(CLO) Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An cho rằng, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) vẫn chủ yếu quy định đối với hoạt động đấu thầu trong tình trạng bình thường, chưa đủ chặt chẽ để đảm bảo thực hiện công tác đấu thầu trong các trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
Ngày 24/5, thảo luận trước Quốc hội về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An (đoàn Long An) bày tỏ quan tâm đến quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu. Đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ hơn các hành vi như thông thầu, dàn xếp, thỏa thuận và cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu. Bởi vì hiện nay các hành vi gian lận trong đấu thầu diễn biến rất phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, khó nhận biết, không xử lý được do chưa có quy định cụ thể. Do đó, việc quy định, hướng dẫn cụ thể các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu và việc thi hành pháp luật đấu thầu được công khai, chặt chẽ và minh bạch hơn.
Các Đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp.
Về chỉ định thầu, Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An cho rằng, tại điểm i khoản 1 Điều 23 quy định gói thầu chỉ có duy nhất một nhà thầu thực hiện được trên thị trường do yêu cầu về giải pháp công nghệ. Nữ Đại biểu đề nghị dự thảo luật cần quy định rõ hơn cách thức để xác định cụ thể nội dung này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan, đơn vị khi áp dụng. Vì trong thực tiễn thì một số lĩnh vực như y tế thì chỉ có một nhà sản xuất thực hiện nhưng để các cơ sở y tế chứng minh mặt hàng đó là duy nhất để thực hiện chỉ định là khó thực hiện.
Đồng thời, đối với gói thầu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 23, chủ đầu tư quyết định chịu trách nhiệm việc chỉ định thầu cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu. “Tôi đề nghị nên quy định thời hạn dài hơn, cụ thể là 30 ngày vì thực tế khi hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu các gói thầu khẩn cấp phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua với 15 ngày thì đối với các chủ đầu tư rất khó đảm bảo thời gian để hoàn chỉnh thủ tục. Ngoài ra, qua nghiên cứu dự thảo luật thì đã bổ sung, mở rộng thêm nhiều trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu. Theo tôi, việc mở rộng này là chưa phù hợp, vì về lâu dài sẽ không tạo ra tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ xảy ra tiêu cực. Mặc dù trong báo cáo tiếp thu, giải trình có nêu nhưng tôi đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát, quy định chặt chẽ hơn các trường hợp và thẩm quyền quyết định các trường hợp chỉ định thầu theo quy định tại Điều 23 của dự thảo luật, tránh việc áp dụng tùy tiện hoặc lách các quy định của pháp luật”, nữ Đại biểu Quốc hội phân tích.
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An thảo luận.
Về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, Đại biểu đề nghị cần tiếp tục kế thừa và lược hóa danh mục các gói thầu quy định tại khoản 1, 2, 9, 10, 20, Điều 3 Quyết định số 17 của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/4/2019, vì các gói thầu như vậy phát sinh trên thực tế thì cần thiết đưa vào luật để điều chỉnh.
Về các quy định liên quan đến việc xử lý tình huống và giải quyết kiến nghị khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đấu thầu, Đại biểu đề nghị chỉ quy định một quy trình kiến nghị. Bởi vì quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, chấm thầu do chủ đầu tư bên mời thầu thực hiện, do đó các kiến nghị của nhà thầu nên được chủ đầu tư rà soát và giải quyết trước, trường hợp nhà thầu không đồng ý thì có thể kiến nghị đến người có thẩm quyền và hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị.
“Tôi đề nghị ban soạn thảo cần rà soát, điều chỉnh lại thời gian giải quyết các kiến nghị về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu và giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu cho phù hợp thực tế. Việc quy định như trong dự thảo luật sẽ gây khó khăn cho người có thẩm quyền và hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị. Vì trong thực tế, chủ đầu tư bên mời thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, gói thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì việc nhà thầu gửi đơn kiến nghị trên hệ thống đến chủ đầu tư bên mời thầu là phù hợp. Tuy nhiên, đối với người có thẩm quyền và hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị thì việc nhà thầu gửi đơn kiến nghị trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là chưa phù hợp, chưa có cơ sở nắm bắt thông tin hoặc tiếp nhận đơn kiến nghị kịp thời, đồng thời phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 93 thì mới bắt đầu tính thời hạn giải quyết”, Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An nói.
Về quy định kết quả giải quyết kiến nghị được gửi đến người có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày đối với nhà thầu hoặc 30 ngày đối với nhà đầu tư kể từ ngày hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị được thành lập. Đại biểu đề nghị xem xét điều chỉnh nội dung này theo hướng tăng thời gian giải quyết kiến nghị tùy theo tính chất, quy mô và độ phức tạp của gói thầu. Cụ thể là 20 đến 30 ngày đối với nhà thầu, 30 đến 40 ngày đối với nhà đầu tư để đảm bảo đủ thời gian cho hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị, xem xét kiến nghị một cách khách quan, đúng quy định của pháp luật.
Toàn cảnh phiên họp.
Sau cùng, qua rà soát, Đại biểu cho rằng, dự thảo luật vẫn chủ yếu quy định đối với hoạt động đấu thầu trong tình trạng bình thường, chưa đủ chặt chẽ và cụ thể để đảm bảo thực hiện công tác đấu thầu trong các trường hợp khẩn cấp như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. Thực tiễn thời gian vừa qua, việc áp dụng Luật Đấu thầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã cho thấy sự bất cập lớn khi các cơ quan chức năng tiến hành thanh, kiểm tra buộc các đơn vị phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục về đấu thầu, trong khi tại thời điểm mua sắm tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời để bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Từ thực tiễn nêu trên, Đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát, bổ sung vào dự thảo luật quy trình, trình tự, thủ tục đấu thầu đối với các trường hợp cấp bách, bất khả kháng như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh để nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức căn cứ thực hiện, tránh trường hợp sau khi thực hiện lại có những cách hiểu khác nhau. Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành kịp thời ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, thống nhất giữa các quy định, tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình áp dụng.
(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.
(CLO) Thị trường tiền tệ tháng 3/2025 ghi nhận động thái nới lỏng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước khi bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng, dừng phát hành tín phiếu và gia hạn kỳ vay OMO. Những điều chỉnh này giúp lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, hỗ trợ ổn định hệ thống tài chính.
(CLO) Tổng công ty Vinaconex (VCG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.200 tỷ đồng – tăng nhẹ 8% so với năm 2024. Đáng chú ý, Công ty dự kiến chia cổ tức tới 16%, trong đó có một nửa bằng cổ phiếu.
(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.
(CLO) Nâng cấp xe hơi đôi khi không phải là quyết định khôn ngoan khi có thể tốn hàng nghìn đô mà không đem lại hiệu quả lâu dài, từ mâm xe, hệ thống xả đến chip hiệu suất.
(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn)".
(CLO) Các ứng cử viên Đảng Cộng hòa được khẳng định đã giành chiến thắng trong hai cuộc bầu cử đặc biệt tại Florida vào thứ Ba, giúp Đảng Cộng hòa nới rộng khoảng cách với Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ.
Vào 21h ngày 1/4 giờ địa phương (0h ngày 2/4 giờ Hà Nội), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Yerevan, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP ngày 01/4/2025 quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình giảm dần xe máy trong nội đô, thu phí ô tô vào khu vực trung tâm trong giờ cao điểm để hạn chế số lượng xe cá nhân trên một số tuyến đường.
(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 31/3/2030.
(CLO) Chính phủ yêu cầu trong việc xây dựng Luật cần tập trung nguồn lực, tận dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số, các công cụ trợ lý ảo, cơ sở dữ liệu hỗ trợ...
(CLO) Chính phủ quyết định rút ngắn thời gian thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP. Trong đó, đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ thì thời gian thẩm định rút ngắn xuống còn không quá 30 ngày.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà vua Bỉ Philippe nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Bỉ.