(NB&CL) Phan Quang là mẫu mực của nhà văn, nhà báo giỏi về chắt lọc ngôn từ. Chữ nghĩa của ông thường đầy ắp thông tin, giàu hình tượng, đa sắc màu. Hầu như ông không mượn chữ để “đại ngôn”, để lớn lời mà bé nghĩa, tuột trơn. Tập “Tím ngát tuổi hai mươi” là bằng chứng về điều ấy...
Chuẩn bị xuất bản tuyển tập truyện ngắn “Tím ngát tuổi hai mươi”, nhà văn Phan Quang chuyển qua Email bản thảo cho tôi đọc, ông lưu ý: Xin anh cứ thẳng thắn cho ý kiến, nên hay không nên in, bởi truyện của những chuyện xa xưa lắm rồi! Tôi đọc, đọc kỹ càng, liền mạch, chỉ ngừng khi trận đấu giữa đội U22 Việt Nam với U22 Lào tại Sea Games 30 ở Philippines diễn ra mới chịu tạm dừng nghỉ.
Sáng sau tôi phóng xe tới nhà ông. Không để ông kịp pha nước, tôi liến thoắng:
- Bác Phan Quang ơi! Em đọc đi đọc lại thấy hay đấy. Được lắm đấy! Viết từ lâu nhưng chuyện đâu có cũ, đâu có han rỉ. Thời gian trôi, năm tháng phủ, nay khơi lên nói theo khảo cổ học thì đó là cổ vật; nói theo văn hóa nó là di sản; nói theo của nả thì đó là vàng là ngọc ngà đấy ạ!
Nhà báo Phan Quang.
Ông chủ tập bản thảo có mái tóc trắng phau buông bó lấy mang tai rất đỗi nghệ sĩ, điềm tĩnh ngước mắt nhìn tôi miệng tủm tỉm, giọng miền Trung âm lượng âm vang:
- Anh em mình sống chết với chữ nghĩa nên nghĩ vậy, chẳng biết thiên hạ có đồng cảm không. Vấn đề làm tôi băn khoăn trăn trở hơn cả là những con người, cảnh huống và câu chuyện về một thuở xa xưa cách đây hơn bảy chục năm, liệu có nên mang ra trình bạn đọc thời đại @ và công nghệ 4.0?. Vì mình viết ra để thiên hạ đọc!
Tôi vội đế theo:
- Sách bác phát hành, nhất định em sẽ mượn lời thơ của Đoàn Phú Tứ để thổ lộ với bạn đọc: Phan Quang - Tình một thuở còn vương.
Ông bật cười, mái tóc phau phau cũng rung rung lên, lời ông buông theo như căn vặn:
+Thì anh sẽ nói gì với họ về cuốn sách này?
Được thể tôi xả lời như thả phanh:
- Thì em sẽ thưa với họ rằng: “Tím ngát tuổi hai mươi” rất đáng đọc. Đọc để hiểu về một khúc ruột miền Trung chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giữ gìn độc lập tự do, gian lao lắm, anh dũng lắm. Đọc để hiểu những năm ở tuổi hai mươi nhà văn nhà báo Phan Quang, dịch giả của “Nghìn lẻ một đêm”, “Nghìn lẻ một ngày”, tác giả hơn 50 đầu sách đã ấn hành, thuở chập chững vào nghề đã viết văn rất nghề như thế!
Sợ ông cắt mạch chuyện, tôi bắt ngay vào chủ đích:
Người trong nghề có muôn ngàn cách định tiêu chí về truyện ngắn hay. Chung quy là truyện phải có cốt, có tình huống. Truyện hay luôn có sức trường tồn.
Truyện trong tập “Tím ngát tuổi hai mươi” không hẳn như thế nhưng đọc rồi ta muốn được ngẫm ngợi, muốn liên tưởng gần xa, muốn soi mình vào nhân vật, yêu ghét, giận hờn trồi vọt. Nhiều truyện lại muốn đọc thật chậm để dò bắt những chi tiết ấn tượng, tinh tế, những ngôn từ ăm ắp âm thanh, hình tượng, ngữ nghĩa, cho dù đó là tiếng nói của một vùng cư dân. Có những truyện hoàn toàn không có cốt truyện, không có tình tiết éo le, ly kỳ, phi thực tế..., khó kể lại được thành truyện mà lại cứ bâng khuâng... bởi mạch chuyện được dắt dẫn lôgic như lẽ đời là thế nên hay, nên nhớ.
Cách viết từ thưở xa xưa ấy của Phan Quang thường là tường thuật và trần thuật để chuyển tải dụng ý sâu xa của mình. Thành công trong truyện ngắn thời trẻ trai của ông bắt nguồn từ tư tưởng nghệ thuật, ngôn từ và thủ pháp nghệ thuật.
Ví như truyện “Bên phá Tam Giang” hoàn toàn không có cốt truyện, vậy mà đọc rồi cứ lay lả lòng dạ, tâm can chúng ta về tội ác man rợ của quân thù, về nỗi đau của những đứa con thơ mất mẹ vì bị giặc sát hại.
Ngôn từ thuật, tả đôi mắt con trẻ mất mẹ làm xao động lòng người đọc biết nhường nào: “Em bé quay lại, ngước mắt nhìn tôi. Trời! Có bao giờ tôi quên được đôi mắt ấy! Dưới mái tóc loà xòa còn mịn như tơ, đôi mắt đen lay láy mở to, long lanh như hai ngôi sao giữa khuôn mặt bé choắt tái xanh nhem nhuốc. Đôi mắt em nhìn tôi nửa như cật vấn nửa như khẩn cầu, đôi mắt trẻ con sao mà sâu xa đến vậy! Đôi mắt em ngây thơ như mắt chim bồ câu nhưng cũng già dặn như mắt một người đàn bà từng trải qua nhiều đau khổ trong đời. Đôi mắt ấy ngước nhìn tôi chăm chăm. Lát sau, chắc nhận ra đây là chú bộ đội, em quay lại đưa tay chỉ ra cái phá mênh mông mà gọi: Mạ! Mạ!”.
Bởi thế, nên nhà thơ Nguyễn Xuân Thâm mới tạc lại đoạn văn Phan Quang thành thơ, đăng báo Quân đội nhân dân cuối tuần số ra đầu năm 2017 với tiêu đề “Đôi mắt”: “Bắt gặp đôi mắt đứa bé/ Đôi mắt đen lay láy mở to/ Long lanh trên gương mặt âu lo/ Tóc xanh nhem nhuốc/ Nửa như khẩn cầu chở che/ Nửa như cật vấn/ Đôi mắt trẻ con sao sâu xa/ Như mắt người đàn bà từng đau khổ lắm...”.
Bìa Tím ngát tuổi hai mươi.
Tài hoa của nhà văn, nhà báo Phan Quang xuất phát từ khi ông còn nhỏ. Thiên hạ quen gọi đó là năng khiếu, là tài năng, là trời phú, là quý nhân phù trợ. Thêm vào đó trời cho ông đức tính ham học, ham đọc, ham hiểu biết, ham suy ngẫm... Nhờ thế ông mới sớm là dịch giả của hàng chục tập sách về văn học Pháp, về sử thi huyền thoại của xứnày của châu lục nọ mà thật lớp lang được bạn đọc Việt Nam yêu thích.
Làm báo ông sát sao, thức thả với thời cuộc, thời đại. Viết văn ông trăn trở vui buồn, xót thương, dằn vặt với sự đời với thân phận con người. Ấn phẩm nào, tác phẩm nào ông cũng hướng đến một thế giới tinh thần rạng rỡ, một cuộc sống nhân văn đẹp đẽ... cho nên hầu hết các truyện của ông đều đậm dư vị ấm áp tươi sáng của tình người, tình đời...
Điều tôi vừa nói ở trên thấm đẫm trong truyện “Lửa hồng” viết về tình quân dân như cá với nước. Không thấy tên nhân vật, chỉ thấy mấy đại từ danh xưng giới tính là ông lão, là đồng chí, là anh Vệ quốc đoàn, là o gái... trong đêm mưa giá lạnh mà ấm áp lòng dạ biết bao giữa thời kháng chiến gian lao..., một thế giới tinh thần quyện pha chất trữ tình nhẹ nhàng mà ấm áp, thân thiện và tha thiết tình người.
Gấp tập truyện lại, tôi bâng khuâng ngẫm ngợi mãi về tài kết nối lớp lang, tình huống, đan cài chi tiết sống động ngay từ thời trẻ trai của tác giả trong truyện ngắn “Chiếc khăn tang”.
Mở đầu là nhân vật cụ Ca đi đâu về thì thầm nói với vợ và con dâu, khi giặc Pháp bắt đầu cắm bốt lập vùng tề ở xã... Khi ấy con trai cụ là Cơ đã trong quân ngũ bộ đội Cụ Hồ, vợ anh là o Hường. Để che mắt giặc, gia đình giả để tang anh Cơ đã hy sinh.... Diễn tiến sự việc nhẹ tênh như nước chảy mây trôi, điềm tĩnh, tự nhiên xen với cách tái hiện nội tâm nhân vật của người vợ là Hường và nỗi thấp thỏm mong chờ của mẹ Cơ, tính cách nhân vật bộc lộ vốn như lẽ đời là thế, không cầu kỳ, công thức khiến người đọc phải ngốn ngấu cho bằng hết. Hơn thế, đọc rồi thêm yêu thêm nhớ bởi cái kết có hậu. Niềm vui nhân đôi, nhân ba vỡ òa khắp làng xã, khắp đấttrời xứ Huế thân thương một thời kháng chiến.
Tương tự là truyện “Đêm” nói về thân phận khốn khổ của anh thợ cày tên Cao, chuyên cày thuê cho mấy nhà giàu trước cải cách ruộng đất. Truyện với lượng từ không hề nhỏ nhưng cuốn hút tôi bởi cách tả, cách thuật, bởi lối ngắt câu, đặt chữ hết sức tài tình của tác giả khiến tôi luôn có cảm giácmình như sống trong cảnh ấy, vui, buồn, thương,nhớ, xót đau, tủi nhục cùng nhân vật.
Đây là truyện ngắn rất kiệm lời thoại, nhưng nội tâm nhân vật được lột tả tới cùng tận, bởi sức tả sức thuật tài tình, sát thực với nỗi niềm nhân vật, sát thực với cảnh vật. Đọc rồi tôi tự vấn, thời trai trẻ ấy làm sao Phan Quang có cái vốn ngôn từ vựng phong phú và rất nông dân, rất thôn quê đến thế?
Phan Quang là mẫu mực của nhà văn, nhà báo giỏi về chắt lọc ngôn từ. Chữ nghĩa của ông thường đầy ắp thông tin, giàu hình tượng, đa sắc màu. Hầu như ông không mượn chữ để “đại ngôn”, để lớn lời mà bé nghĩa, tuột trơn. Tập “Tím ngát tuổi hai mươi” là bằng chứng về điều ấy khiến người đọc, đọc chẳng khi nào nhàm chán. Bởi thế tôi mong mỏi, tôi đợi chờ ấn phẩm này sớm ra đời. Cho dù đang ở thời @ và công nghệ 4.0, bạn đọc vẫn mặn nồng với văn của Phan Quang ở tuổi hai mươi như tất cả những ngày đã qua trong suốt cuộc đời ông!
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.