Làm thế nào để biết xe của bạn có phải là xe sản xuất ở nước ngoài không
(CLO) Việc Mỹ áp thuế 25% lên ô tô, linh kiện nhập khẩu khiến nhiều chủ xe lo lắng truy nguồn gốc chiếc xe mình đang dùng.
Theo dõi báo trên:
1. Ai đã xem “Hà Nội trong mắt ai” của đạo diễn Trần Văn Thủy, sẽ dễ ấn tượng với nhận xét “Hà Nội như một cái làng lớn”; các di tích đa phần thấp bé và chẳng mấy hấp dẫn về nghệ thuật và kiến trúc. Ta vẫn thương, vẫn nhớ, bởi bề sâu, bề dày của văn hóa Hà Nội ngàn năm. Cũng bởi, ai sinh ra cũng đều có một vùng đất để hướng về.
Sài Gòn ngoài 300 tuổi, hút hồn người nhờ những công trình kiến trúc Pháp thâm trầm, cổ kính. Nhưng Sài Gòn - TP.HCM non nửa thế kỷ qua, vẫn chưa tự xây được những công trình có tầm vóc đáng kể về kiến trúc, nghệ thuật. Thậm chí, thành phố còn làm hao hụt đi những di sản, nứt vỡ không gian xưa, cho thấy tầm nhìn hạn hẹp trong quy hoạch, phát triển đô thị, mà có lẽ chỉ lịch sử mới chỉ ra ai phải chịu trách nhiệm.
Về dự án nhà hát giao hưởng 1.700 chỗ, sẽ hết 1.508 tỷ đồng sẵn từ tiền bán khu đất 23 Lê Duẩn, Phó Chủ tịch UBND Lê Thanh Liêm đã cho rằng: Nhà hát góp phần nâng cao trình độ hưởng thụ văn hóa của người dân; là công trình mang tính biểu tượng, điểm nhấn về kiến trúc, nghệ thuật,…
Còn Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm, bà nói thêm rằng đây là dự án có tầm vóc thế kỷ, được người dân thành phố chờ đợi từ lâu… Nguyên ĐBQH Trần Du Lịch, khi được hỏi, đã nói: Bây giờ ta không quyết định làm thì đợi đến thế hệ nào mới làm được?
Một nhà hát nếu mang “tầm vóc thế kỷ” chắc chắn sẽ là quà quý cho con cháu mai sau. Nhưng lãnh đạo thành phố và các đại biểu chớ quên rằng, cha anh ở thời điểm sau 1975 thiếu thốn trăm bề, cũng để lại cho chúng ta hai nhà hát Hòa Bình và Bến Thành. Qua thời gian, dù xuống cấp, dù không còn đủ chuẩn tổ chức biểu diễn tầm quốc tế…, nhưng vị trí của hai nhà hát vô cùng đắc địa.
Thành phố có tính tới việc nâng cấp, nâng tầm, hay mặc chúng lay lắt?
2. Niềm tin, đó có vẻ là thứ mà TP.HCM đã để cho hao hụt, kết quả của chuỗi thiếu sót trong quản lý nhà nước chưa thể cứu vãn. Nhiều người dân phản ứng với việc xây nhà hát, cũng bởi không ít đại dự án trăm tỷ, ngàn tỷ nơi đây từng có tì vết.
Vừa qua, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê, bên cạnh việc ủng hộ dự án nhà hát opera, lại đề xuất thêm rằng cần có nhà hát cải lương, bởi TP.HCM và khu vực phía Nam là “thánh địa” của bộ môn này.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm thì tiếp lời: Người dân thành phố và khu vực ĐBSCL rất yêu cải lương, và rằng: Nhà hát Trần Hữu Trang là bài học của HĐND thành phố, thông qua chủ trương nhưng giám sát không tốt, xây dựng rồi lại không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn…
Vậy là, một nhà hát có nền móng từ rạp Hưng Ðạo xưa, mới khai trương 3 năm, vốn huy động 132 tỷ giờ thành “không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn”? Xót xa hơn, nguy cơ bị phế bỏ trong tương lai của dự án lại chỉ là “bài học” cho HĐND và Sở VH&TT TP.HCM? Không cá nhân, tập thể nào phải bị đưa ra chịu trách nhiệm thực sự, nghiêm túc cho thiệt hại trên?
Nhắc tới Sở VH&TT TP.HCM, GĐ Sở Huỳnh Thanh Nhân mới đây cũng nói sẽ mời các nhà kiến trúc tham gia vào hội đồng thi tuyển quốc tế, để thiết kế, xây dựng nhà hát tại Thủ Thiêm đảm bảo đạt chuẩn quốc tế.
Những từ “sẽ”, “chuẩn quốc tế” của “tư lệnh” ngành Văn hóa - Thể thao gây hoài nghi, bởi chính dự án Trung tâm TDTT Phan Đình Phùng tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ (đổi đất tại 257 Trần Hưng Đạo và một số đất khác) Sở này quản lý còn tậm tịt, để các VĐV, người dân đã thiếu càng thêm thiếu nơi tập luyện, thi đấu thể thao, thưởng thức nghệ thuật…
Từ đó, dư luận băn khoăn: Sở VH-TT có đủ tâm, tầm để làm “nhạc trưởng” dự án nhà hát Opera tốn kém và gây tranh cãi này trong tương lai?
3. Đúng là như ý ông Trần Du Lịch, làm những thứ thuộc về giá trị văn hóa, giá trị tâm hồn, thật khó đặng đừng. Chẳng đặng đừng, người Ấn mới có lăng Taj Mahal nơi tình yêu bất diệt; người Úc có Opera Sydney tráng lệ; người Bhutan làm nên tu viện Paro Taktsang trên vách núi hùng vĩ,…
Thêm nữa, khi đánh giá sự văn minh, phát triển xã hội, thế giới sẽ nhìn vào các bảo tàng, nhà hát, hay chùa chiền, chứ ít xem trọng mấy cao ốc như nêm cối, đen kịt, xám xịt, lạc lõng với không gian Sài Gòn vốn dĩ phải hài hòa cũ - mới, xưa - nay.
Nhưng nguồn lực đâu để xây dựng thay cho thế hệ mai sau?
TP.HCM có vẻ vẫn chưa bước ra khỏi “vết xe đổ”, khi phát triển đô thị còn dựa nhiều vào đất. Mà hiện tại, mỗi thửa đất nội đô sau bán/đổi, sẽ không mọc lên công viên, thư viện, thay vào đó sẽ là cao ốc, tiếp tục khiến kẹt xe, ngập nước ô nhiễm thêm trầm trọng.
Về nhà hát opera, chúng ta phải thừa nhận rằng, xây dựng một không gian phục vụ thẩm mỹ âm nhạc hàn lâm của công chúng và giao lưu quốc tế, là hợp thời đại.
Nhưng liệu công trình ấy có đủ tầm vóc để thành biểu tượng?
Cần nhớ, nhà hát opera, ngoài yêu cầu khắt khe về sự tinh tế, đẳng cấp trong thiết kế, thi công, loại hình âm nhạc trong nhà hát ấy còn đặc biệt kén khán giả.
TP.HCM và cả nước, theo quan sát, không dồi dào tín đồ âm nhạc hàn lâm. Nếu chúng ta không mau chóng phổ biến, bắt đầu từ trường học như nhiều quốc gia phát triển (thay vì các gia đình tự trang bị cho con em), thì âm nhạc hàn lâm vẫn chỉ dành cho một nhóm người, nhà hát giao hưởng nếu ra đời cũng dễ gặp viễn cảnh tối đèn, như nhà hát Ba Nón Lá ở Bạc Liêu vướng phải.
Thế nên, xây nhà hát opera nhưng chưa đo đếm nhu cầu công chúng, chuẩn bị nền tảng để âm nhạc hàn lâm phát triển, thì TP.HCM đang xây nhà từ nóc.
Xây nhà hát và gọi nó là “tầm vóc thế kỷ”, giữa lúc nhân dân đương đánh vật với kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm sớm chiều, TP.HCM có tự đẩy mình xa khát vọng văn minh, nghĩa tình, nhân ái?
Kiên Giang
(CLO) Việc Mỹ áp thuế 25% lên ô tô, linh kiện nhập khẩu khiến nhiều chủ xe lo lắng truy nguồn gốc chiếc xe mình đang dùng.
(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.
(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), PSG đã khép lại cuộc đua vô địch Ligue 1 một cách đầy ấn tượng khi đánh bại Angers tỷ số 1-0 trên sân nhà, qua đó có lần thứ tư liên tiếp bước lên ngôi cao nhất nước Pháp.
(CLO) Microsoft vừa công bố loạt nâng cấp quan trọng cho trợ lý AI Copilot nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty.
(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), Real Madrid để thua đáng tiếc 1-2 trước Valencia ngay tại sân nhà, với những tình huống gây tranh cãi, trong đó nổi bật là cú sút penalty hỏng của Vinicius Junior.
(CLO) Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man Utd vs Man City cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nghi lễ rước Thánh trong lễ hội làng Giá là một trong những nghi thức rước nổi tiếng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng của xứ Đoài.
(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 05/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự: “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” làm 01 người tử vong. Đối tượng sau khi gây tai nạn, điều khiển xe ô tô bỏ chạy và liên tiếp gây ra nhiều vụ tai nạn khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.