(CLO) Mục đích của việc phân tầng là tạo nên một bảng phân loại các trường đại học theo 3 nhóm dành cho các em học sinh, nhằm giảm các băn khoăn của các em khi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc phân loại cũng phải rất thận trọng, khi những tiêu chí đề ra cần phải sát thực, tránh bất công.
[caption id="attachment_60243" align="aligncenter" width="660"]
Việc phân tầng, xếp hạng đại học là một điều nên làm, nhưng cách làm thì dường như lại đang có quá nhiều vướng mắc(Ảnh Internet)[/caption]
Phân tầng để dễ đánh giá
Cụ thể, các trường đại học sẽ được phân theo 3 tầng như sau:
- Tầng 1: Nhóm "định hướng nghiên cứu" có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực từ trình độ đại học đến trình độ tiến sĩ trong các lĩnh vực khoa học đa dạng, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho các viện nghiên cứu, các trường đại học, học viện trong cả nước, đóng vai trò chủ lực trong xây dựng đội ngũ nhân lực để phát triển nền kinh tế tri thức.
- Tầng 2: Nhóm "định hướng ứng dụng" cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Tầng 3: Nhóm "định hướng thực hành" là trường cao đẳng, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng trở xuống phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.
[su_note note_color="#fbfbec"]Theo Điều 9 của Luật Giáo dục, cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng nhằm đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục đại học được phân tầng và xếp hạng theo các tiêu chí: Vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục đại học; Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; Cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; Chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; Căn cứ kết quả xếp hạng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định kế hoạch ưu tiên đầu tư, giao nhiệm vụ và cơ chế quản lý đặc thù đối với các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn.[/su_note]
Việc phân tầng này sẽ giúp sắp xếp lại 440 trường cao đằng, đại học đang đào tạo trên cả nước vào một bảng xếp hạng và xác định mục đích đào tạo rõ ràng. Tuy nhiên, việc xếp hạng này không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng của từng trường mà còn phản ánh nền giáo dục Đại học của một quốc gia. Theo xếp hạng cơ sở giáo dục Đại học, 30% số trường đạt hạng 1, 40% số trường được xếp hạng 2 và 30% số trường còn lại xếp ở hạng 3.
Phân tầng cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo chu kỳ 10 năm và xếp hạng cơ sở giáo dục được thực hiện theo chu kỳ 2 năm.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Cao Văn, Hiệu trưởng Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, ngoài việc thuận lợi hoá cho các em học sinh trong việc suy xét nộp hồ sơ, việc phân tầng, xếp hạng cũng nhằm phản ánh thực trạng của một trường đại học, cao đẳng đối với các cơ sở giáo dục khác. Từ đó, các trường phải biết xem năng lực hiện tại mình thế nào, chất lượng đào tạo ra sao, rồi từ đó tìm hiểu xem mình còn thiếu sót gì và có thể cải thiện ở đâu. Tư duy xếp hạng đại học không phải là xa lạ đối với các nước phát triển trên thế giới. Đại học vốn được coi là một bước đào tạo quan trọng trong việc sản sinh nên các nhân tài phục vụ đất nước thì lại không có bất kỳ bảng xếp hạng chính thức nào.
Có bất cập ?
Tuy nhiên, việc phân tầng các trường đại học sẽ vô hình chung cắt giảm đi một số khoa tại các trường đại học. Gíáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc Gia Hà Nội cho rằng suy nghĩ đó là khá thiển cận khi mà các trường sẽ bị hạn chế ở một mức ví dụ như nghiên cứu mà không thể đào tạo thêm các ngành khác, trong khi họ có khả năng. Ở các nước trên thế giới, các trường đại học chuyên sâu không phải là những gì xa lạ, như trường Sciences politques chuyên đào tạo về chính trị hay Université Paris-Dauphine chuyên đào tạo về kinh tế tại Pháp. Nhưng không phải là không có những trường đa ngành, đa khoa khác. Cũng nói luôn về ngành đào tạo của Pháp, các trường như Université Descartes, (Paris V) có riêng từng khoa đào tạo của mình, từ kinh tế, luật đến y khoa. Đó cũng là lý do vì sao mà tại các nước phát triển, sinh viên không nhìn vào bảng xếp hạng tổng thể của từng trường để nộp đơn, mà họ nhìn vào bảng xếp hạng theo khoa. Rõ ràng là việc xếp hạng là cần thiết trong giáo dục, nhưng việc xếp hạng tổng thể một trường chung chung có thể sẽ gây ra bất công, cũng như hạn chế tiềm năng phát triển của nhiều trường.
“Trong phân tầng của nhóm Đại học định hướng nghiên cứu, chỉ thấy nhiệm vụ của nhóm trường này là nghiên cứu cơ bản, không ứng dụng, không chuyển giao, không có hợp tác giữa trường, viện, hợp tác giữa trường và cộng đồng xã hội gì cả. Cách phân tầng như vậy đã triệt tiêu một số chức năng của trường Đại học” - GS.TS Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo Phó Gíáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, vốn việc sử dụng từ "phân tầng", được bê nguyên từ Luật Giáo dục ra cũng dễ gây ra dị ứng. Phân tầng dễ tạo cho người nghe liên tưởng đến phân biệt cao thấp, phân chia giữa thượng lưu với trung lưu. Việc đó sẽ gây nên hiệu ứng không tốt, và cũng sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của các trường đại học phải "chui" vào tầng thứ 3. Ngay cả việc yêu cầu tối thiểu đối với giáo viên là tiến sĩ cũng gây nên hiệu ứng này. Tầng 1 thì yêu cầu 30% giáo viên phải là giáo, sư tiến sĩ, 15% với tầng 2 còn tầng thứ 3 thì lại chẳng có quy định rõ ràng về điều này. Rõ ràng việc này sẽ tạo nên nhiều bất cập.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Cương cho rằng, bộ tiêu chí phân loại cũng cần phải được thiết kế sao cho hợp lý, bằng không việc đánh giá xếp hạng sẽ dẫn tới những hệ luỵ ảnh hưởng đến cả một thế hệ đào tạo trong 10 năm. Việc phân tầng được thực hiện theo chu kỳ 10 năm và xếp hạng theo chu kỳ 2 năm sẽ dẫn tới những đánh giá không khách quan và khoa học, nếu như bộ tiêu chuẩn chất lượng và phân loại không được xây dựng một cách thận trọng, điều đó sẽ gây nên những bất công và những tổn thất nhất định đối với các trường đại học, khi mà đó không chỉ là danh tiếng, mà còn là "bảng xếp hạng" ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Chẳng hạn những trường đó ở thứ hạng thấp trong khi họ có thể ở thứ hạng cao. Hoặc những trường mà ở thứ hạng thấp, nhưng lọt vào thứ hạng cao, sẽ gây ra sự bất công.
Nhìn nhận vấn đề này, theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, người đánh giá cũng rất quan trọng. Cần đảm bảo được tính độc lập, cũng như minh bạch trong công tác kiểm tra xếp hạng. Vốn ngành giáo dục của chúng ta đã nặng thành tích, thì việc xếp hạng cần phải được quản lý chặt chẽ, tránh nảy sinh tình trạng "xin-cho". Xếp hạng chỉ là một công cụ để tạo thêm động lực cạnh tranh giữa các trường, cung cấp cho xã hội một kênh thông tin tham khảo, không nhất thiết phải là một công cụ quản lý của nhà nước
Còn theo theo T.s Phạm Thị Ly, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đánh giá giáo dục ĐH, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành,thì cái khoảng chu kỳ 10 năm cho việc phân tầng có lẽ là quá dài. Vì một khi đã nhận quyết định phân tầng, điều đó sẽ theo một trường trong suốt 10 năm trời, và có lẽ họ cũng sẽ chỉ còn yên vị mà đón nhận cái kết quả đó, thay vì cố gắng.
Nhiều chuyên gia khác cũng đồng tình với ý kiến này, khi mà kế hoạch phát triển trong 1 năm có lẽ còn ăn thua, chứ 10 năm thì "có khi đã thay đến mấy đời Hiệu Trưởng rồi cũng nên". Lúc đó thì thay vì cố gắng trong 10 năm, chúng ta cứ cố gắng trong 2 năm cuối có lẽ còn hiệu quả hơn. Kể cả khi có xếp hạng lại mỗi 2 năm, thì việc đứng thứ 1 của tầng 3 cũng không bằng được hạng bét của tầng 2. Bà Ly cũng lo ngại ngành giáo dục có nguy cơ bị trì trệ trong nhiều năm tới.
Hoàng Việt (T/h)