(CLO) Thông tin TP. Hà Nội sẽ áp dụng thí điểm mô hình vùng phát thải thấp, hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm từ năm 2025 đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Bên cạnh những ý kiến đồng tình thì cũng có sự băn khoăn về tính khả thi cũng như tác động lớn đến đời sống xã hội.
Hạn chế ô tô, xe máy xăng tại 5 khu vực
Hiện UBND TP. Hà Nội đang lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xác định vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn nhằm cụ thể hóa Luật Thủ đô năm 2024.
Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 (trừ ô tô điện, xe máy điện) di chuyển vào vùng phát thải thấp phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn khí thải cụ thể, trừ các phương tiện ưu tiên.
Đáng chú ý, Hà Nội dự kiến sẽ thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm tại 5 vùng từ đầu năm 2025. Đến năm 2030 sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận (theo Nghị quyết của HĐND thành phố từ năm 2017).
Đồng thời thành phố cũng sẽ có chính sách thay thế xe máy cũ không đảm bảo an toàn giao thông và xả khí thải; quy định các khu vực cấm ô tô chạy dầu diesel, khu vực hạn chế xe máy, xe tải, taxi.
Chính sách khuyến khích thay thế xe buýt chạy dầu diesel bằng xe chạy điện. Đưa ra các quy định nhằm khuyến khích thu hút đầu tư đường sắt đô thị, BRT, Mono rail, buýt bằng hình thức hợp tác công tư (PPP).
Hầu như mỗi gia đình ở Hà Nội đều có xe máy và với dân số gần 10 triệu người như hiện nay, xe máy trở thành phương tiện giao thông chính ở thành phố với hệ thống đường sá hẹp, ngõ ngách đan xen. Không những vậy, xe máy còn là “cần câu cơm” của nhiều lao động thu nhập thấp.
Từ Hải Dương lên Hà Nội kiếm sống, anh Chung chia sẻ, gia đình 5 miệng ăn chủ yếu trông chờ vào số tiền 9 - 10 triệu/tháng từ việc đi anh giao hàng trong nội thành bằng xe máy.
Nếu xe máy xăng bị hạn chế trong một số khu vực của Hà Nội thì cuộc sống của gia đình anh sẽ có thể khó khăn hơn, sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để chuyển đổi phương tiện hoặc phải tính làm một nghề khác.
“Việc thành phố hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm từ năm 2025 chúng tôi vô cùng hoan nghênh. Tuy nhiên cần có phương án điều chỉnh phù hợp để những người lao động thu nhập thấp, phụ thuộc vào phương tiện xe máy không bị ảnh hưởng quá nhiều”, anh Chung nói.
Sống tại Phố Vọng (quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội), nhà trong ngõ nhỏ, khoảng cách đi làm mất 13 - 15km như hiện tại thì với chị Loan, đi làm bằng xe máy vẫn được coi là phương tiện thuận lợi nhất.
“Hạn chế ô tô cá nhân di chuyển tại Hà Nội là hợp lý vì chiếm nhiều diện tích lưu thông trên đường nhưng lại vận chuyển được ít người. Còn với xe máy thì những phương tiện cũ nát, sử dụng lâu mới thuộc diện hạn chế hoạt động.
Hiện nay xe máy vẫn thể hiện được nhiều lợi thế khi di chuyển tại những tuyến đường, phố của Hà Nội vì sự cơ động, giá thành rẻ, di chuyển, đi lại nhanh chóng. Đặc biệt những lao động nghèo chẳng thể nào bê nguyên cả con lợn hay mớ rau lên xe buýt hay đi tàu điện để di chuyển đến nơi bán hàng được”, chị Loan cho biết.
Vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, số lượng phương tiện giao thông đường bộ đang hoạt động trên địa bàn là trên 7,8 triệu phương tiện các loại và chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác di chuyển đi, đến Hà Nội.
Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2023 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy, trong khi tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đến nay mới đạt khoảng trên dưới 10% dẫn đến hiện tượng quá tải trên các tuyến đường giao thông.
Theo KTS. Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, trong hơn 20 năm qua, Hà Nội đã đưa ra nhiều quy hoạch, đề án và giải pháp như tăng quỹ đất cho giao thông, tăng năng lực của vận tải công cộng, quản lý phương tiện...
Tuy nhiên đến nay nhiều đề án không phát huy hiệu quả, thậm chí có cái còn “chết yểu”. Điển hình như mục tiêu đến sau năm 2020, Hà Nội có 1.605 bãi xe để giảm tình trạng đỗ xe lấn chiếm lòng đường, vỉa hè nhưng đến nay toàn thành phố mới có 120 bãi xe (đạt 8% so với yêu cầu).
Với đề án quản lý xe cá nhân, Hà Nội có kế hoạch đến năm 2030 sẽ dừng xe máy tại các quận nội thành nhưng một số giải pháp để thực hiện việc này lại chưa đạt. Điển hình như phát triển vận tải công cộng, mục tiêu đặt ra là đến nay phải đáp ứng 30 - 50% song hiện mới đạt khoảng 19%.
Do đó KTS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, trước hết là về quy hoạch phát triển đồng bộ, hiện đang thực hiện đổi mới hệ thống quy hoạch với yêu cầu tích hợp đa ngành, song để phát triển giao thông rất cần cùng với quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải cấp tỉnh.
Để tạo đột phá về giao thông, với các đô thị lớn cần xây dựng chính sách đặc thù. Hiện TP. Hồ Chí Minh đã có Nghị quyết riêng (98/2023/QH15). Thủ đô Hà Nội đang hoàn thiện Luật Thủ đô sửa đổi đã có đặc thù về phát triển giao thông. Từ các chính sách đặc thù được xác định cần có đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật do cấp tỉnh ban hành để cụ thể hóa.
Trong phát triển giao thông, định hướng là phát triển đồng bộ, ưu tiên giao thông công cộng với loại hình vận tải là khối lượng lớn và trung bình, nhiều đô thị lớn đang xác định trọng tâm là phát triển đường sắt đô thị. Đây là xu thế khoa học, song rất cần xây dựng hệ thống kỹ thuật đặc thù để gắn với ứng dụng phù hợp thực tế từng đô thị.
Còn theo chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy, vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về các biện pháp phát triển giao thông đô thị vì mục tiêu chống ùn tắc, đảm bảo sự đi lại an toàn, thuận lợi cho người dân.
Những dòng phương tiện giao thông, kể cả xe cá nhân chạy trên đường, chính là mạch máu giao thông nuôi sống nền kinh tế xã hội của đô thị, rộng ra là đất nước.
Vì vậy giải pháp chống ùn tắc đưa ra nhưng phải đảm bảo duy trì các phương thức đi lại, chứ không được gây ảnh hưởng, làm giảm mật độ, mạch lưu thông của những dòng phương tiện ấy.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ phương tiện giao thông tại Hà Nội cần đưa ra những giải pháp đồng bộ về phát triển kết cấu hạ tầng, vận tải hành khách công cộng đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân...
(CLO) Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gần đây, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã đặt câu hỏi vì sao các đồng minh của Nga như Triều Tiên không thể giúp Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine, trong khi các nước phương Tây cho rằng họ có quyền hỗ trợ Kiev.
(CLO) Do ảnh hưởng của mưa bão thời gian vừa qua, tuyến đê tả Đáy đoạn qua địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội xuất hiện 3 điểm sụt lún đang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn giao thông.
(CLO) Samsung đang cân nhắc trong chiến lược kinh doanh của mình khi có ý định loại bỏ thương hiệu "Galaxy" khỏi dòng sản phẩm cao cấp. Đây được xem là nỗ lực nhằm phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm phổ thông và các thiết bị cao cấp của hãng, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh gay gắt với Apple vẫn đang tiếp diễn.
(CLO) Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm màng não do virus đường ruột gây nên, tuy nhiên hiện bệnh này chưa có vắc xin và thuốc đặc trị.
(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, được cho là đang chuẩn bị tung ra công cụ tìm kiếm riêng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là nỗ lực mới của Meta nhằm giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm của Google và Microsoft.
(CLO) Doanh thu sụt giảm, chi phí lãi vay cao, EVNGENCO 3 (PGV) phải báo lỗ 459 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tổng nợ vay hơn 32.500 tỷ vẫn đang đè nặng lên kết quả kinh doanh của đơn vị.
(CLO) Trong tháng 10.2024, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
(CLO) Chính quyền các địa phương ở tỉnh Quảng Bình đang phối hợp các hội đoàn thể triển khai hỗ trợ nhu yếu phẩm để giúp người dân vượt qua những khó khăn trước mắt.
(CLO) 33 đơn vị của Hà Nội chưa đạt cam kết giải ngân vốn đầu tư công, các tháng còn lại năm 2024, thành phố phải giải ngân 44.927 tỷ đồng, tương đương 55,4% kế hoạch.
(NB&CL) Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, công tác phòng, chống lãng phí, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra trong bài viết mới đây, đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Nói về việc chống lãng phí, không thể không nhớ tới những bài học và tấm gương mẫu mực từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng” và luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm.
(NB&CL) Đấu giá là một mắt xích quan trọng trong thị trường nghệ thuật, nó đem lại nhiều lợi ích và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động đấu giá mỹ thuật cũng bộc lộ những yếu kém, bất cập, do đó cần nhanh chóng được quản lý, vận hành theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch hóa.
(CLO) Trong khi người lớn dậy dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả mưa lũ thì cặp song sinh 2 tuổi thức dậy đi theo, bước xuống sân bị ngập khiến cả hai cháu tử vong do đuối nước.
(CLO) Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 398 công ty tại Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ chiến lược và công nghệ cho Nga trong xung đột Ukraine.
(CLO) Netflix vừa ra mắt tính năng mới mang tên Moments, cho phép người dùng lưu và chia sẻ những cảnh phim yêu thích từ các chương trình và bộ phim trên nền tảng này. Đây là bước tiến đột phá giúp trải nghiệm xem phim trực tuyến trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
(NB&CL) Hiện nay, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học của từng trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nhưng tình trạng tuyển sinh tràn lan, tuyển sinh vượt chỉ tiêu vẫn không thể kiểm soát. Vì vậy, nhiều người lo lắng việc trao quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các nhà trường sẽ dẫn đến việc tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo, gây nên hệ lụy lâu dài đối với sinh viên theo học.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 1191/QĐ-BGTVT về Kế hoạch Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực GTVT đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội sẽ thành lập 4 tổ công tác chuyên tiếp nhận, tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc trên địa bàn.
(CLO) Từ đầu năm 2024 đến nay lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện, xử phạt nguội hơn 19.000 trường hợp vi phạm giao thông, phạt tiền trên 31 tỷ đồng.
(CLO) Tin từ Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này vừa có văn bản gửi các đơn vị trong ngành về tăng cường công tác về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm qua đường hàng không liên quan đến nhân viên hàng không.
(CLO) Thành phố Hà Nội sẽ bỏ thời hạn thẻ sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng đối với người có công, người khuyết tật, người cao tuổi trên địa bàn.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vào chiều nay (29/10), đoạn đường sắt qua Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) đã chính thức thông tuyến sau sự cố gián đoạn vì mưa lũ trước đó.