷ lục với gần 300.000 ca, Quốc hội Đức vẫn thông qua quyết định cho phép bãi bỏ hầu hết các hạn chế trên cả nước vào ngày 20/3. Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu và sống chung với nó - đó ngày càng rõ ràng là con đường mà châu Âu cũng như nhiều châu lục trên thế giới đang lựa chọn.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế