Phải chấp nhận rủi ro để bảo vệ hội viên tới cùng

Thứ sáu, 03/04/2015 08:17 AM - 0 Trả lời

Phải chấp nhận rủi ro để bảo vệ hội viên tới cùng

(NB&CL) - “Những năm vừa qua, giới báo chí nói chung và các nhà báo chúng ta đã nỗ lực hết mình vì lẽ phải nhưng kết cục đã đi đến đâu? Số lượng và mức độ nghiêm trọng của các vụ hành hung nhà báo, hay nói theo kiểu giang hồ, chợ búa đó là “dằn mặt” các nhà báo, có xu hướng ngày càng gia tăng”. Nhà báo Đoàn Pháp- Phó Chủ tịch Thường trực HNB tỉnh Phú Yên- đã nhìn nhận như vậy về câu chuyện bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của hội viên hiện nay. Theo ông, nếu lãnh đạo các Hội Nhà báo không có lòng dũng cảm, không dám chấp nhận những rủi ro đến với mình thì sẽ không bao giờ bảo vệ được họ.
 
Báo Công luận 
Nhà báo Đoàn Pháp - Phó Chủ tịch thường trực HNB tỉnh Phú Yên 
 
Không thể mãi “đáng tiếc, thông cảm”
 
Qua các báo cáo và ý kiến phản ánh tại những cuộc hội thảo gần đây nhất đã thể hiện không ít những bức xúc từ phía những người quan tâm đến công tác Hội và hội viên. Nhưng trên thực tế, những công văn, đề nghị kiến nghị về các vụ hành hung, cản trở nhà báo thường được các cơ quan trả lời theo kiểu: “Thật là đáng tiếc đã để xảy ra tình trạng này, chúng tôi sẽ nghiêm túc kiểm điểm những cá nhân làm sai…” hoặc “vì chúng tôi bị nhầm, không biết anh (chị) ta là nhà báo…” hoặc “mong các đồng chí hết sức thông cảm…” 
 
Và có một thực tế mà tôi nghĩ rằng tất cả các đồng chí lãnh đạo Hội Nhà báo trên cả nước đều luôn trăn trở, đắn đo giữa sự thật, lẽ phải và trách nhiệm với những tồn tại từ cơ chế quản lý, chỉ đạo báo chí. Ví dụ như: xét về Luật Báo chí và quy định đạo đức nghề nghiệp, thông tin nhà báo đưa ra là hoàn toàn trung thực, khách quan, không làm ảnh hưởng đến an ninh, chính trị đất nước, không làm mất ổn định xã hội… tuy nhiên đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân hoặc của một nhóm quyền lực nào đó có quyền chi phối báo chí vì vậy nhà báo đó vẫn phải bị cơ quan chỉ đạo khiển trách, có khi bị kỷ luật. Trong trường hợp này, Thường trực Hội sẽ bảo vệ hội viên của mình như thế nào? Theo tôi, nếu như không có lòng dũng cảm, không dám chấp nhận những rủi ro đến với mình thì sẽ không bao giờ bảo vệ được họ. Từ thực tế ở Phú Yên, trong nhiều năm qua, ngoài việc một phóng viên là hội viên của LCH Đài Truyền hình Việt Nam bị hành hung khi tác nghiệp, tại địa phương chúng tôi chưa xảy ra vụ hành hung nào nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của nhà báo- hội viên. Có lẽ do địa bàn chúng tôi chưa có những vụ việc nóng về tiêu cực, nhưng cũng có thể nói có tiêu cực mà báo chí chưa phát hiện ra và chúng tôi còn thiếu những nhà báo dũng cảm?! Dù chưa xảy ra những vụ hành hung nghiêm trọng nhưng việc cản trở, hăm dọa nhà báo thì không ít. Để đảm bảo thông tin nhanh về vụ việc hành hung cản trở các nhà báo trong khi tác nghiệp, Thường trực Hội đã thông báo số điện thoại đường dây nóng của Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh và của Hội Nhà báo Việt Nam đến từng Ban Thư ký chi hội. Tuy nhiên, những thông tin này ít khi HNB được tiếp cận, một vài trường hợp được thông tin muộn màng tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức (1 lần/tháng) hoặc giao ban báo chí theo quy chế của Ủy ban nhân dân tỉnh do Sở TT&TT, Ban Tuyên giáo và HNB tổ chức 3 tháng/lần. 
 
Chú trọng tới khâu phối hợp xử lý
 
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên khi hành nghề trong tình hình hiện nay, theo tôi Thường trực Hội cần xây dựng và tổ chức thực hiện không ít các giải pháp. Bởi lẽ, bảo vệ nhà báo trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật không chỉ có chúng ta mà phải toàn xã hội. Nhận thức về nhiệm vụ đặc thù nghề nghiệp của nhà báo, cũng như trách nhiệm của tổ chức của những người làm báo là HNB cũng cần được thông suốt đối với toàn xã hội. Vì vậy, HNB cần phải phối hợp với các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí tại địa phương, cơ quan tuyên truyền, bảo vệ pháp luật để làm tốt công tác truyền thông trong xã hội để các tổ chức và cá nhân cập nhật, nắm bắt đầy đủ những quy định pháp luật của hoạt động báo chí, quyền tác nghiệp hợp pháp của nhà báo như thế nào; hướng tới việc các tổ chức và cá nhân sẵn sàng hỗ trợ nhà báo khi bị hành hung, cản trở. Thông tin về các vụ việc cản trở, hành hung nhà báo Hội phải xử lý và kiến nghị đến các cơ quan chức năng kịp thời; đăng tải công khai trên các phương tiện truyền thông. Đồng thời, tăng cường các lớp bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho nhà báo- hội viên về những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, các kỹ năng tác nghiệp để đề phòng, đối phó với nguy cơ bị hành hung. Bên cạnh đó, phối hợp giữa HNB với Sở TT&TT, Ban Tuyên giáo, Công an tỉnh xây dựng cơ chế phối hợp xử lý các vụ việc nhà báo bị hành hung, cản trở trong hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Mà cơ chế phối hợp xử lý đó phải xác định ranh giới hành vi hợp pháp của nhà báo trong khi tác nghiệp, trường hợp nào là nhà báo đang thi hành công vụ… Đặc biệt, một điều vô cùng cần thiết là cần thành lập nhóm các nhà báo tâm huyết, có trách nhiệm phản ứng nhanh khi có nhà báo, hội viên bị hành hung, cản trở. Nhóm các nhà báo này có nhiệm vụ trực tiếp điều tra, phản ánh vụ việc trên tinh thần đúng Luật Báo chí, không chờ sự trả lời theo cơ chế văn bản và phụ trách nhóm là đồng chí Trưởng Ban Kiểm tra của Hội… 
 
Ngọc Lành (Ghi)

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội