Ông Joe Biden sẽ đối mặt với hai thách thức kinh tế bất thường

Thứ tư, 25/11/2020 11:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Joe Biden trong mắt người dân Mỹ chưa phải là người quản lý nền kinh tế tốt nhất. Tuy nhiên, sức khỏe nền kinh tế My có thể là yếu tố định hình rõ nhiệm kỳ tổng thống của ông. Trước mắt, ông sẽ phải đối mặt với hai thách thức kinh tế bất thường.

Người ủng hộ ông Biden cầm khẩu hiệu mừng chiến thắng. Ảnh: PA

Người ủng hộ ông Biden cầm khẩu hiệu mừng chiến thắng. Ảnh: PA

Ông Biden sẽ nhậm chức vào tháng Giêng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra, có khả năng gây ra thiệt hại kinh tế to lớn hơn trước khi tiêm chủng phổ biến.

Ông cũng sẽ tiếp quản tình hình kinh tế thay đổi chóng mặt, khi công nghệ ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống hằng ngày.

Việc ông Biden thành công hay thất bại phụ thuộc vào cách đối mặt với hai sự thay đổi này.

Tin tốt là GDP đã tăng lên một cách ấn tượng từ sau đợt sụt giảm vào mùa xuân. Tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh hơn nhiều so với dự báo của các chuyên gia dự đoán, từ 14,7% vào tháng 4 xuống 6,9% vào tháng 10.

Nếu việc làm trong khu vực tư nhân tiếp tục tăng với tốc độ của tháng 9 và tháng 10, tình hình kinh tế sẽ trở về với thời kỳ trước đại dịch trong chưa đầy một năm nữa. 

Ví dụ, theo hầu hết các dự báo, tỷ lệ sụt giảm kinh tế của Mỹ sẽ ít hơn bất cứ quốc gia giàu có phát triển nào trong năm 2020 - trong khi khu vực đồng euro sẽ chịu tác động gần gấp đôi.

Cho tới hiện tại, có rất ít dấu hiệu về những “vết sẹo kinh tế" đáng sợ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng. Thật không may, sự tăng trưởng này lại bị đe doạ bởi làn sóng virus vào mùa đông.

Công tác hậu cần để cho ra mắt vắc xin gặp nhiều khó khăn và ban đầu, chỉ có nhân viên cấp cứu và những người dễ mắc bệnh nhất được nhận nó. Dịch bệnh sẽ còn lan rộng hơn trước khi tiến hành tiêm chủng rộng rãi.

Mặc dù số lượng người chết đã giảm nhưng hiện tại, số người dân Mỹ nhập viện vì Covid-19 đang nhiều hơn so với đợt cao điểm bùng phát của đại dịch.

Một số vùng của đất nước có thể sẽ phải hạn chế đi lại và tiến hành phong toả sớm.

Nếu virus giết chết nền kinh tế một lần nữa, người Mỹ có thể sẽ không nhận lại lợi ích từ các hình thức hỗ trợ cuộc sống hồi tháng 3 như bảo hiểm thất nghiệp và các khoản vay khẩn cấp cho các doanh nghiệp nhỏ.

Các đảng viên Đảng Cộng hoà tại Thượng viện có thể ủng hộ đợt kích thích tài chính thứ hai có giới hạn, nhưng sẽ không còn tâm trạng đón nhận một cuộc khủng hoảng kinh tế khác.

Tân Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: AP

Tân Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Ảnh: AP

Một cuộc tranh luận đang diễn ra sôi nổi về việc liệu Cục Dự trữ Liên bang có nên mở rộng cho vay khẩn cấp sang năm sau hay không.

Việc cắt giảm việc làm của những người bị ảnh hưởng ngân sách bởi đại dịch như chính quyền các bang và địa phương, đang đè nặng lên thị trường lao động.

Họ cần một gói cứu trợ tài chính nhưng Đảng Cộng hoà lại không muốn trợ cấp.

Thử thách đầu tiên của ông Biden là phải thuyết phục Quốc hội nới lỏng hầu bao cho tới khi vắc xin khiến nền kinh tế mở cửa lại hoàn toàn.

Cùng lúc đó, tân Tổng thống sẽ phải chiến đấu với tình hình kinh tế sau khi có vắc xin, chúng sẽ rất khác so với thời kỳ đại dịch.

Khủng hoảng sẽ đẩy nhanh quá trình số hoá vốn đã sẵn sàng để định hình hoạt động kinh doanh và đầu tư vào những năm 2020.

Xu hướng này sẽ không hoàn toàn thay đổi, kể cả khi đại dịch đã lắng xuống.

Các nhà đầu tư vẫn phải vật lộn để hiểu về nền kinh tế trong đó vốn vô hình thay thế các doanh nghiệp “gạch vữa", và hiệu ứng mạng khiến các công ty hiện tại chiếm ưu thế và thu được lợi nhuận lâu dài hơn.

Do công nghệ đang ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp, bản chất của đầu tư đã thay đổi.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2007 - 2009, tỷ trọng đầu tư của cá nhân không thường trú đổ vào tài sản trí tuệ đạt 30%. Trong tương lai nó sẽ đạt ngưỡng 40%.

Trong bối cảnh ấy, Walmart sẽ trở thành gã khổng lồ về thương mại điện tử, Ford sẽ cạnh tranh với Tesla để sản xuất ô tô điện, và máy tính sẽ thành nguồn vốn chính. Thậm chí McDonald's cũng thực hiện chiến lược kỹ thuật số.

Cuộc cách mạng công nghệ sẽ thay đổi nền kinh tế như làn sóng toàn cầu hoá trong nhiệm kỳ của Tổng thống Bill Clinton vào những năm 1990.

Khi định hình lại thị trường lao động - thành phần lao động trí thức và chân tay, nó có thể phá vỡ kết cấu xã hội, giống như việc tự động hoá trong sản xuất đã làm.

Đại dịch ở Mỹ có thể tạm lắng xuống vào cuối năm 2021. Sự phát triển của công nghệ sẽ vượt qua nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden.

Tuy nhiên, áp dụng cùng một nguyên tắc sẽ giúp ông giải quyết được cả hai vấn đề: rằng chính phủ không được phản đối sự thay đổi kinh tế, thay vào đó, hãy giúp mọi người thích nghi với nó.

Một lý do khiến kinh tế Mỹ vững mạnh hơn so với châu Âu là do các gói kích thích đã nâng cao thu nhập gia đình hơn là duy trì các công việc không cần thiết.

Một trong những chính sách kinh tế mới của ông có vẻ sẽ thất bại: ông muốn mở rộng ra toàn quốc các quy định về nền kinh tế Gig mà cử tri California đã phản đối tháng trước.

Để thành công, ông Biden cần thể hiện năng lực giải quyết khủng hoảng. Nhưng ông cũng cần nhận ra các thay đổi ngầm đang diễn ra ở nền kinh tế, và giúp người dân Mỹ thu được lợi nhuận từ chúng.

Đó là cách để nâng cao mức sống - và cũng để thành công trong nhiệm kỳ tổng thống.

Hoàng Long

Tin khác

Boeing 737 trượt khỏi đường băng ở sân bay Senegal, 10 người bị thương

Boeing 737 trượt khỏi đường băng ở sân bay Senegal, 10 người bị thương

(CLO) Một chiếc máy bay Boeing 737 chở 85 người trượt khỏi đường băng trước khi cất cánh tại sân bay ở Dakar, thủ đô của Senegal, khiến 10 người bị thương, theo Bộ trưởng Giao thông nước này cho biết vào thứ Năm (9/5).

Thế giới 24h
Tổng thống Putin đề cử ông Mikhail Mishustin tiếp tục làm Thủ tướng Nga

Tổng thống Putin đề cử ông Mikhail Mishustin tiếp tục làm Thủ tướng Nga

(CLO) Ngày 10/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất tái bổ nhiệm Thủ tướng Mikhail Mishustin trong nhiệm kỳ mới.

Thế giới 24h
Phát hiện xác chuột trong bánh mì ở Nhật Bản, thu hồi 100.000 sản phẩm

Phát hiện xác chuột trong bánh mì ở Nhật Bản, thu hồi 100.000 sản phẩm

(CLO) Nhật Bản đã thu hồi hơn 100.000 gói bánh mì cắt lát sau khi phát hiện xác chuột trong hai gói sản phẩm này, theo nhà sản xuất cho biết hôm 8/5.

Thế giới 24h
Lũ lụt ở Brazil ngày càng nghiêm trọng, số người thiệt mạng tăng lên 107

Lũ lụt ở Brazil ngày càng nghiêm trọng, số người thiệt mạng tăng lên 107

(CLO) Số người chết vì lũ lụt nghiêm trọng ở phía nam Brazil đã tăng lên 107, theo cơ quan phòng vệ dân sự cho biết vào thứ Năm.

Thế giới 24h
Ra mắt 'máy hút bụi' lớn nhất thế giới để chống biến đổi khí hậu

Ra mắt 'máy hút bụi' lớn nhất thế giới để chống biến đổi khí hậu

(CLO) Nhà máy lọc khí thải lớn nhất thế giới tại Iceland, được ví như một "chiếc máy hút bụi" khổng lồ có khả năng loại bỏ carbon ra khỏi bầu khí quyển, vừa khánh thành và bắt đầu hoạt động vào ngày 8/5.

Thế giới 24h