Nước đầu nguồn sông Đà bị nhiễm bẩn:

Phải có người chịu trách nhiệm về an ninh nguồn nước!

Thứ năm, 17/10/2019 10:47 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) UBND TP. Hà Nội vừa phát đi thông cáo liên quan đến việc nguồn nước sinh hoạt của người dân tại các khu vực Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai… có mùi khét nồng nặc, có váng dầu thời gian gần đây.

Một trong những điểm đáng chú ý trong thông cáo của thành phố Hà Nội là việc Công ty Viwaco đã phát hiện ra việc nguồn nước bị nhiễm dầu bẩn nhưng không báo cáo và không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định.

Có dấu hiệu đổ trộm dầu nhớt thải đầu nguồn

Theo UBND thành phố, sau khi nhận được phản ánh của người dân và báo chí, Chủ tịch UBND thành phố đã thành lập ngay một tổ công tác với sự tham gia của các sở ngành kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà, cụ thể là tại các bể chứa nước trung gian, trạm bơm tăng áp, hệ thống đường ống truyền dẫn cấp nước của Nhà máy nước sông Đà tại Hòa Bình, bao gồm cả khu vực hồ chứa nước mặt.

7261571039600_6143

Sau đó cũng tiến hành lấy mẫu nước để xét nghiệm tại nhà máy (trước nguồn) sau khi xử lý các bể chứa trung gian, bể tăng áp tại huyện Thạch Thất, quận Nam Từ Liêm và tại bể chứa nước cấp nước của Công ty tại khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tại một số bể chứa của một số tòa nhà chung cư, vòi nước hộ gia đình.

Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu lãnh đạo Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà báo cáo giải trình gửi đoàn công tác.

Kết quả kiểm tra đến nay của đoàn công tác bước đầu xác định: 

Tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy). Một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng ngày 08/10/2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như thành phố Hà Nội.

Công ty cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân.

k2

Đáng chú ý, Tổ công tác đã kiểm tra việc vận hành lọc nước của Nhà máy vào các ngày 11, 12, 13, 14/10/2019 nhưng toàn bộ hệ thống của nhà máy nước vẫn hoạt động bình thường.

Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm, UBND thành phố cho biết: Các cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Thành phố đã lấy nhiều mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để xét nghiệm. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Thành phố theo QCVN 01:2009/BYT xác định: 

Các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian).

Các chỉ tiêu giám sát nước độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát. Chỉ tiêu mùi vị là không đạt.

Từ kết quả xác minh, kết quả giám định xác định mùi “khét” có tại trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo (kết quả xét nghiệm có hàm lượng 0,8mg/l- Nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN).

Từ các kết quả ban đầu của việc kiểm tra, UBND thành phố Hà Nội khuyến cáo:

Trong thời gian trước mắt, khi Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà chưa súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp, mọi người dân có sử dụng nước thuộc vùng do Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Mà nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp.

Để cung cấp kịp thời nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng, UBND Thành phố bố trí các xe téc của Công ty Nước sạch Hà Nội túc trực để sẵn sàng chở nước đến cung cấp cho người dân theo nhu cầu. (Khi cần đề nghị nhân dân trong vùng ảnh hưởng điện đến số 0903461980, đồng chí Hùng - TGĐ Công ty Nước sạch Hà Nội, để được cung cấp theo yêu cầu).

UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn gửi UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức điều tra làm rõ hành vi đổ trộm chất dầu thải tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, cũng như hành vi thiếu trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà khi biết rõ có sự ô nhiễm từ nguồn dầu thải đã không có hành vi ngăn chặn kịp thời dẫn đến sự cố nhiễm toàn bộ hệ thống cung cấp nước cung cấp cho người dân tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

dan-cu-khu-vuc-nao-dung-nuoc-may-song-da

Hành động thiếu trách nhiệm, lấp liếm, lừa dối người dân

Trả lời báo chí ngày 14/10, ông Nguyễn Văn Tốn - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà (Viwasupco), cho rằng công ty không bưng bít thông tin vì sau khi phát hiện sự việc, đơn vị đã có thông báo gửi chính quyền và cơ quan công an để điều tra.

“Chúng tôi thường xuyên liên hệ với các khách hàng và gửi kết quả kiểm tra chất lượng nước do công ty tự kiểm tra cho họ. Chúng tôi gửi kết quả kiểm tra qua mạng xã hội cho 1-2 khách hàng”, ông Tốn nói.

Bên cạnh đó, ông Tốn cũng cho biết công ty chưa lên tiếng trong những ngày trước đây là “sợ không khách quan”. Vị giám đốc nói công ty chưa công bố thông tin vì chờ kết quả kiểm tra của đoàn liên ngành thành phố để khẳng định rằng nước có mùi lạ có phải là trách nhiệm của công ty hay không.

Thực tế, từ ngày 9/10, lúc người dân có phàn nàn về nước có mùi lạ, công ty này chưa có bất cứ một cảnh báo, thông tin nào đến người dân. Công ty cũng không giải thích điều gì về việc nước đầu nguồn bị nhiễm dầu và cũng không xin lỗi khi người dân phải dùng nước ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe.

Trả lời báo chí, đại diện công ty nước sạch lại cho rằng kết quả tự kiểm tra của công ty là nước đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nước có mùi do lượng clo cao, không có độc tố.

Trong khi đó, ông Hoàng Văn Thức - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, cho rằng lãnh đạo nhà máy nước sạch đã biết sự việc nhưng vẫn tiếp tục cấp nước cho người dân là hành động thiếu trách nhiệm. “Nguồn nước sông Đà rất quan trọng, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho hàng vạn người dân. Doanh nghiệp không kiểm soát tốt để ảnh hưởng đến chất lượng nước là rất thiếu trách nhiệm”, ông Thức nói.

Điều đáng sợ nhất, đáng cảnh báo nhất lại nằm ở khía cạnh an ninh nguồn nước.

Hãy thử đặt ra để trả lời một câu hỏi hoàn toàn có thể xảy ra: Nếu nguyên do gây ô nhiễm nguồn nước không phải là dầu, không phải một “hành động vô trách nhiệm” mà là sự phá hoại có chủ đích? Hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng khi vấn đề kiểm soát, đảm bảo an ninh nguồn nước còn bị buông lỏng ở nhiều nơi.

“Hậu quả không tưởng tượng nổi” là từ dùng của Phó Tổng cục trưởng Hoàng Văn Thức khi ông đề nghị “cần kiểm soát tốt nguồn nước đầu nguồn”. Đó là lời đề nghị dân cần và chưa bao giờ là muộn.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn