"Phải bỏ độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu"

Thứ năm, 06/06/2024 06:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo TS Lê Xuân Nghĩa, muốn thị trường vàng phát triển bền vững nhất định phải sửa lại Nghị định 24, đặc biệt là điều khoản quan trọng nhất quy định về vấn đề Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Đồng thời phải bỏ độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu.

Nhằm “ghìm cương” giá vàng, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Đơn cử như tổ chức các phiên đấu thầu vàng sau 11 năm,  hoặc cho phép 4 ngân hàng thương mại nhà nước bán vàng miếng theo mức giá được Ngân hàng Nhà nước công bố.

Với giải pháp thứ nhất tổ chức các phiên đấu thầu vàng miếng đã không mang lại được hiểu quả mong đợi, giá vàng vẫn tăng phi mã.

Trong khi đó, với giải pháp mới nhất - cho phép các ngân hàng tham gia bán vàng đã đem lại hiệu quả, giá vàng đang từ “đỉnh” trên 90 triệu đồng/lượng đã giảm rất nhanh xuống dưới 79 triệu đồng/lượng vào hôm nay.

phai bo doc quyen xuat nhap khau vang nguyen lieu hinh 1

Muốn thị trường vàng phát triển bền vững nhất định phải sửa lại Nghị định 24. (Ảnh: Quang Hùng)

Nhận định về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng: Có ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến vàng tăng giá là do vấn đề lãi suất, bất động sản hay tỷ giá hối đoái,… bởi tất cả những yếu tố này đều có khả năng tác động đến giá vàng. 

“Nhưng vàng không bao giờ “làm khổ” những yếu tố đó cả, vàng từ xa xưa đã được con người gắn cho một bản vị đáng quý, hàng trăm năm trước vàng là bản vị của tiền, thậm chí có ý kiến rằng do in tiền giấy quá nhiều nên mới quay  trở lại quản lý vàng cho đỡ lạm phát. Điều đó cho thấy rằng, lỗi nằm ở các chính sách khác, không phải lỗi của vàng”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, muốn thị trường vàng phát triển bền vững nhất định phải sửa lại Nghị định 24, đặc biệt là điều khoản quan trọng nhất quy định về vấn đề Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. 

Tiếp đến bỏ độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu. Cuối cùng là trả lại thương hiệu SJC cho hãng SJC. Nếu làm được điều này, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, giá vàng sẽ bình ổn trở lại.

“Riêng về vấn đề cho phép xuất nhập khẩu vàng là do Ngân hàng Nhà nước quyết định. Ngân hàng Nhà nước có thể lựa chọn ra 12 công ty vàng bạc đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vàng”, ông Nghĩa nói.

Theo dự báo của Hội đồng vàng thế giới khối lượng vào nhập khẩu của Việt Nam vào khoảng 50 tấn, nếu quy đổi sang đơn vị tiền sẽ tương đương khoảng 3 tỷ USD, con số này còn thấp hơn xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam.

Khó khăn ở chỗ khó kiểm soát khối lượng xuất nhập, theo tôi, thuế chính là công cụ mạnh mẽ nhất, hữu hiệu nhất của nhà nước trong việc giải quyết khó khăn này. Nếu muốn khuyến khích thì hạ thuế xuống, thuế giảm kéo theo việc giảm buôn lậu.

“Tôi cho rằng, nên coi vàng là một yếu tố mang nhiều tính thương mại hơn tính tiền tệ. Trên thế giới, không có ngân hàng trung ương nào quản lý vàng như ngân hàng trung ương của Việt Nam, họ chỉ coi vàng là chính sách tiền tệ ở khu vực dự trữ và coi đó là loại hàng hóa kinh doanh thông thường”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia có chính sách quản lý thị trường vàng rất tốt, công khai trong việc cho phép doanh nghiệp nước họ nhập khẩu vàng và phân phối vàng miếng.

TS Lê Xuân Nghĩa lấy làm tiếc khi Việt Nam là quốc gia rất có uy tín về gia công vàng trang sức, thời gian tới nếu giá vàng trong nước và giá vàng thế giới tương đối ổn định, việc xuất khẩu vàng trang sức sẽ khá tốt như Trung Quốc và Ấn Độ đang làm, với 2 quốc gia này vàng trang sức là mặt hàng xuất xuất quan trọng, đồng thời họ đang thống soái thị trường trang sức trên toàn thế giới.

Với Việt Nam, nếu xuất khẩu bây giờ sẽ lỗ vì giá vàng trang nước chênh lệch quá cao, ảnh hưởng tới việc xây dựng thương hiệu thủ công mỹ nghệ về vàng của nước ta.

"Về chính sách quản lý, chúng ta nên đi theo thông lệ quốc tế, tức là cho phép xuất nhập khẩu vàng bình thường và được quản lý bằng thuế. Trên thế giới, các quốc gia đã điện tử hóa trong kinh doanh vàng và điều này không có gì khó khăn đối với Việt Nam", ông Nghĩa nói thêm.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Ấn Độ sẽ khó thu hẹp khoảng cách việc làm ngay cả khi tăng trưởng 7%

Ấn Độ sẽ khó thu hẹp khoảng cách việc làm ngay cả khi tăng trưởng 7%

(CLO) Ấn Độ sẽ phải nỗ lực để tạo đủ việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng trong thập kỷ tới ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng 7%, đồng thời cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới sẽ cần nhiều bước đi phối hợp hơn để thúc đẩy việc làm và chuyên môn của lao động, theo Citigroup.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả nước không đúng quy trình, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà bị xử phạt gần 200 triệu đồng

Xả nước không đúng quy trình, Công ty CP Thủy điện Bắc Hà bị xử phạt gần 200 triệu đồng

(CLO) Chánh thanh tra Bộ Công Thương vừa quyết định xử phạt hành chính 185 triệu đồng Công ty cổ phần Thủy điện Bắc Hà (Lào Cai) do sai phạm của Nhà máy Thủy điện Bắc Hà.

Thị trường - Doanh nghiệp
BYD (Trung Quốc) sẵn sàng xây dựng nhà máy EV trị giá 1 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ

BYD (Trung Quốc) sẵn sàng xây dựng nhà máy EV trị giá 1 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm công bố thỏa thuận với hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD để xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD ở phía Tây đất nước. Động thái này được cho là thúc đẩy sự hiện diện của nhà sản xuất ôtô Trung Quốc tại châu Âu vào thời điểm căng thẳng thương mại leo thang.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản dự kiến thiếu gần 1 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040

Nhật Bản dự kiến thiếu gần 1 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040

(CLO) Nếu muốn đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số giảm, Nhật Bản được dự báo cần bổ sung gần 1 triệu lao động nước ngoài sau 16 năm nữa.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Cần đánh giá kỹ tác động áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

TS. Nguyễn Minh Thảo, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, đề xuất đưa các sản phẩm đồ uống vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không hữu hiệu, vì sắc thuế này sẽ tạo tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn hơn lợi ích có thể đạt được.

Thị trường - Doanh nghiệp