Chuỗi sự kiện 'Như trăng trong đêm' bàn về điện ảnh Việt Nam
(CLO) Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn".
Theo dõi báo trên:
“Do cơ chế hay cách làm? Do tổ chức thực hiện hay các bộ, ngành chưa làm đầy đủ trách nhiệm? Các doanh nghiệp đã làm gì?” - đó là những câu hỏi rất “nóng” mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt ra với những người làm du lịch Việt, ngay sau thông tin du lịch Việt Nam cả năm 2022 chỉ đón được khoảng 3,5 triệu du khách nước ngoài, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra và thấp nhất so với các nước ngay trong khu vực.
Tại hội nghị bàn tròn với chủ đề Phục hồi kinh tế và doanh nghiệp 2023: Giải pháp tạo bứt phá từ trụ cột dịch vụ hàng không - du lịch tổ chức chiều 16/12, ông Chris Farwell - đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) - nêu thực tế đáng buồn: Việt Nam là nước đi đầu mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19 nhưng không tận dụng được lợi thế.
Cụ thể, theo thống kê năm 2022 Việt Nam chỉ có thể đón được khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu đón được 5 triệu lượt khách để tạo nguồn thu khoảng 4,5 tỉ USD.
Trong khi Thái Lan, Indonesia, Singapore đã vượt qua chỉ tiêu về du khách quốc tế mà họ đặt ra thì Việt Nam đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số phục hồi du lịch châu Á sau COVID-19. Thái Lan dù mở cửa sau Việt Nam, nhưng đã đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, mang lại tổng thu từ du khách quốc tế 14 tỷ USD nhờ vào việc tạo điều kiện dễ dàng và hấp dẫn để khách quốc tế nhập cảnh. Trong 2 tháng cuối năm 2022, một số thị trường chính của Thái Lan ở châu Âu đã trở lại đạt gần với mức trước COVID-19. Trong khi không có thị trường trọng điểm nào của Việt Nam phục hồi đạt mức 50% so với thời điểm trước COVID-19.
Du khách thích thú nhảy điệu múa vùng cao trong khuôn khổ lễ hội “Thành phố Hồ Chí Minh – Ngôi nhà của chúng ta” năm 2022 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ". Ảnh: Nhật Thịnh
Trước đó, hồi đầu tháng 12, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 11, Việt Nam đón 569.900 lượt khách quốc tế, tăng 23,2% so với tháng trước. Trong đó, thị trường châu Âu tăng trưởng rất tốt với mức tăng 48,2%, khách từ Pháp tăng tới 73,2%; Nga tăng 55,5%; Anh tăng 37,7%. Còn thị trường châu Mỹ tăng 22%. Tỷ lệ tăng trưởng khởi sắc là vậy nhưng nếu tính trên con số tuyệt đối, chưa có thị trường nào trong danh sách trên đạt tới 100.000 lượt khách tới Việt Nam. Thị trường Ấn Độ, khách Trung Đông được trông đợi nhiều nhất lấp khoảng trống của khách Trung Quốc nhưng do mới phát động thị trường nên dù tốc độ tăng trưởng bình quân khá lớn (49%/tháng) nhưng tính chung 11 tháng, tổng khách Ấn Độ đến Việt Nam mới chỉ dừng ở 109.000 lượt.
Theo ông Chris Farwell - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Minh, đại diện Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong khu vực mở cửa trở lại nhờ triển khai thành công chương trình tiêm chủng và đạt tỷ lệ cao người dân được tiêm chủng. Điều đáng tiếc là Việt Nam đã không thể tận dụng được lợi thế của vị trí dẫn đầu này.
Trước đây, sự eo hẹp về thị trường sau dịch COVID-19, các nước còn dè dặt, nhu cầu về du lịch giảm mạnh… đã được rất nhiều cơ quan chức năng và doanh nghiệp đưa ra để lý giải cho tốc độ tăng trưởng ì ạch của lượng khách quốc tế. Tuy nhiên, tới thời điểm hết năm 2022 này, khi nhìn sang chỉ số tăng trưởng của các nước cùng mở cửa du lịch với Việt Nam, thì những lý do đã không còn thuyết phục, nếu không muốn nói nặng nề là mang tính bao biện.
“Chúng ta nói nhiều về việc Trung Quốc chưa mở cửa, thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản mở cửa chậm, nhưng vì sao nhiều quốc gia khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore đã vượt qua chỉ tiêu của họ? Vì sao Việt Nam đứng cuối Bảng xếp hạng Chỉ số Phục hồi Du lịch châu Á sau COVID-19? Đây là điều cần phải làm rõ và có giải pháp khắc phục sớm”, TS. Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đặt vấn đề.
Hầu hết các chuyên gia đã thẳng thừng chỉ mặt đặt tên một trong những “thủ phạm” chính yếu là cơ chế visa. Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation nhìn nhận: Khách quốc tế vẫn chưa tới Việt Nam, lý do đầu tiên là “khóa” visa.
Dù mở cửa từ đầu năm nhưng đến nay, khách xin visa vào Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt là khách đi tự túc. Họ bị yêu cầu phải mua tour qua các công ty du lịch, phải đối mặt với những thủ tục nhập cảnh rắc rối và thời gian chờ xét duyệt hồ sơ kéo dài. Trong khi đó, ngay khi vừa đón khách quốc tế, Thái Lan đã lập tức điều chỉnh chính sách visa, kéo dài thêm thời gian lưu trú cho nhiều đối tượng khách để nhanh chóng mở thị trường. Coi như Việt Nam đã đi sau hoàn toàn.
Việt Nam đi đầu mở cửa nhưng chưa tận dụng được lợi thế phục hồi du lịch.
“Lạ lùng” là cụm từ Tiến sỹ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng nêu lên khi đề cập đến câu chuyện “khác thường” của Việt Nam: kể từ khi mở cửa đến nay vẫn chỉ cho phép miễn visa với 13 nước và thời gian miễn visa chỉ 15 ngày, trong khi trước dịch là 30 ngày. Nước ta đã an toàn nhưng chính sách vẫn không thay đổi nên “không thể đồng nhịp với thế giới”.
Cùng chung góc nhìn, dẫn chứng các câu chuyện thành công của du lịch các quốc gia trong khu vực sau khi mở cửa, tại hội nghị bàn tròn với chủ đề Phục hồi kinh tế và doanh nghiệp 2023: Giải pháp tạo bứt phá từ trụ cột dịch vụ hàng không - du lịch do Báo Nhân Dân phối hợp với Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân tổ chức chiều 16/12, ông Chris Farwell - đại diện Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) cho hay vấn đề tăng thời gian miễn thị thực trên 30 ngày cho khách quốc tế là một trong những nguyên nhân chính.
Cũng theo thông tin tại hội nghị bàn tròn, Thái Lan được du khách ưu tiên chọn điểm đến là đất nước này miễn thị thực (visa) đối với công dân của 65 quốc gia. Ngoài ra, thời gian miễn visa được kéo dài từ 30 - 45 ngày, một số trường hợp là 90 ngày. Trong khi đó, ngược lại với Thái Lan, Việt Nam gặp phải rào cản rất lớn từ chính sách thị thực.
Cũng theo TAB, hiện tại không dễ xin thị thực du lịch tại các đại sứ quán của Việt Nam như trước dịch COVID-19, khi bị yêu cầu phải có các công ty bảo lãnh hoặc bị giới thiệu xin visa qua các đại lý dịch vụ cấp visa với phí thường rất cao, từ 200 USD cho tới 500 USD đối với các visa xin gấp vào thời hạn cuối, trong khi lệ phí chính thức cấp visa chỉ là 25 USD. Đại diện TAB khuyến nghị việc mở rộng danh sách quốc gia được miễn visa và kéo dài thời hạn visa từ 15 lên 30 hoặc 45 ngày là động lực lớn đối với người nước ngoài đang muốn đi du lịch đến Việt Nam.
Ngoài vướng mắc về visa du lịch, đại diện TAB cho rằng, Việt Nam chưa có kế hoạch cấp quốc gia về phục hồi ngành du lịch và khách sạn sau dịch COVID-19. ngành Du lịch còn đang phụ thuộc vào các sáng kiến, dự án mang tính sự việc không thường xuyên hoặc cấp vùng, hay khách du lịch nội địa để “nuôi sống” ngành. Việt Nam cũng đang thiếu một tổ công tác bao gồm tất cả các bên liên quan chính gồm Chính phủ và khu vực tư nhân cùng phối hợp làm việc để xây dựng và triển khai kế hoạch quốc gia phục hồi ngành du lịch.
“Các doanh nghiệp du lịch, lữ hành và hàng không năm 2023 đều như người mới ốm dậy, cần rất nhiều hỗ trợ về cơ chế chính sách, đặc biệt là về dòng tiền để duy trì đội ngũ và đưa ra những sản phẩm du lịch mới, đủ sức hấp dẫn với du khách quốc tế”, ông Nguyễn Quốc Kỳ - Chủ tịch HĐQT Vietravel cho biết.
Khách du lịch quốc tế đến đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng doanh thu của ngành du lịch. Trong 3 năm trước đại dịch COVID-19, trung bình khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 1/5 khách nội địa nhưng đóng góp khoảng 58% tổng thu nhập từ khách du lịch. Năm 2019, tổng thu từ khách du lịch quốc tế chiếm 18,3 tỷ USD trong tổng doanh thu 32,8 tỷ USD mà toàn ngành du lịch tạo ra. Những con số này cho thấy du lịch quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam, góp phần đem lại nguồn thu cho đất nước. Vì thế, gỡ khó cho ngành du lịch chính là gỡ nút thắt cho rào cản du lịch quốc tế đến Việt Nam.
Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu phấn đấu đón 110 triệu lượt khách du lịch, trong đó khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế. Theo các doanh nghiệp, mục tiêu đón 8 triệu lượt khách của du lịch Việt Nam không quá thách thức. Nếu nhìn sang các nước thì cũng khá phù hợp xu hướng chung là tăng gấp đôi con số thực hiện năm 2022. Chẳng hạn, Thái Lan cũng đặt mục tiêu đón 20 triệu khách trong năm 2023 sau khi đón vị khách thứ 10 triệu hồi tháng 12; tương tự, Singapore cũng không giấu tham vọng tăng gấp đôi con số gần 6 triệu lượt khách hiện nay.
Nhưng để có thể hiện thực hóa mục tiêu này, ngành du lịch Việt Nam phải sớm tháo gỡ những nút thắt về chính sách visa, quảng bá điểm đến, các rào cản kỹ thuật như mua bảo hiểm COVID-19... đang vướng hiện nay. “Bước sang năm 2023, Việt Nam cần có lộ trình phục hồi cụ thể, cái gì xác định là điểm nghẽn thì phải tháo hết, phải thay đổi quan điểm khách có sẵn ngoài biên giới, chỉ cần mở cửa là có khách đến, bây giờ các thị trường đều mở và cạnh tranh để thu hút khách diễn ra rất quyết liệt”, ông Phạm Hà - Chủ tịch Lux Group nhận định.
Tiến sỹ Trần Đình Thiên cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam đủ lực và đủ nhạy bén để đưa ngành công nghiệp không khói này hồi sinh. Với “độ nén” hiện nay, ngành du lịch sẽ thực sự bùng nổ khi được tháo gỡ về thể chế. Thể chế chính là vấn đề cần tập trung trong giai đoạn hiện nay.
“Do cơ chế hay cách làm? Do tổ chức thực hiện hay các bộ, ngành chưa làm đầy đủ trách nhiệm? Các doanh nghiệp đã làm gì? Đã đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng trong lĩnh vực du lịch chưa? Sản phẩm du lịch có nhiều đổi mới sáng tạo chưa? Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đã đưa vào ngành du lịch chưa? Công tác truyền thông, quảng bá du lịch đã xứng tầm chưa?”, những câu hỏi của Thủ tướng cũng là những bài toán ngành du lịch phải có ngay lời giải cấp bách.
Và trên hết, như chính thừa nhận của một người có trách nhiệm của ngành du lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu - sau ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 thì phát triển du lịch phải được thực hiện ở trình độ cao hơn, bài bản hơn, đòi hỏi tính chuyên nghiệp, cạnh tranh khốc liệt hơn. Trước đây, khách du lịch tự nhiên đến, nhưng sau giai đoạn COVID-19, tất cả điểm đến đều mở lại để cạnh tranh. Do đó du lịch phải có cách làm mới, bài bản hơn, chuyên sâu hơn chứ không thể “ung dung tự tại” nữa.
Hà Trang
(CLO) Chuỗi sự kiện "Như trăng trong đêm" năm 2025 năm nay lấy chủ đề "Điện ảnh Việt Nam qua một góc nhìn".
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.
(CLO) Hàng loạt buổi livestream trên TikTok đang biến trẻ em nghèo thành công cụ xin tiền toàn cầu, bất chấp lệnh cấm và những cảnh báo về bóc lột.
(CLO) Hàng vạn người đã đổ về Công viên Văn Lang (TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) chứng kiến màn bắn pháo hoa tuyệt đẹp chào mừng Lễ hội đền Hùng 2025.
(CLO) Tối 6/4, fanpage và kênh TikTok của hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt biến mất. Khi truy cập vào fanpage mang tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên, người dùng nhận được thông báo: "Không thể tìm thấy tài khoản này". Tương tự khi truy cập vào kênh TikTok có hơn 5,5 triệu lượt theo dõi của Thùy Tiên, cũng nhận thông báo nói trên.
(CLO) Liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng bá, giới thiệu kẹo rau củ Kera sai sự thật, tài liệu điều tra đến nay xác định, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên có liên quan đến vụ án. Hiện phía cơ quan Công an đang tích cực điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
(CLO) Nhận định U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản, 22h ngày 7/4 tại VCK U17 châu Á 2025; dự đoán tỉ số U17 Việt Nam vs U17 Nhật Bản cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Rạng sáng 7/4 (giờ Việt Nam), Man Utd và Man City đã không ghi được bất cứ bàn thắng nào và chấp nhận chia điểm với trận hòa không bàn thắng tại vòng 31 Ngoại hạng Anh 2024/25.
(CLO) Tiền vệ Doãn Ngọc Tân bị gãy xương mác trong buổi tập ở CLB Thanh Hoá, dự kiến phải nghỉ điều trị từ 2-3 tháng mới có thể trở lại sân cỏ.
(CLO) Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều lời rao bán cá tầm với mức giá siêu rẻ, chỉ từ vài chục nghìn đồng/kg, thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo hấp dẫn này tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và an toàn thực phẩm.
(CLO) Chỉ với vài món đồ sẵn có, người dùng có thể tự gỡ sạch nhãn dán lâu năm trên kính xe mà không cần đến garage.
(CLO) Petrolimex và các đối tác vừa đề xuất hai phương án đầu tư hệ thống cung ứng nhiên liệu cho Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành: phương án kho đầu nguồn và tuyến ống từ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè (TP HCM) đến Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành; và phương án đầu tư mới kho đầu nguồn và tuyến ống từ cảng Gò Dầu B (Đồng Nai) đến Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.