(CLO) Việc tháo dỡ, di dời một số công trình quanh Hồ Hoàn Kiếm nhằm mở rộng không gian văn hóa, vui chơi đang thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Trước những thay đổi mang tính bước ngoặt này, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, đã có những chia sẻ sâu sắc với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận về tầm quan trọng của việc quy hoạch không gian công cộng trong quá trình phát triển đô thị của Hà Nội.
- Thưa ông, nhiều công trình quanh Hồ Hoàn Kiếm đang được tháo dỡ, di dời để mở rộng không gian văn hóa, vui chơi, góp phần thay đổi cảnh quan Thủ đô. Ông đánh giá như thế nào về quyết định này?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi cho rằng đây là một bước đi táo bạo, cần thiết và mang nhiều kỳ vọng. Hà Nội có chiều sâu lịch sử nhưng cũng đang đối mặt với những thách thức lớn trong quá trình phát triển đô thị. Việc mở rộng không gian công cộng quanh hồ Gươm – khu vực trung tâm hội tụ nhiều lớp ký ức văn hóa – nếu được thực hiện đúng hướng sẽ mang lại diện mạo tích cực cho Thủ đô.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. Ảnh: quochoi.vn
Tôi coi đây là cơ hội để Hà Nội điều chỉnh những phần không còn phù hợp với sự phát triển chung. Một số công trình trước đây được xây dựng phục vụ kinh tế, hành chính, thương mại nhưng dần trở nên lạc nhịp với không gian di sản vốn cần sự thanh thoát, hài hòa.
Tất nhiên, việc tháo dỡ không hề đơn giản vì mỗi công trình đều mang theo những gắn bó nhất định với người dân. Nhưng nếu sự đánh đổi này giúp tạo ra những không gian văn hóa, thư giãn đúng nghĩa, nơi người dân có thể tận hưởng vẻ đẹp của hồ Gươm một cách trọn vẹn hơn, thì đó là một thay đổi xứng đáng.
Tuy nhiên, điều quan trọng là quá trình này phải có tầm nhìn, tôn trọng quá khứ và lắng nghe hiện tại. Những công trình có giá trị kiến trúc, văn hóa cần được rà soát kỹ lưỡng để có phương án bảo tồn, chuyển đổi công năng hoặc lưu giữ một cách sáng tạo.
Việc mở rộng không gian văn hóa không nên đồng nghĩa với xóa bỏ ký ức, mà phải là cách để ký ức ấy được tiếp nối trong một hình thái mới, phù hợp hơn với nhịp sống hiện đại.
- Một trong những công trình đáng chú ý nhất trong diện tháo dỡ là tòa nhà Hàm cá mập. Ông nghĩ sao về quyết định này?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Việc tháo dỡ tòa nhà Hàm cá mập chắc chắn sẽ gợi lên nhiều cảm xúc trong lòng người dân cũng như du khách. Đó là một biểu tượng quen thuộc, nơi gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ. Tôi hoàn toàn hiểu được những luyến tiếc, thậm chí là tranh luận xoay quanh quyết định này.
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khách quan, tòa nhà Hàm cá mập chưa bao giờ thực sự hòa quyện với cảnh quan hồ Gươm – một không gian vốn thanh thoát, cổ kính và linh thiêng. Khi công trình này được xây dựng vào những năm 90, nó đại diện cho một bước phát triển mới của Hà Nội. Nhưng hiện tại, khi ưu tiên hàng đầu là mở rộng không gian công cộng, tôn trọng di sản, thì sự tồn tại của công trình này không còn phù hợp.
Tôi cho rằng, việc tháo dỡ không có nghĩa là “xóa đi một kỷ niệm”, mà là cách để làm mới ký ức theo một cách khác. Khi không gian quanh hồ Gươm trở nên khoáng đạt hơn, khi Tháp Rùa có thể được nhìn thấy trọn vẹn từ mọi hướng, khi người dân có thêm chỗ dạo bộ, nghỉ chân, giao lưu – thì chính nơi ấy, ký ức sẽ được tiếp nối trong một hình hài khác, nhẹ nhõm và gần gũi hơn.
Thời điểm trước khi tháo dỡ, hàng trăm người dân và du khách "đổ xô" về toà nhà Hàm cá mập để chụp hình.
- Không chỉ tòa nhà Hàm cá mập, khoảng hơn 50 công trình khác cũng nằm trong diện tháo dỡ để mở rộng không gian. Theo ông, có nên cân nhắc lại hay cần giải pháp nào khác?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Khi nhìn từ góc độ văn hóa, việc tháo dỡ hàng loạt công trình quanh Hồ Hoàn Kiếm là một câu chuyện không hề đơn giản. Đây không chỉ là những khối bê tông, mà còn là những điểm neo ký ức, nơi chồng lấp từng lớp lịch sử Hà Nội qua nhiều thế hệ.
Tôi nghĩ rằng, không nên đặt vấn đề theo hướng cực đoan – hoặc giữ lại tất cả, hoặc dỡ bỏ toàn bộ. Thay vào đó, cần một quá trình chọn lọc kỹ lưỡng, dựa trên những tiêu chí cụ thể về giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa, mức độ ảnh hưởng đến quy hoạch chung và cảm xúc cộng đồng.
Có những công trình dù cũ nhưng chứa đựng hồn phố, có thể cải tạo để phù hợp với nhu cầu mới. Ngược lại, những công trình không còn phù hợp thì tháo dỡ là hợp lý, nếu thay thế bằng giải pháp quy hoạch nhân văn và bền vững.
Hà Nội cần phát triển hạ tầng, giao thông nhưng cũng phải gìn giữ bản sắc đô thị. Một Thủ đô nghìn năm văn hiến không thể chỉ có đường rộng, quảng trường lớn, mà còn cần cả những không gian lưu giữ ký ức, làm nên “chất Hà Nội”.
Khu vực đài phun nước trước toà nhà Hàm cá mập.
- Ở góc độ cá nhân, ông kỳ vọng gì về diện mạo mới của khu vực hồ Gươm sau quá trình cải tạo?
PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi mong rằng sau quá trình cải tạo, hồ Gươm sẽ thực sự trở thành một không gian văn hóa công cộng kiểu mẫu – nơi không chỉ để ngắm cảnh, mà còn là sân khấu mở của đời sống văn hóa Thủ đô, nơi diễn ra các hoạt động nghệ thuật đường phố, không gian trưng bày di sản, giao lưu cộng đồng.
Nếu được quy hoạch tốt, nơi đây hoàn toàn có thể trở thành “tấm danh thiếp” văn hóa của Hà Nội – một điểm đến không thể bỏ qua với du khách, một không gian sinh hoạt văn hóa sống động cho người dân, và là biểu tượng của một thành phố phát triển bền vững trên nền tảng văn hóa.
Tôi tin rằng, nếu thay đổi lần này được thực hiện bài bản, có sự đồng thuận xã hội và tầm nhìn dài hạn, Hà Nội sẽ có một hồ Gươm đẹp hơn, rộng mở hơn, nhiều đời sống hơn – một không gian thực sự xứng đáng với vị thế trái tim của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết Hà Nội 3 ngày tới (31/3 - 2/4), không khí lạnh tăng cường tràn về liên tiếp khiến nền nhiệt tiếp tục ở mức thấp dưới 15 độ, kèm có lúc mưa nhỏ khiến cảm giác rét buốt tăng lên.
(CLO) Mặc dù lượt xem của 'Sự nghiệp chướng' tính tới chiều 30/3 vẫn rất cao với con số hơn 21 triệu song MV 'Bắc Bling' của Hòa Minzy bất ngờ trở lại vị trí dẫn đầu top trending trên YouTube.
(CLO) Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đang tiến hành củng cố hồ sơ, xử lý nhóm thanh niên điều khiển xe máy vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên cầu Nhật Tân gây bức xúc dư luận.
(CLO) Lewandowski toả sáng với cú đúp, Barca dễ dàng đánh bại Girona tỷ số 4-1 để củng cố ngôi đầu La Liga, với 3 điểm nhiều hơn đại kình địch Real Madrid trên bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Rạng sáng 31/3 (giờ Việt Nam), Man City dù bị đối thủ dẫn trước nhưng nhờ các pha lập công của Haaland và Marmoush đã lội ngược dòng kịch tính giành chiến thắng 2-1 trước Bournemouth trong hiệp 2. Nhờ đó, Man City đã giành vé vào thi đấu bán kết.
(CLO) Trung Quốc vừa đạt bước tiến quan trọng trong công nghệ tổng hợp hạt nhân khi "mặt trời nhân tạo" thế hệ mới, China Circulation-3, lần đầu tiên đạt nhiệt độ trên 100 triệu độ C cho cả hạt nhân nguyên tử và electron.
(CLO) Ngôi sao huyền thoại Richard Chamberlain, nổi tiếng với vai diễn Cha Ralph trong "Tiếng chim hót trong bụi mận gai", đã qua đời ở tuổi 91 sau một cơn đột quỵ tại Hawaii vào ngày 29/3, theo CNN đưa tin.
(CLO) Trận động đất khủng khiếp ở Myanmar không chỉ khiến các tòa nhà tại thủ đô Bangkok của Thái Lan rung lắc dữ dội, nó cũng được cho rằng sẽ khiến ngành du lịch của xứ sở Chùa Vàng thêm chao đảo.
(CLO) Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới, trong đó, rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 với số điểm 4,3/5 sao.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Bộ đôi cầu thủ Khuất Văn Khang và Danh Trung cùng nhau ghi bàn, Thể Công Viettel đánh bại HAGL tỷ số 2-0 để giành vé vào thi đấu bán kết Cúp Quốc gia 2024/25.
(CLO) Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới, trong đó, rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 với số điểm 4,3/5 sao.
(CLO) Chiều 30/3 tại Quần đảo Cát Bà - Di sản thiên nhiên thế giới, huyện Cát Hải tổ chức Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền di sản).
(CLO) Ngày 30/3, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định đưa Nghệ thuật Lân Sư Rồng của người Hoa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời xếp hạng thêm bảy di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố.
(CLO) Sáng ngày 30/3, Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam (tên dân gian là điện Hòn Chén) được tổ chức tại địa điểm chính là điện Huệ Nam tọa lạc tại làng Hải Cát, phường Long Hồ, thành phố Huế.
(CLO) Từ ngày 29-31/3 (tức ngày 1-3/3 âm lịch), tại xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra lễ hội Hoành Sơn Thánh Mẫu năm 2025. Sự kiện thu hút hàng nghìn lượt khách tham gia, góp phần tôn vinh giá trị văn hóa tâm linh truyền thống.
(CLO) Ngày 30/3 tại Hà Nội, tại Hà Nội, được sự đồng ý của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Thời báo Văn học nghệ thuật phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Truyền thông Tri thức số (TTS) và CinePlus tổ chức Gặp mặt báo chí Phát động cuộc thi “Sáng tác cùng dế” dành cho đối tượng là các em thiếu niên và nhi đồng trong nước.
(CLO) Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, điện ảnh cũng bước vào một kỷ nguyên mới với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI). Một trong những gương mặt tiên phong trong xu hướng này chính là đạo diễn 9X Phạm Vĩnh Khương. Với tư duy đột phá, anh không chỉ biến AI thành công cụ sáng tạo mà còn dùng nó để bảo tồn và lan tỏa văn hóa truyền thống của người Việt theo cách hiện đại nhất.
(CLO) Từ ngày 26/3 đến 31/3, tại sân Thái Học, Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra Hà Nội Art Fair: Hội Làng nghệ “Đa sắc”, một sự kiện nghệ thuật đặc sắc quy tụ nhiều studio và họa sĩ, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng yêu nghệ thuật.
(CLO) Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 năm 2025 sẽ diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ từ ngày 4-8/4/2025 với chủ đề "Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ".