Ông Tập Cận Bình: Trung Quốc sẽ không vội vàng chuyển đổi năng lượng sạch

Thứ hai, 17/10/2022 05:58 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc sẽ kết thúc chậm và ổn định quá trình phát khí thải làm nóng toàn cầu, trong đó, an ninh năng lượng được ưu tiên hàng đầu.

Trong tháng cuối năm 2021, Trung Quốc - Quốc gia sản xuất và tiêu thụ than đá lớn nhất thế giới đã khai thác 384,67 triệu tấn nhiên liệu hóa thạch, phá vỡ kỷ lục trước đó là 370,84 triệu tấn than trong tháng 11/2021. Số liệu trên được công bố sau khi Bắc Kinh thúc giục các nhà sản xuất than đá tăng cường khai thác tối đa nhằm phục vụ nhu cầu tăng trưởng trong nước, theo tờ The Guardian đưa tin.

ong tap can binh trung quoc se khong voi vang chuyen doi nang luong sach hinh 1

Một nhà máy nhiệt điện than ở Hán Xuyên, tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Bloomberg.

Thống kê chính thức của Trung Quốc cho thấy nước này sản xuất than đá ở mức kỷ lục trong cả năm 2021, đạt 4,07 tỷ tấn (tăng 4,7% so với năm trước đó). Đây quả là cú sốc cho những nhà vận động môi trường sau khi Hội nghị chống biến đổi khí hậu toàn cầu (COP26) khép lại ở Glasgow (Anh) giữa tháng 11/2021.

Theo số liệu thống kê gần đây của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, vào ngày 3/8, số lượng tiêu thụ than nhiệt hàng ngày đạt mức cao kỷ lục 8,5 triệu tấn. Trung Quốc hiện đang phụ thuộc vào than để sản xuất điện. Chỉ trong tháng 7, sản lượng điện từ than tăng 22% so với tháng 6, chiếm 69% tổng sản lượng. Năm ngoái, nhiệt điện than chỉ chiếm 67,4% nguồn cung điện của Trung Quốc.

Trong bài phát biểu kéo dài hai giờ để khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản kéo dài một tuần, ông Tập cho rằng quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ nỗ lực, cẩn trọng nhằm đạt tới đỉnh điểm và cuối cùng là loại bỏ lượng khí thải carbon. Từ ngữ “thận trọng” được đưa ra sau hàng loạt tình trạng thiếu điện trầm trọng trong những năm gần đây và khi chi phí năng lượng toàn cầu đã tăng vọt sau khi Nga tấn công vào Ukraine.

Bài phát biểu đã làm rõ con đường trung hoà carbon của Trung Quốc: Nước này sẽ không ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch cho đến khi tự tin rằng năng lượng sạch có thể thay thế chúng một cách đáng tin cậy.

“Chúng tôi sẽ làm việc tích cực và thận trọng để hướng tới các mục tiêu đạt được mức trung hoà phát thải carbon”, ông Tập nói trong bài phát biểu của mình. “Dựa trên nguồn tài nguyên và năng lượng của Trung Quốc, chúng tôi sẽ thúc đẩy các sáng kiến nhằm đạt được mức phát thải carbon theo cách có kế hoạch và theo từng giai đoạn, phù hợp với nguyên tắc “lấy cái mới trước khi loại bỏ cái cũ”.

Theo hãng tin Bloomberg, Trung Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, hai năm trước, ông Tập đã tuyên bố với các nhà hoạt động khí hậu Trung Quốc sẽ đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060 sau khi đạt mức phát thải cao nhất trước năm 2030. Thông báo này đã gây ra một làn sóng đầu tư lớn vào năng lượng sạch của các chính quyền địa phương và nhà nước - các công ty sở hữu.

Nhưng từ năm 2021, Trung Quốc đã tập trung tìm lại nguồn nhiên liệu chính là than đá sau khi liên tiếp đối mặt với tình trạng thiếu hụt điện, dẫn đến việc phải cắt điện trên diện rộng đối với các nhà máy, khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nước này cam kết sẽ tăng công suất khai thác và nâng sản lượng lên mức kỷ lục trong năm nay, giúp các kho dự trữ luôn trong trạng thái ổn định và giảm nhập khẩu từ bên ngoài.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ mở rộng thăm dò và phát triển các nguồn tài nguyên dầu khí, đồng thời tăng trữ lượng và sản lượng như một phần của các biện pháp đảm bảo an ninh năng lượng, theo báo cáo công tác của Quốc hội được công bố sau bài phát biểu của ông Tập.

Trong năm 2022, Trung Quốc đầu tư nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác vào năng lượng sạch và đang trên đà phá vỡ kỷ lục về lắp đặt năng lượng mặt trời mới. Nhưng nền kinh tế thứ hai thế giới đã không thể vượt qua tốc độ tăng trưởng nhu cầu năng lượng, buộc phải đốt nhiều than hơn và lập kỷ lục về tiêu thụ vào năm ngoái và có khả năng bị lu mờ vào năm nay.

ong tap can binh trung quoc se khong voi vang chuyen doi nang luong sach hinh 2

Công trình điện mặt trời công suất lớn nhất thế giới nằm ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc. Ảnh: Internet.

Cụ thể, Thanh Hải là địa phương dẫn đầu Trung Quốc về phát điện từ năng lượng sạch và năng lượng mới (lần lượt chiếm tỷ trọng 90,83% và 61,36% trong tổng công suất phát điện của địa phương). Riêng nửa đầu năm 2022, sản lượng điện mặt trời đạt 12,919 tỷ kWh, tăng 20,4%, điện gió đạt 8,341 tỷ kWh, tăng 15,2% so cùng kỳ năm ngoái.

Với công suất 8.430 MW, thu hút sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp, sản lượng điện lên tới 10 tỷ kWh, công trình “phát điện bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới” được đánh giá là một mô hình thành công trong phát triển điện mặt trời và phòng, chống sa mạc hóa ở Trung Quốc, góp phần tiết kiệm sử dụng 3,11 triệu tấn than đá, giảm phát thải 7,8 triệu tấn khí CO2 mỗi năm.

Ông Tập nói rõ rằng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng tái tạo sẽ phải hoạt động song song với nhau. “Than sẽ được sử dụng theo cách sạch hơn và hiệu quả hơn và chúng tôi sẽ đẩy nhanh quy hoạch và phát triển các hệ thống năng lượng mới.

Cuối cùng, vị Chủ tịch cũng cam kết rằng Trung Quốc sẽ tích cực tham gia vào hoạt động ứng phó toàn cầu với biến đổi khí hậu.

Lê Na (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp