Phân cấp phân quyền cần gắn chặt với đặc thù, nguồn lực, năng lực của từng địa phương

Thứ năm, 04/11/2021 21:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu phân cấp, phân quyền cần gắn chặt với đặc thù, nguồn lực, năng lực của từng lĩnh vực, địa phương, từ đó có cơ chế, chính sách phân cấp phân quyền cụ thể, sát với thực tiễn.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề ‟Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì (chiều 4/11), các ý kiến phát biểu đều nhấn mạnh việc phân cấp, phân quyền cần phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; có tính đến điều kiện đảm bảo thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước chặt chẽ... góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phục vụ nhân dân.

Hội nghị cũng đề xuất các nội dung, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền một cách thiết thực, hiệu quả; thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

phan cap phan quyen can gan chat voi dac thu nguon luc nang luc cua tung dia phuong hinh 1

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nêu rõ: Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ đã coi việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước là một quan điểm lớn trong chỉ đạo, điều hành nhằm hướng tới phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cấp chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và theo lãnh thổ.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá, thời gian qua việc phân cấp, phân quyền được đẩy mạnh triển khai trên quy mô rộng giữa các cấp, các ngành, lĩnh vực, nhất là giữa Chính phủ và các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương. Việc phân cấp, phân quyền được thực hiện gắn liền với quá trình hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, chính phủ số, qua đó góp phần kiện toàn bộ máy bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả, trong đó Chính phủ, các bộ, ngành tập trung thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực điều hành và tổ chức thực hiện.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhất là qua thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước đã bộc lộ những tồn tại, bất cập, hạn chế, như còn “cào bằng” giữa các địa phương; chưa hợp lý, phù hợp trong một số ngành, lĩnh vực; chưa mạnh  mẽ, thiếu đồng bộ về nguồn lực và điều kiện bảo đảm thực hiện chưa gắn với cải cách thủ tục hành chính; thiếu quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật ở một số ngành, lĩnh vực; cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, chế tài xử lý vi phạm chưa hoàn thiện, đồng bộ.

phan cap phan quyen can gan chat voi dac thu nguon luc nang luc cua tung dia phuong hinh 2

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu việc phân cấp phân quyền cần gắn chặt với đặc thù, nguồn lực, năng lực của từng lĩnh vực, địa phương.

Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh, tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, hoặc đề xuất sửa đổi bổ sung hệ thống thể chế để tạo điều kiện cho việc thực hiện tốt hơn việc phân cấp, phân quyền.

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành. Chính quyền địa phương tập trung nâng cao năng lực thực thi chính sách pháp luật, tổ chức bộ máy, bố trí nhân lực phù hợp để giải quyết kịp thời và hiệu quả công việc, nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai đối với người dân, doanh nghiệp.

"Phân cấp, phân quyền cần gắn chặt với đặc thù, nguồn lực, năng lực của từng lĩnh vực, địa phương, từ đó có cơ chế, chính sách phân cấp phân quyền cụ thể, sát với thực tiễn; quan tâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương nghiên cứu ý kiến của các cơ quan liên quan, tiếp tục rà soát, đề xuất rõ những nội dung nhiệm vụ giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bảo đảm phù hợp với Kết luận số 19-KL/TW ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Gia Phát

Tin khác

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức
Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

Đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, cấp phép sản xuất cho doanh nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tổng hợp đầy đủ các ý kiến, báo cáo Thủ tướng giải pháp với đề xuất bỏ cơ chế Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Tin tức
Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

(CLO) Về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý cần phải xác định rõ sản phẩm đầu ra của Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với những nội dung vượt thẩm quyền của các Bộ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức