Lệnh cấm tái xuất LNG của Nga từ EU không hiệu quả
(CLO) EU cấm tái xuất LNG Nga, nhưng nhập khẩu vẫn tăng 18% năm 2024, cho thấy sự phụ thuộc chưa thể dứt ngay lập tức.
Theo dõi báo trên:
Khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên Dầu khí
Mở đầu tham luận, ông Trần Quang Dũng chia sẻ, cách đây 65 năm, ngày 23/7/1959, trong chuyến thăm để cảm ơn các quốc gia đã giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm khu công nghiệp dầu mỏ Bacu của nước Cộng hòa Azerbaijan. Tại đây, Bác đã đặt vấn đề với các nước bạn rằng sau này khi kháng chiến tại Việt Nam giành thắng lợi, Liên Xô nói chung và Azerbaijan nói riêng hãy giúp đỡ Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp Dầu khí mạnh.
Thời điểm đó, Việt Nam đang trong thời kỳ chiến tranh, đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu và chưa có khái niệm về dầu khí. Tuy nhiên, sau chuyến thăm đó, Việt Nam với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô đã hình thành nên ngành công nghiệp dầu khí, từng bước phát triển trải dài trong 6 thập kỷ qua. Đến nay, Petrovietnam đã trở thành Tập đoàn chủ lực của đất nước, đóng góp 9% trong tổng ngân sách nhà nước.
Ông Trần Quang Dũng, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tham luận tại diễn đàn
Cũng theo ông Trần Quang Dũng, kể từ khi tấn dầu thô đầu tiên được khai thác năm 1986, đến nay, hoạt động dầu khí đã bao phủ hầu hết thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam; không những bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp quan trọng cho ngân sách Nhà nước (NSNN), mà còn góp phần quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.
Với 5 hệ thống đường ống dẫn khí lớn, hằng năm, Petrovietnam cung cấp gần 9-11 tỉ m3 khí cho sản xuất 35% sản lượng điện quốc gia, 70% sản lượng đạm và 70-80% lượng khí cho các hộ tiêu thụ dân dụng của cả nước. Petrovietnam cũng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về cung cấp điện với tổng công suất các nhà máy điện của Petrovietnam đạt 6.605 MW, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng điện quốc gia. Hai nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ của Petrovietnam cung cấp ra thị trường trên 15 triệu tấn urê/năm, góp phần chấm dứt tình trạng khan hiếm phân bón, phụ thuộc vào phân bón nhập khẩu. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất từ khi chính thức đưa vào vận hành đến nay đã sản xuất khoảng 6 triệu tấn dầu/năm, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước, cũng như đáp ứng yêu cầu nhiên liệu của Bộ Quốc phòng...
Petrovietnam khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên Dầu khí của đất nước
Những năm gần đây, việc phát triển chuỗi liên kết giá trị trong hệ sinh thái Petrovietnam đã góp phần tích cực cho các đơn vị thành viên cùng nhau nghiên cứu các giải pháp nhằm tối đa nguồn lực, đổi mới sáng tạo để phát triển các sản phẩm mới, từng bước đáp ứng xu thế chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Có thể kể đến Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã nghiên cứu, sản xuất và xuất bán thành công 3 sản phẩm mới: BOPP, RFCC Naphtha, MixC4 và tối đa chỉ số RON để tăng sản lượng xăng Mogas 95; Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVCHEM) phát triển các sản phẩm hóa chất, hóa dầu có giá trị cao, thân thiện với môi trường như sản xuất PP Filler Masterbatch/ Compound từ bột PP… Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã cụ thể hóa chủ trương phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo, hợp tác với Công ty Sembcorp Utilities Ltd đầu tư xuất khẩu điện sang Singapore từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam; tích cực mở rộng cơ hội hợp tác, xây dựng chuỗi cung ứng trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi nói riêng và năng lượng tái tạo ngoài khơi nói chung tại Đài Loan (Trung Quốc), tiến tới mở rộng ra các nước trong khu vực. Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) nghiên cứu sử dụng các sản phẩm khí làm nguyên liệu cho các tổ hợp hóa dầu, thu hồi và lưu trữ CO2, công nghệ sản xuất hydrogen và amonia “xanh” góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Viện Dầu khí Việt Nam tập trung nghiên cứu cứng hóa CO2; v.v…
Đề cao trách nhiệm doanh nghiệp tiến tới phát triển bền vững
Cũng theo ông Trần Quang Dũng, để khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và trách nhiệm, trong quá trình hoạt động của mình, Petrovietnam luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam, các công ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia, đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ, cập nhật các công nghệ mới giúp giảm thiểu phát thải ra môi trường và hạn chế tối đa các rủi ro không mong muốn. Petrovietnam và các đơn vị thành viên luôn đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về an toàn, sức khỏe, môi trường (ATSKMT) hiện hành. Trong đó, các biện pháp, kế hoạch ngăn ngừa, giảm thiểu tác động môi trường, bao gồm:
Quản lý chất thải nghiêm ngặt, xử lý và tái chế chất thải rắn, lỏng và khí; Cải tiến công nghệ, tối ưu hóa vận hành, sử dụng năng lượng tiết kiệm và phát triển năng lượng tái tạo, như các dự án điện gió ngoài khơi và chương trình “LNG - Hành trình năng lượng xanh” để giảm phát thải khí nhà kính; Đánh giá và giảm thiểu tác động môi trường từ các hoạt động khai thác dầu khí, bảo vệ đa dạng sinh học.
Petrovietnam cũng xây dựng kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
Petrovietnam đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi/Ảnh minh họa
Về mặt xã hội, Petrovietnam chú trọng chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi của người lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và các chế độ lương thưởng tốt. Tập đoàn còn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ y tế, giáo dục và thực hiện các chương trình an sinh xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng xung quanh và các địa phương khó khăn.
Mục tiêu và nhiệm vụ trong thời gian tới
Theo ông Trần Quang Dũng, trong quá trình phát triển, Petrovietnam cũng đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm biến đổi khí hậu, biến động giá cả năng lượng và các yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Một trong những thách thức lớn nhất là làm thế nào để duy trì sản xuất trong khi giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường đồng thời không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt những cơ hội kinh doanh mới. Điều này đòi hỏi sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến, cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận trong và ngoài Tập đoàn.
Cụ thể, Petrovietnam đã và đang tập trung một số mục tiêu và nhiệm vụ như: Tăng cường tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và phát hiện mỏ mới; Nâng cao quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro và cam kết phát triển bền vững; Nghiên cứu khai thác năng lượng mới như khí hydrate (Băng cháy), khí sét, khí than,. và đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên; Duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực điện khí và đầu tư vào năng lượng tái tạo như điện gió ngoài khơi; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dầu khí, đầu tư vào cơ sở hạ tầng thích ứng với chuyển dịch năng lượng; Phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen “xanh” và “lam”, ammonia “xanh”; Phát triển dịch vụ kỹ thuật chất lượng cao và mở rộng sang ngành năng lượng tái tạo; Tăng cường đào tạo, trang bị kiến thức về công nghệ, an toàn và quản lý rủi ro.
“Với vai trò là đầu tàu của nền kinh tế, Petrovietnam cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực trong việc khai thác và sử dụng tài nguyên dầu khí một cách hiệu quả, trách nhiệm, không ngừng đổi mới và sáng tạo để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững. Với tinh thần “Một đội ngũ, một mục tiêu”, kinh nghiệm trong công tác quản trị biến động để vượt khó những năm gần đây sẽ là cơ sở để Petrovietnam thích ứng với xu hướng chuyển dịch năng lượng, từng bước xây dựng và phát triển trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển phồn vinh của đất nước", ông Trần Quang Dũng nhấn mạnh.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ là doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh vì lợi nhuận đơn thuần, mà là Tập đoàn kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc. Petrovietnam vinh dự được Đảng, Nhà nước giao trách nhiệm quản lý khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý báu, có giá trị đặc biệt lớn để phục vụ xây dựng đất nước. Đây là vinh dự lớn nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm rất nặng nề của Tập đoàn và đội ngũ cán bộ công nhân viên, người lao động dầu khí.
Huy Tùng
(CLO) EU cấm tái xuất LNG Nga, nhưng nhập khẩu vẫn tăng 18% năm 2024, cho thấy sự phụ thuộc chưa thể dứt ngay lập tức.
(CLO) XPeng chi 413 triệu USD xây nhà máy xe bay, đặt cược vào thị trường 2.000 tỷ USD, mở ra tương lai giao thông trên không.
(CLO) Sáng 30/3, tin từ Trạm Cảnh sát giao thông Krông Búk - Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đang vào cuộc xác minh thông tin đăng tải trên mạng xã hội về vụ việc một thanh niên đậu xe con giữa đường.
(CLO) Tổng thống Ecuador Daniel Noboa đã bổ nhiệm bà Cynthia Gellibert, Tổng thư ký Hành chính Công, làm Phó Tổng thống tạm quyền hôm thứ Bảy, thay thế bà Verónica Abad - người được bầu chọn trước đó.
(CLO) Ngày 30/3, tại TP. Hải Phòng, chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' do báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức đã diễn ra, mang theo những món quà thiết thực dành cho người dân vùng biển.
(CLO) Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, điện ảnh cũng bước vào một kỷ nguyên mới với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI). Một trong những gương mặt tiên phong trong xu hướng này chính là đạo diễn 9X Phạm Vĩnh Khương. Với tư duy đột phá, anh không chỉ biến AI thành công cụ sáng tạo mà còn dùng nó để bảo tồn và lan tỏa văn hóa truyền thống của người Việt theo cách hiện đại nhất.
(CLO) Ba công dân Trung Quốc đã mất tích tại vùng biển Ghana và được cho là đã bị bắt cóc sau một "vụ tấn công nghi do cướp biển" nhắm vào tàu đánh cá mang cờ Ghana của họ, theo quân đội quốc gia Tây Phi này thông báo hôm thứ Bảy.
(CLO) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lên kế hoạch cắt giảm nhân sự và thu hẹp quy mô hoạt động, do ngân sách bị cắt giảm hơn 1/5 sau khi Mỹ ngừng tài trợ, theo hãng tin Reuters trích dẫn một bản ghi nhớ nội bộ bị rò rỉ.
(CLO) Siêu du thuyền gần 500 triệu USD, nơi sẽ tổ chức tiệc cưới của vị tỷ phú Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez dài hơn 127m, có chi phí vận hành hàng năm khoảng 25 triệu USD.
(CLO) Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, tổng mức đầu tư Dự án là 109.717,499 tỷ đồng (thay cho mức 109.111,742 tỷ đồng tại Quyết định 1777/QĐ-TTg), tương đương 4.690,78 triệu USD (tỷ giá 1 USD = 23.390 VND công bố tại Vietcombank ngày 25/5/2020).
(CLO) Hàng loạt quốc gia gồm Anh, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore dự kiến sẽ đưa ra các khuyến cáo công dân nước mình không nên đi du lịch đến một số tỉnh ở miền nam Thái Lan và Myanmar trừ khi cần thiết.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
(CLO) Sáng ngày 31/3 sẽ diễn ra hoạt động đạp xe đạp hữu nghị qua biên giới từ cửa khẩu Động Trung (Trung Quốc) – Hoành Mô (Việt Nam) đến huyện Bình Liêu với chủ đề "Đạp xe qua biên giới, hữu nghị đồng hành" năm 2025.
(CLO) Sau 14 năm Thành Nhà Hồ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn đã và đang được triển khai trong khu vực di sản.
(CLO) Từ ngày 26/3 đến 31/3, tại sân Thái Học, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra Hà Nội Art Fair: Hội Làng nghệ “Đa sắc”, một sự kiện nghệ thuật đặc sắc quy tụ nhiều studio và họa sĩ, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.
(CLO) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Thái Nguyên vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thi công xây dựng đường giao thông kết nối đoạn 1, thuộc Dự án "Cầu Quang Vinh 1, cầu Quang Vinh 2 và hệ thống đường giao thông kết nối phường Đồng Bẩm, phường Quang Vinh và xã Cao Ngạn".
(CLO) EU cấm tái xuất LNG Nga, nhưng nhập khẩu vẫn tăng 18% năm 2024, cho thấy sự phụ thuộc chưa thể dứt ngay lập tức.
(CLO) Châu Âu nhập khẩu LNG đạt mức cao kỷ lục, tận dụng nhu cầu suy yếu từ châu Á để bổ sung kho dự trữ sau mùa đông khắc nghiệt.
Tiền tiểu đường là giai đoạn cảnh báo quan trọng trước khi bệnh tiểu đường type 2 thực sự phát triển. Nhiều người khi phát hiện mình có chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến ngưỡng tiểu đường thường lo lắng về nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
(CLO) Gazprom đối diện bước ngoặt lịch sử: doanh thu lao dốc, lỗ 180 tỷ USD, xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm hơn 5 lần.
(CLO) Ngày 29/3/2025, tại hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tư (NĐT) quý I/2025, ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, khẳng định cam kết của tỉnh trong việc đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN và NĐT phát triển bền vững, góp phần vào sự thịnh vượng chung của địa phương.
Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về tương lai của y học dự phòng và sức khỏe cộng đồng đã thành công tốt đẹp ngày 20-21 tháng 03 năm 2025 tại London (Anh) (INTERNATIONAL CONFERENCE ON FUTURE OF PREVENTIVE MEDICINE & PUBLIC HEALTH March 20-21, London, UK).
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức. Giải thưởng tiếp tục là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của TPBank trong việc tối ưu trải nghiệm và nâng cao hiệu quả vận hành cho khách hàng doanh nghiệp.
(CLO) Mỹ phát hiện 18 triệu tấn lithium dưới hồ Salton, mở ra cơ hội tự chủ pin xe điện và giảm phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines và UBND tỉnh Bình Thuận vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giai đoạn 2025-2030, mở ra cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư, thương mại và kết nối hàng không giữa hai bên.
(CLO) Ra mắt từ 1/3/2025 để thay thế cho Xanh SM Luxury, dịch vụ taxi điện cao cấp Xanh SM Premium đang ngày càng thu hút khách hàng nhờ những trải nghiệm 5 sao, từ không gian rộng rãi, tiện nghi tới đội ngũ tài xế chuyên nghiệp và mức cước hợp lý.