(CLO)Theo ông Lê Quốc Minh- Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, việc đầu tư vào trí tuệ nhân tạo(AI) trong báo chí rất cần thiết và nếu ai đó giờ này nói không nên đầu tư vào AI thì thật sự rất tụt hậu.
Sáng 18/3, tại Bảo tàng Hà Nội, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Hội Nhà báo Việt Nam kết hợp cùng Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Hội thảo Trí tuệ nhân tạo (AI) và Quản trị sáng tạo nội dung trong toà soạn.
Chủ trì Hội thảo có: Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT); TS. Nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban sản xuất các chương trình giải trí (VTV3); PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng - Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam.
Nội dung xấu độc: Con người làm một thì máy móc làm gấp hàng nghìn lần
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Quốc Minh nêu ra các vấn đề được đông đảo các cơ quan báo chí, người làm báo quan tâm. Trong đó, ông Minh đặt ra vấn đề: Ai là chủ sở hữu các bài viết do trí tuệ nhân tạo làm ra?
Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, hiện nay, có một số quy định, luật ở một số nước quy định là nếu con người nhập câu ra lệnh mà không có đóng góp công sức nhiều thì sở hữu này thuộc về chủ sở hữu của hệ thống nhân tạo, nhưng nếu con người làm việc nhiều hơn sẽ là đồng sở hữu của sản phẩm. Tuy nhiên, theo ông Minh, những câu chuyện này sẽ còn gây rất nhiều tranh cãi.
Đặc biệt, ông Lê Quốc Minh nêu ra vấn đề về nguy cơ của hoạt động xuất bản nội dung AI. Theo ông Lê Quốc Minh, trí tuệ nhân tạo sẽ tổng hợp rất nhiều nội dung trên toàn cầu; trong trường hợp những nội dung xấu độc được cơ quan báo chí xuất bản ra thì ai là người chịu trách nhiệm? “Người chịu trách nhiệm xuất bản là người phải chịu trách nhiệm về nội dung. Hay như Fanpage của các cơ quan báo chí có người bình luận xấu, sai lệch thì cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm”, ông Lê Quốc Minh nêu rõ và cho biết, hoạt động xuất bản mà sử dụng AI có nội dung xấu độc, sai lệch nhiều khi không có ý xấu nhưng gom góp nội dung sai thì rủi ro rất cao. Trong sản xuất nội dung thông tin giả (fake news), nếu con người làm 1 thì máy móc làm gấp hàng nghìn lần và có thể ra lệnh một cách đơn giản là ra cả một bài viết.
“Sản xuất nội dung độc hại không phải mới mà các nhà lobby chính sách, đối tượng muốn lập kênh thu hút kiếm tiền đã làm từ lâu. Người ta phát hiện ra những trang web giả mạo từ Mỹ nhưng thuê nhân viên tận Philippines để sản xuất nội dung. Trong thời kỳ diễn ra bầu cử Mỹ 2016 hay đặc biệt trong giai đoạn COVID-19 vừa rồi có rất nhiều thông tin giả. Và gần đây đã có những thông tin giả được sử dụng bởi AI tạo ra với tốc độ rất nhanh, sức thuyết phục rất cao.
Hay như hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện tình trạng các cuộc gọi lừa đảo bằng hình ảnh. Ví dụ, có thể nhận được 1 cuộc gọi video, người đó lại rất thân quen với mình, nhìn ảnh thấy thuyết phục, có thể nói chuyện 30 giây sau đó lừa đảo bằng cách vay tiền”, ông Minh nêu ví dụ.
Nội dung nhiều người xem nhưng chưa chắc đã là nội dung hấp dẫn
Vấn đề thứ hai được ông Lê Quốc Minh đặt ra là: AI đang đe dọa nguồn thu của báo chí. Theo ông Lê Quốc Minh, hiện nay, báo chí “kiếm tiền” đã khó từ báo in, phát thanh truyền hình và kể cả báo điện tử cũng gặp khó. Trước đây, các toà soạn hi vọng trong sự sa sút của báo in thì báo điện tử sẽ gỡ lại một phần nào đó kinh phí, các toà soạn hì hục để thu hút sự quan tâm của người dùng. “Và người ta gọi nền kinh tế của sự chú ý là cơ bản của báo chí. Ngày trước khi làm báo in cố gắng xuất bản hàng nghìn, hàng trăm nghìn bản, hàng triệu bản. Càng nhiều người đọc thì các toà soạn càng có cơ hội bán được quảng cáo với giá cao. Tại sao cùng một tờ báo mà báo Tuổi trẻ bán được giá 10 mà báo khác chỉ bán được có giá 1 bởi nhiều người đọc báo Tuổi trẻ”, ông Minh nói.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, khi lên đến digital (điện tử) lại là một câu chuyện khác biệt; không còn câu chuyện về chất lượng mà là câu chuyện về trending, keyword, seo; những nội dung là cướp - giết - hiếp và sốc - sex - sến thì thu hút người đọc nhiều hơn, cho nên nhiều người xem nhưng chưa chắc đã là nội dung hấp dẫn.
Trong khi đó, cùng với việc thu hút đạt được quảng cáo trên điện tử thì lại xảy ra tình trạng là những ông lớn như Facebook hay Google tạo lập ra mạng lưới để quảng cáo. Và dần dần các cơ quan báo chí đều phải cài mã của Facebook hay Google. Trang nào không cài mã của họ sẽ bị đánh tụt index.
Tuy nhiên, xét trong một chừng mực nhất định thì các công cụ tìm kiếm (Search Engine) như Google đang mang lại khoảng 50% lượng traffic (lượng truy cập) cho các cơ quan báo chí. “Cho nên, dù gì vẫn cần đến các Search Engine như vậy”, ông Minh nói và cho biết, các mạng xã hội như Facebook cũng mang lại cho các cơ quan báo chí trung bình từ 15 đến 20% lượng truy cập.
AI ra đời làm thay đổi hoàn toàn cách thức trả kết quả của công cụ tìm kiếm
Theo ông Lê Quốc Minh, khi AI ra đời thì cách thức trả kết quả của công cụ tìm kiếm thay đổi hoàn toàn. Ông Minh nêu ví dụ: “Trước kia khi hỏi 1 câu với một vụ việc nóng là “có 4 cô tiếp viên hàng không bị bắt vì vận chuyển ma tuý” chẳng hạn, nếu gõ lên công cụ tìm kiếm sẽ trả lại 10 đường link, hoặc hàng trăm, hàng nghìn đường link và phải lựa chọn một đường link để đọc tin; kèm theo đó là quảng cáo, lượt truy cập. Nhưng bây giờ ChatGPT hỏi về vụ việc như vậy, nó sẽ tổng hợp hàng nghìn đường link viết thành 1 đoạn rất chi tiết và như vậy người đọc không còn vào trang web của chúng ta nữa. Nguy cơ chúng ta mất 50% lượt truy cập từ các công cụ tìm kiếm là rất rõ và kèm theo đó là mất tiền quảng cáo mặc dù không cao lắm”.
Từ đó, ông Lê Quốc Minh đặt vấn đề: Đầu tư vào AI trong báo chí có cần không? Theo ông Minh, việc đầu tư này rất cần thiết và nếu ai đó giờ phút này nói không nên đầu tư vào AI thì thật sự rất tụt hậu.
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, năm 2017, khi ông làm việc tại TTXVN đã nghiên cứu về AI và bắt đầu áp dụng vào ứng dụng chat box. “Cuối năm 2017, tại Hội nghị báo chí toàn quốc có nói về trí tuệ nhân tạo trong báo chí, lúc đó có vị nói là anh Minh nói chuyện này còn xa xôi lắm, còn lâu mới vào Việt Nam. Ai ở đất nước chúng ta cũng nghĩ chuyện gì xảy ra trên thế giới thì 5, 7 năm nữa mới xảy ra ở Việt Nam hoặc sớm thì phải 3, 4 năm. Nhưng ChatGPT hiện nay xảy ra trên thế giới như thế nào thì xảy ra tại Việt Nam như thế. Cho nên đầu tư vào AI hiện nay là vô cùng cần thiết và cần có cái nhìn rộng hơn”, ông Minh nói.
Theo ông Lê Quốc Minh, đầu tư AI không phải đơn giản là những công cụ viết bài mà các toà soạn, nhà báo đang rất hào hứng hiện nay mà đầu tư AI là rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
Ông Minh cho biết, năm 2018, TTXVN đã đưa AI vào nắm bắt hành vi của người dùng, sử dụng toàn bộ hệ thống AI để mỗi người vào xem có hành vi khác nhau, từ đó hiểu biết được người này để trong vòng 1 tuần, 2 tuần sẽ nhắc nhở, kéo người bạn đọc quay trở lại. Hay một người thích đọc tin thể thao thì hệ thống AI sẽ đẩy tin thể thao để thu hút người dùng. Tức là, hệ thống trí tuệ nhân tạo hiểu rõ hành vi của người dùng, cá nhân hoá nội dung, đẩy nội dung đến cho người dùng...
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Hồi 00h15' ngày 21/11/2024, tại vũ trường New MDM ở địa chỉ Lô 26D, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy - Công an thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng Công an thành phố tiến hành kiểm tra vũ trường New MDM.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn, ngày 22/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Khu vực từ Hà Tĩnh và Quảng Bình mưa rào, cục bộ có nơi mưa to. Khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông.
(CLO) Ngày 21/11, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị Chủ tịch UBND tỉnh đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh hạnh phúc, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.
(CLO) Ngày 20/11 tại trụ sở Thông tấn xã Pathet Lào ở thủ đô Vientiane, đoàn đại biểu TTXVN do Tổng Giám đốc Vũ Việt Trang làm trưởng đoàn và đoàn đại biểu KPL do Tổng Giám đốc Vannasin Simmavong làm trưởng đoàn đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Đó là yêu cầu của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải tại Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Chỉ thị 16/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng và đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trong hệ thống báo chí, xuất bản TP tổ chức vào ngày 20/11.
(CLO) Ngày 20/11 hàng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh những người thầy, người cô những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. Để thể hiện tình cảm này, không ít nhà báo đã sáng tạo và cho ra đời những tác phẩm báo chí được đầu tư công phu, đồng thời bằng tình cảm trân trọng, người làm báo còn luôn đồng hành chia sẻ khó khăn cùng ngành giáo dục vùng cao.
(CLO) Triển khai Kế hoạch 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, ngày 19/11/2024, Hội Nhà báo Việt Nam đã có văn bản phát động và đề nghị các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo hưởng ứng việc tuyên truyền và tham gia sáng tác mẫu logo Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(CLO) Ngày 19/11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức diễn đàn nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới.