(CLO) Đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi đang từng bước đổi thay tích cực. Cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống được ưu tiên đầu tư tạo diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.
Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, phát huy gắn với phát triển du lịch... Đây là những kết quả đáng ghi nhận sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 1 (2021 - 2025).
Với đồng bào dân tộc Mông thôn Sín Chải và Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, chè Shan tuyết là tài sản vô giá mà nhờ đó nhiều gia đình đã phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN
Hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế
Tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, Chương trình đã tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi để người dân tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực… Ngoài ra, Chương trình đã hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế, tạo động lực vươn lên cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Sau ba năm thực hiện Chương trình, các địa phương đã thực hiện 4.948 công trình trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ 489 hộ về đất ở, 14.760 hộ thiếu đất sản xuất; khởi công được 116 dự án bố trí ổn định dân cư, trong đó 29 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng; triển khai 445 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, 402 mô hình phát triển sản xuất cộng đồng, 249 mô hình khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ đó, đời sống của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao…
Trao đổi về ý nghĩa của Chương trình, ông Hà Việt Quân, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cho biết, đây là một trong 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia hiện nay của Chính phủ, dành nguồn lực rất lớn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Sau 3 năm triển khai mặc dù vẫn còn những hạn chế và khó khăn, thách thức nhưng về cơ bản, giai đoạn này Chương trình có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, ổn định kinh tế - xã hội và phát triển những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh của khu vực này nói riêng. Đây là quyết sách rất quan trọng của Đảng và Nhà nước dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều hộ nghèo trên địa bàn TP. Pleiku đã đầu tư phát triển sản xuất. Ảnh: TTXVN
Theo ông Hà Việt Quân, thuận lợi đầu tiên trong quá trình triển khai Chương trình là định hướng và chủ trương rất rõ ràng của Đảng; từ đó có định hướng cụ thể nhằm ưu tiên nguồn lực cũng như đầu tư cho phát triển khu vực này để đảm bảo mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Thuận lợi tiếp theo là sự quyết tâm cũng như ưu tiên đặc biệt của Quốc hội và Chính phủ trong quá trình triển khai, từ việc bố trí nguồn lực cho đến chỉ đạo thực hiện trong thực tế. Bên cạnh đó, Chương trình có sự ủng hộ của đông đảo tầng lớp nhân dân cũng như chính quyền địa phương, người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này cũng tạo được những thuận lợi rất quan trọng trong quá trình thực hiện.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương
Do đây là Chương trình mới, với nhiều nhiệm vụ và được triển khai trên địa bàn rộng nên quá trình thực hiện, các địa phương gặp không ít khó khăn, thách thức.
Về vấn đề này, ông Hà Việt Quân cho biết, Chương trình có độ bao phủ rất lớn, bao gồm rất nhiều lĩnh vực như: văn hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng, nông nghiệp, giao thông… Vì vậy, thách thức đầu tiên là việc xác định đúng đối tượng để thụ hưởng các chính sách. Do địa bàn rộng lớn và bị chia cắt nên việc này mất nhiều thời gian.
Thách thức tiếp theo là do Chương trình có độ bao phủ rộng với 10 dự án khác nhau, 14 tiểu dự án là 36 nội dung chính sách rất lớn nên khó khăn trong việc các tìm hướng dẫn thực hiện; đặc biệt là văn bản quy phạm pháp luật, từ những nghị định của Chính phủ cho đến các quyết định của Thủ tướng, thông tư hướng dẫn, văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành. Với sự tham gia của rất nhiều bộ, ngành nên khối lượng văn bản hướng dẫn rất đồ sộ. Vì vậy, chính quyền cơ sở gặp rất nhiều thách thức trong việc dẫn chiếu, tìm kiếm những hướng dẫn để thực hiện đúng quy định.
Anh Vương Tấn Cảnh, thôn Gò Gạo, xã Sơn Thành, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) là hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính mở rộng chăn nuôi. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Bên cạnh đó, thực tế tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bộ máy chính quyền cơ sở tương đối mỏng, trong khi đó phải triển khai một khối lượng công việc lớn, giải ngân lượng ngân sách lớn. Do đó, chính quyền địa phương gặp áp lực trong quá trình thực hiện trong bối cảnh nhân sự, đội ngũ cán bộ cơ sở vừa yếu, vừa thiếu. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên địa phương triển khai một Chương trình lớn nên đã gặp một số khó khăn.
Tính đến tháng 6/2023, giải ngân vốn đầu tư công Trung ương đạt 22%, đến tháng 9/2023 đạt 52%, nhiều địa phương giải ngân trên 60%. Thực tế, tại các địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến kết quả giải ngân chậm, khó thực hiện.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai và giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu cho rằng cần phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương để tháo gỡ nút thắt.
Đồng tình với quan điểm này, ông Hà Việt Quân nêu rõ, phân cấp nhiều hơn cho địa phương nhằm tạo điều kiện cho họ chủ động trong quá trình thực hiện để phù hợp với nhu cầu, đặc điểm, tình hình thực tế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vì, vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất khác nhau, miền núi phía Bắc khác với Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; thậm chí có những nhóm dân tộc thiểu số sinh sống trên cùng địa bàn nhưng đặc điểm kinh tế - xã hội, đời sống văn hóa cũng khác nhau. Do đó, việc phân cấp cần có kế hoạch và lộ trình để đảm bảo tất cả địa phương đều triển khai được.
Ông Hà Việt Quân nhấn mạnh, quá trình thực hiện phân cấp sẽ được Ủy ban Dân tộc thực hiện mạnh mẽ trong giai đoạn tới; nhất là sau Kỳ họp Quốc hội vừa qua, Chính phủ đang trình Quốc hội về cơ chế đặc thù trong quá trình phân cấp. Như vậy, năm 2024 và năm 2025 cũng như trong giai đoạn tới, sự phân cấp trong quá trình triển khai Chương trình sẽ đi vào thực chất, hiệu quả cũng như toàn diện hơn.
Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang bước vào giai đoạn “tăng tốc”. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm đạt mục tiêu đề ra, ông Hà Việt Quân cho biết, bên cạnh việc thực hiện đúng các chủ trương đã được phê duyệt từ các nghị quyết của Quốc hội, các quyết định và nghị định của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng kế hoạch chi tiết trong quá trình thực hiện việc phân cấp, hướng dẫn thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn. Đặc biệt, Ủy ban Dân tộc dành nguồn lực và sự quan tâm đáng kể tới công tác truyền thông. Bởi vì đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, truyền thông là một trong những biện pháp tạo sự đồng thuận; đồng thời nâng cao năng lực, tạo tiền đề huy động sự tham gia của người dân, cán bộ các cấp cũng như các cơ quan hữu quan. Ủy ban Dân tộc đã có kế hoạch cụ thể trong việc tăng cường phân cấp đi đôi với đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tổ chức và đẩy mạnh công tác truyền thông trong quá trình triển khai Chương trình.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ diễn ra sáng 30/4 trên đường Lê Duẩn, đoạn trước Hội trường Thống Nhất, quận 1, TP HCM. Những ngày này, công tác thi công diễn ra hết sức khẩn trương, nhộn nhịp.
(CLO) Dự án xây dựng đường điện 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên đi qua địa bàn Phú Thọ đang được triển khai khẩn trương, tuy nhiên, xuất hiện những dấu hiệu trục lợi bồi thường gây bức xúc trong dư luận. Tại buổi kiểm tra thực địa ngày 1/4, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo sẽ cương quyết xử lý những trường hợp trục lợi bồi thường tại dự án trọng điểm 500kV.
(CLO) Từ tháng 4/2024 đến nay, Phạm Doãn Hạnh đã thực hiện 6 vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn, với mục đích bán lấy tiền tiêu xài và thỏa mãn niềm đam mê game của mình.
(CLO) Liên quan đến dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua huyện Chư Sê (Gia Lai), địa phương này đã thực hiện chi trả cho 178 hộ, còn lại 39 hộ vẫn chưa được chi trả do thông tin cá nhân chưa chính xác.
(CLO) Sáng 1/4, Công an TP HCM tổ chức Lễ ra quân thực hiện cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, phát động đợt thi đua đặc biệt 50 ngày đêm lập thành tích chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) TP Hải Phòng đề xuất được bán hơn 4.100 căn chung cư thuộc tài sản công cho người dân thu về khoảng 4.500 tỷ đồng để tái đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng, giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng, phát triển kinh tế xã hội địa phương.