PGS.Nguyễn Huy Nga: Hà Nội nên cho F0 không triệu chứng cách ly tại nhà

Thứ tư, 10/11/2021 17:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế còn cho rằng, Hà Nội nên chuẩn bị sẵn hậu cần để phòng dịch bùng phát diện rộng.

Trong mấy ngày gần đây, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Hà Nội phức tạp lên khi có nhiều ca mắc trong cộng đồng.

Trong ngày 9/11, trên địa bàn thành phố ghi nhận tổng số 222 ca bệnh dương tính, trong đó cộng đồng 105 ca, khu cách ly 97, khu phong tỏa 20.

Xung quanh việc phòng chống dịch tại Hà Nội, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với Phó Giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Ông Nguyên Huy Nga cho rằng, dịch Hà Nội hiện nay phức tạp hơn.

Việc có nhiều ca dương tính với COVID-19 tăng lên trong mấy ngày qua chứng tỏ dịch đang lây lan mạnh trong cộng đồng.

pgsnguyen huy nga ha noi nen cho f0 khong trieu chung cach ly tai nha hinh 1

Việc cách ly y tế tại nhà giúp bớp áp lực lên bệnh viện để tập trung điều trị cho bệnh nhân nặng.

“Nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch cá nhân thì dịch lây lan mọi nơi, sẽ xuất hiện nhiều ca hơn và nhiều người sẽ nằm viện hơn, sẽ gây khó khăn cho công tác chống dịch” – ông Nga nhấn mạnh.

Tuy nhiên ông Nga băn khoăn: “Hiện có số liệu các ca dương tính của Hà Nội nhưng không nêu rõ các ca bệnh này nặng hay chỉ có triệu chứng bình thường.

Để đánh giá được, Hà Nội phải công bố rõ hơn về số người bị bệnh nặng, số người tử vong”.

Theo chuyên gia này, việc cho đi lại, không giãn cách nên vi rút phát tán từ người này sang người khác là tất nhiên, theo quy luật,  do đó số ca dương tính sẽ tăng.

Tuy nhiên, hiện người Hà Nội tỷ lệ tiêm 2 mũi đã nhiều, việc dịch gây ảnh hưởng lớn, quá tải bệnh viện chưa chắc đã xuất hiện.

Do đó, Hà Nội vẫn đang kiểm soát được dịch. Ngành Y tế vẫn kiểm soát được dịch, chưa có dấu hiệu quá tải.

Tuy nhiên, việc một ngày trên 300 ca/ngày  thì xu thế tăng lên sẽ đến lúc nhiều đến 3 ngàn ca mỗi ngày. Đến lúc đó, các bệnh viện có thể sẽ quá tải.

Đánh giá về phòng dịch, ông Nguyễn Huy Nga cho rằng ý thức của nhiều người dân Hà Nội vẫn còn chủ quan với dịch bệnh.

Trong khi các cơ quan chức năng vẫn tiếp tục chống dịch, vừa chống dịch vừa thực hiện Nghị quyết 128 nhưng nhiều người dân có vẻ chủ quan, tập trung đông người, ăn uống, đi lại.

“Việc chủ quan thì dịch sẽ lây lan ra nhiều hơn trong cộng đồng. Nhưng việc nhiều người dân không sợ COVID-19 xem đó là bệnh bình thường, tự do làm ăn, tìm cách phòng chống, coi đó bệnh có thể phòng được, chữa được cũng có ý nghĩa” – chuyên gia này phân tích.

Theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong công tác phòng chống dịch tới đây Hà Nội nên cho F0 không có triệu chứng được cách ly tại nhà. F1 cho ở nhà hoặc cho đi làm việc.

“F1 âm tính đi làm việc bình thường và có hướng dẫn các biện pháp nâng cao” – vị này nói và cho rằng “Hà Nội phải tăng cường về y tế cơ sở, phối hợp giám sát các F0 tại nhà. Để hỗ trợ điều trị, các bệnh viện tăng cường cơ sở đề phòng khi bệnh bùng phát nhiều ca nặng. Các bệnh viện giải quyết hậu cần sẵn sàng để sử dụng khi cần”.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết ở Việt Nam

Cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết ở Việt Nam

(CLO) Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.

Sức khỏe
Kỳ tích cứu sống cháu bé 3 tuổi bị công nông cán qua người

Kỳ tích cứu sống cháu bé 3 tuổi bị công nông cán qua người

(CLO) Ca mổ cấp cứu kéo dài 5 tiếng đồng hồ cùng sự cố gắng gấp rút của cả ekip phẫu thuật và gây mê sau đó là 15 ngày nằm hồi sức thở máy, giờ đây cháu đã có thể tỉnh táo hồi phục như một kỳ tích.

Sức khỏe
Gần 100 công nhân ở Đồng Nai nhập viện, nghi ngộ độc sau khi ăn bánh đa cua

Gần 100 công nhân ở Đồng Nai nhập viện, nghi ngộ độc sau khi ăn bánh đa cua

(CLO) Trong số 500 công nhân ăn bánh đa cua tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam, có gần 100 người bị nôn ói, đau bụng phải nhập viện.

Sức khỏe
Lần đầu tiên tại Việt Nam “siêu máy” CT 1975 lát cắt chẩn đoán đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút

Lần đầu tiên tại Việt Nam “siêu máy” CT 1975 lát cắt chẩn đoán đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút

(CLO) Bệnh viện Tâm Anh TP.HCM vừa ra mắt máy CT có tốc độ chụp nhanh nhất thế giới hiện nay, giúp phát hiện sớm và rất nhanh đột quỵ, ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Sức khỏe
Đi tìm lời giải cho bài toán bảo đảm an toàn thực phẩm- Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thói quen ăn uống tùy tiện

Đi tìm lời giải cho bài toán bảo đảm an toàn thực phẩm- Bài 1: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm từ thói quen ăn uống tùy tiện

(CLO) Vấn đề an toàn thực phẩm trở nên “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm tập thể diễn ra chỉ trong thời gian rất ngắn trở lại đây gần với hàng trăm người nhập viện. Thực trạng này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng mất an toàn an toàn thực phẩm...  Đi tìm lời giải căn cốt cho bài toán an toàn thực phẩm lại một lần nữa lại được báo chí và dư luận nhắc tới. Báo Nhà báo và Công luận khởi đăng loạt bài viết xung quanh vấn đề này.

Sức khỏe