(NB&CL) Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Đây là dự án luật lớn, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, tác động đến đông đảo người dân.
Đặc biệt là tầng lớp công nhân, người lao động rất quan tâm vì các chính sách trong dự án luật có liên quan quyền lợi thiết thực của họ như: chính sách bảo hiểm xã hội, chế độ tiền lương, chế độ thai sản đối với lao động nữ... Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Trừ tỷ lệ hưởng lương hưu mức 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi là không hợp lý
+ Thưa Đại biểu Quốc hội, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Trong đó, về chế độ hưu trí, điều kiện hưởng lương hưu, nếu người lao động đi làm từ 18 tuổi và phải chờ đến 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi với nữ mới đủ tuổi nghỉ hưu, thì người lao động phải đóng Bảo hiểm xã hội tới 44 năm với nam và 42 năm với nữ. Như vậy là thời gian rất dài. Về vấn đề này, cử tri kiến nghị, nếu người lao động đã đóng đủ số năm đóng Bảo hiểm xã hội để được nghỉ hưu và nghỉ trước trong vòng 5 năm so với độ tuổi quy định thì được hưởng 100% tỷ lệ lương hưu mà không bị trừ % khi nghỉ trước tuổi. Quan điểm của Đại biểu như thế nào?
- Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa: Tôi rất đồng tình quan điểm này! Thực sự mà nói, đối với công nhân, người lao động hiện nay, có những người ngoài 50 tuổi đi làm công nhân là họ cũng đã cảm thấy mệt mỏi lắm rồi. Những người này rất muốn nghỉ hưu, thế nhưng, nghỉ thì không được. Bởi vì, có thể số năm đóng Bảo hiểm xã hội để được nghỉ hưu thì đủ, nhưng tuổi nghỉ hưu thì không đủ theo quy định, như vậy, nếu họ nghỉ hưu sớm thì sẽ bị trừ đi % lương hưu, sẽ rất thiệt thòi. Do đó, dù sức khỏe không đảm bảo nhưng họ vẫn phải cố gắng làm việc thêm vài năm nữa để không bị trừ % lương hưu.
Việc quy định bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu mức 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi là không hợp lý. Tôi cho rằng, cần sửa đổi quy định này.
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được người lao động hết sức quan tâm. Ảnh: NLĐ
+ Theo quy định pháp luật, trẻ em là những người dưới 16 tuổi, khi các cháu ốm đau hoặc bị bệnh phải điều trị dài ngày tại các cơ sở khám, chữa bệnh, cha mẹ vẫn phải nghỉ việc để chăm con ốm. Nhưng hiện tại, Luật Bảo hiểm xã hội chỉ quy định những trường hợp có con dưới 7 tuổi, khi ốm đau thì cha mẹ mới được nghỉ. Do đó, có ý kiến cho rằng, cần xem xét chính sách để người lao động có con từ 7 đến dưới 16 tuổi, khi ốm đau cũng được nghỉ việc để chăm sóc? Đại biểu nghĩ sao về điều này?
- Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa: Tôi cho rằng, quan điểm này chưa phù hợp. Bởi vì, các cháu dưới 7 tuổi còn nhỏ, chưa tự lập được nên rất cần cha mẹ chăm sóc và khi người lao động nghỉ làm để chăm con ốm sẽ vẫn được hỗ trợ hưởng lương. Còn với các cháu lớn hơn, nếu như quy định chính sách cho người lao động nghỉ để chăm con mà vẫn hưởng lương thì sẽ rất khó cho cơ quan quản lý nhà nước.
Trên thực tế, về vấn đề này, các quốc gia trên thế giới cũng đang có quy định giống như ở Việt Nam hiện nay.
+ Hiện nay, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn hàng tháng chỉ đóng bảo hiểm xã hội bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất. Vì vậy, khi người hoạt động không chuyên trách nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp thì không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Do đó, cử tri kiến nghị Quốc hội xem xét, quy định để người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội. Đại biểu Quốc hội có cho rằng, đề xuất này là hợp lý không?
- Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa: Tôi thấy điều này hợp lý! Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) thì đã đưa người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn vào nhóm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc rồi. Quá trình tiếp xúc cử tri, tôi cũng đã nhiều lần giải thích dự thảo quy định này cho bà con nắm bắt.
Nếu dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được thông qua thì đây là chính sách rất nhân văn của Nhà nước dành cho người hoạt động không chuyên trách. Nếu như những người này được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội giống như công chức, viên chức bình thường.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa.
Tổ chức công đoàn biết mà cứ “lặng thinh” là không thể được!
+ Quá trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đối với dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Đại biểu nhận thấy ngoài các vấn đề nêu trên thì cử tri còn bày tỏ quan tâm đến nội dung nào khác?
- Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa: Rất nhiều công nhân, người lao động phản ánh, đối với trường hợp chủ doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thì cần phải xử lý nghiêm. Thậm chí, đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì cần truy cứu trách nhiệm hình sự. Có những người lao động, khi nghỉ việc mới biết mình không được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội cho, hay nói cách khác là chủ doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, nên khi người lao động nghỉ việc mới tá hỏa nhận ra mình không được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Người lao động lúc này chới với, không biết thưa ai, kiện ai! Rất thiệt thòi cho họ!
Một lần nữa, tôi đề nghị, phải xử lý nghiêm các doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Những trường hợp chậm thì bị phạt, nếu phạt rồi mà vẫn tái phạm thì cần xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự để làm gương.
Đồng thời, cử tri cũng đề xuất Quốc hội cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thu bảo hiểm xã hội để xảy ra nợ đọng bảo hiểm. Đối với tổ chức công đoàn, đặc biệt là tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp, khi phát hiện chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân thì phải “lên tiếng” với chủ doanh nghiệp, đồng thời, báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan chức năng liên quan để giải quyết, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Tổ chức công đoàn biết mà cứ “lặng thinh” là không thể được!
+ Đại biểu Quốc hội kỳ vọng như thế nào khi dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới đây?
- Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa: Tôi rất kỳ vọng tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới, dự án Luật này sẽ được Quốc hội thông qua. Cũng có ý kiến cho rằng, Quốc hội cần xem xét, thảo luận thêm một kỳ họp nữa rồi mới thông qua, nhưng tôi cho rằng, vẫn đủ điều kiện để thảo luận kỹ càng và xem xét thông qua tại Kỳ họp 7. Tôi mong rằng, dự án Luật sớm được triển khai đi vào cuộc sống để người lao động yên tâm về những quyền lợi thiết thực của mình. Tôi cũng kỳ vọng, dự án Luật sẽ được dư luận, người lao động đồng tình ủng hộ.
+ Trân trọng cảm ơn Đại biểu Quốc hội về những trao đổi vừa rồi!
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Lực lượng chức năng đang làm rõ nguyên nhân xảy ra vụ cháy xảy ra vào chiều nay tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc trên đường Lưu Hữu Phước (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
(CLO) Việc bình chọn 50 sự kiện, hoạt động nổi bật từ năm 1975 đến 2025 của TP HCM thu hút hơn 9.000 lượt người dân tham gia. TP HCM dự kiến công bố 50 sự kiện, hoạt động nổi bật vào tháng 4/2025.
(CLO) Theo Cục Thống kê Nam Định, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước, dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng.
(CLO) Ngày 3/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hải Phòng chính thức phát động Giải báo chí "Vì một Hải Phòng phát triển" lần thứ VII với chủ đề "Hải Phòng - Thành phố thân thiện".
(CLO) Theo thống kê của Công an TP HCM, trên địa bàn TP HCM hiện còn 1.046 cơ sở, với 9.570 phòng trọ còn tồn tại vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Trong đó, có 209 cơ sở đã tự dừng hoạt động.
(CLO) Trong hai ngày 3-4/4, quận Đống Đa tổ chức hội nghị công khai lấy ý kiến về đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Hào Nam và vùng phụ cận.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
(CLO) Viện nghiên cứu Garo Sero (Hoverlab) vừa công bố thêm bằng chứng liên quan đến cáo buộc nam diễn viên Kim Soo Hyun hẹn hò với Kim Sae Ron từ khi cô mới 15 tuổi.
(CLO) Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đang được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến hết ngày 2/4, toàn tỉnh đã có 82,36% số hộ đã khởi công xây mới, sửa chữa nhà ở.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
(NB&CL) Ồn ào những ngày qua là sự việc liên quan tới việc nhà thơ Nguyễn Quang Thiều lên tiếng nhờ cơ quan chức năng vào cuộc sau khi những câu thơ của ông bị xuyên tạc, bịa đặt trên mạng xã hội. Điều đáng nói là mạng xã hội đang ngày càng trở thành nơi bùng phát các hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự người khác, bất chấp mức hình phạt gia tăng.