“Ông lớn” đường sắt Hà Nội (HRT) và Đường Sắt Sài Gòn (SRT) liên tiếp thua lỗ

Thứ bảy, 17/07/2021 06:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Quý 2/2021, Công ty cổ phần vận tải Đường sắt Sài Gòn (Mã CK: SRT) và Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội (Mã CK: HRT) tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 23 tỷ đồng và gần 15,4 tỷ đồng.

1

Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý 2/2021 của Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội, doanh thu thuần của doanh nghiệp ghi nhận gần 395 tỷ đồng, sụt giảm hơn 50% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng hóa giảm mạnh so với cùng kỳ nên lợi nhuận gộp chỉ đạt gần 13,5 tỷ đồng, tương đương tăng 396% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy lợi nhuận gộp cải thiện cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 60%, chi phí bán hàng giảm 53% và chi phí lãi vay giảm 48% song vẫn khó bù đắp nổi sự sụt giảm của doanh thu.

Do đó, quý 2/2021 HRT ghi nhận lỗ sau thuế gần 15,4 tỷ đồng - quý thứ 7 liên tiếp lỗ nặng. Tuy nhiên, mức lỗ của quý 2/2021 đã giảm gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái (lỗ 75,6 tỷ đồng).

Cộng thêm kết quả kinh doanh quý 1/2021 ảm đạm, lũy kế chung 6 tháng đầu năm 2021, HRT ghi nhận doanh thu thuần giảm 59%, xuống còn 416,7 tỷ đồng. Lỗ sau thuế 58,7 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2020 lỗ gần 93 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 2/2021 tại HRT.

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 2/2021 tại HRT.

Bước sang năm 2021, HRT dự tính doanh thu cả năm giảm còn 1.644 tỷ đồng và tiếp tục lỗ gần 193 tỷ đồng. Như vậy trong vòng 6 tháng đầu năm, HRT đã hoàn thành 48,6% mục tiêu doanh thu và thực hiện hơn 39% "kế hoạch lỗ" của cả năm 2021.

3

Cùng hoàn cảnh, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn (mã chứng khoán: SRT) cũng đã báo lỗ gần 23 tỷ đồng trong quý 2/2021.

Cụ thể, quý 2/2021 doanh thu thuần tại SRT đạt gần 227 tỷ đồng, giảm nhẹ 3,4% so với cùng kỳ. Do giá vốn hàng hóa giảm 4,3% so với cùng kỳ, xuống còn 224 tỷ đồng nên lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong quý đạt gần 2,6 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với khoản lỗ 9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ còn 4,9 tỷ đồng, giảm 32%; chi phí lãi vay giảm 14% xuống còn 12,2 tỷ đồng và phí bán hàng gần 12,2 tỷ đồng, giảm gần 9% so với cùng kỳ. Đây đều là điểm sáng của doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thấp, doanh thu hoạt động tài chính giảm 73%, chỉ đạt 107 tỷ đồng trong khi các khoản chi phí còn lớn khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý 2/2021 âm tới 26,5 tỷ đồng.

Do đó, khoản lỗ sau thuế quý 2/2021 tại SRT là 22,9 tỷ đồng - quý thứ 6 liên tiếp lỗ nặng. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, quý 2/2021, khoản lỗ của công ty đã giảm tới 45%.

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 2/2021 tại SRT.

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 2/2021 tại SRT.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần tại SRT giảm 25,5% xuống còn 516 tỷ đồng. Lỗ sau thuế hơn 23,7 tỷ đồng, giảm lỗ 60% so với cùng kỳ (cùng kỳ lỗ hơn 59 tỷ đồng).

Nguyên nhân chủ yếu do giá vốn hàng hóa giảm tới 26% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của SRT đạt 9,5 tỷ đồng, vẫn tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau ghi nhận khoản lãi khác 26 tỷ đồng và trừ các chi phí nên khoản lỗ sau thuế đã được giảm.

Thực tế, ngoài 2 doanh nghiệp trên các công ty vận tải đường sắt cũng như Tổng Công ty đường sắt Việt Nam hoạt động ngày càng kém hiệu quả do Covid 19 xảy ra khiến ngành này thua lỗ nặng nề.

Thanh Thư

Bình Luận

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp