Sóc Trăng: Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
Theo dõi báo trên:
Theo thông báo từ Bộ Quốc phòng Pháp hồi cuối tháng 6 vừa rồi, quân đội nước này đã tiến hành vụ thử tên lửa siêu thanh đầu tiên. Tên lửa siêu thanh của Pháp, còn được gọi là tàu lượn siêu thanh, có tên V-MAX đã được phóng từ Biscarosse, trung tâm thử nghiệm của DGA ở vùng Landes phía Tây Nam nước này.
Quân đội Pháp phóng một tên lửa đạn đạo mang theo một tên lửa siêu thanh từ căn cứ Biscarosse vào khoảng 10 giờ tối ngày 26/6. Sau khi tên lửa đạn đạo đạt tới độ cao cần thiết, tên lửa siêu thanh tách khỏi “vật chủ” và bắt đầu quá trình tự hành.
Một cảnh báo trước đó nhiều ngày đã được Pháp đưa ra đối với giao thông đường biển và đường hàng không trong khu vực rộng 2.000 km2 xung quanh địa điểm phóng. Như thông lệ, quân đội Pháp sau đó giữ im lặng về sự thành công hay thất bại của chuyến thử nghiệm này.
Thay vào đó, Bộ quốc phòng Pháp chỉ ra một tuyên bố ngắn gọn rằng "các phân tích kỹ thuật về nhiều dữ liệu thu được trong quá trình thử nghiệm đang được tiến hành để rút ra bài học cho các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo”. Bộ này nói thêm rằng V-MAX “chứa nhiều cải tiến công nghệ tích hợp”.
Đó là một chặng đường dài đối với Pháp, mà đỉnh điểm là cuộc thử nghiệm hôm thứ Ba. Chương trình V-Max chính thức được triển khai vào năm 2019 và chuyến bay thử nghiệm ban đầu cho bệ phóng V-MAX đã được lên kế hoạch vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, các lý do kỹ thuật và ngân sách đã trì hoãn việc kích hoạt lại công khai sứ mệnh cho đến đầu năm nay.
Vì thế, dù về mặt kỹ thuật, thành công hay thất bại của vụ phóng thử vẫn được giữ kín song Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Sébastien Lecornu, trong một phát biểu với báo giới, cũng hé lộ đôi chút qua phát biểu hào hứng rằng đó là "một cột mốc quan trọng mới trên con đường làm chủ siêu vận tốc của Pháp”.
Quân đội Pháp từ cách đây cả thập kỷ đã sớm nhận thức được những cơ hội mà tên lửa siêu thanh có thể mang lại cho chính họ và các đồng minh, cũng như những mối đe dọa mà công nghệ mới này có thể gây ra cho các đối thủ của họ.
Từ năm 2012, Pháp đã bắt đầu chuẩn bị cho khả năng đánh chặn các tên lửa siêu thanh. Dấu mốc là ngày 4/4/2012, tàu khu trục Fobin của Hải quân Pháp trong một cuộc tập trận bắn đạn thật, đã bắn một tên lửa Aster đánh chặn thành công một mục tiêu do Hải quân Mỹ thiết kế để mô phỏng hành động của tên lửa chống hạm siêu thanh KH31 hoặc SSN-22 của Nga.
Những tên lửa này, được Liên Xô cũ chế tạo vào cuối những năm 1980, nhằm chống lại các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ. Trong cuộc thử nghiệm năm 2012, Hải quân Pháp lần đầu tiên xác nhận hiệu suất phòng không của PAAMS (Hệ thống tên lửa phòng không chính) mà Pháp, Anh và Italia trang bị cho các tàu chiến. Thành công của cuộc thử nghiệm này cho thấy Pháp đã gia nhập CLB hải quân ưu tú có khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa chống hạm siêu thanh.
Nhưng trong cuộc đua phát triển khả năng tấn công siêu tốc, Pháp lại chậm chân đáng kể so với các cường quốc. Tên lửa siêu thanh thường có dạng tàu lượn, với quỹ đạo bay phức tạp và có khả năng đạt tốc độ trên Mach 5 (hơn 6.000 km/h), khiến việc đánh chặn trở nên vô cùng khó khăn. Do đó, việc thử nghiệm V-MAX là bước tiến quan trọng của Pháp trong việc sở hữu loại vũ khí có khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không tinh vi nhất này.
Có nhiều nước được cho là đang phát triển những tên lửa siêu thanh, hoặc những vũ khí tấn công siêu tốc, chẳng hạn tên lửa DF-26 của Trung Quốc với tốc độ đạt tới Mach 5 hoặc tên lửa Brahmos II của Ấn Độ được cho là đạt tới Mach 8. Nhưng Nga và Mỹ mới là những cường quốc tiên phong. Trong đó, Nga có lẽ là nhà vận hành vũ khí siêu tốc giàu kinh nghiệm nhất, với ba loại tên lửa siêu thanh đã được ra mắt.
Đầu tiên là AVANGARD, tên lửa siêu thanh xuyên lục địa được cung cấp năng lượng trong giai đoạn đầu bởi tên lửa đạn đạo UR-100N UTTKh (SS-19 Mod 4 'Stiletto'), đi vào hoạt động từ năm 2019. AVANGARD được cho là có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và sẽ cơ động ở tốc độ khủng khiếp, lên đến Mach 20+ trên độ cao 100 km.
Tên lửa siêu thanh thứ hai là Kh-47 Kinzhal, một tên lửa đạn đạo hàng không được phóng từ máy bay, có khả năng cơ động. Được đưa vào hoạt động từ năm 2018, theo các quan chức Nga, nó sẽ đạt tốc độ Mach-10 trong giai đoạn cuối, được thả từ các máy bay ném bom hạng nặng MiG-31K hoặc Tu-22M3.
Nhiều thông tin cho thấy, Kh-47 Kinzhal đã được sử dụng lần đầu tiên trong cuộc xung đột ở Ukraine vào ngày 19/3 năm nay và triển khai thêm hai lần kể từ đó. Một phiên bản Kinzhal với kích thước nhỏ hơn, gắn trên máy bay chiến đấu Su-57, dường như đang được phát triển.
Cuối cùng, tên lửa siêu thanh được công bố rộng rãi nhất vẫn là tên lửa scramjet 3M22 Zircon (Tsirkon), đạt tốc độ Mach 8 và có tầm bắn từ 500 đến 1.000 km. Công nghệ scramjet có ưu điểm là duy trì lực đẩy liên tục trong khí quyển trong suốt thời gian của chuyến bay. Các vụ phóng thử 3M22 Zircon từ tàu mặt nước và tàu ngầm đã được thực hiện vào năm 2020 và 2021.
Về phía Mỹ, Bộ quốc phòng nước này có năm chương trình lớn dù cho đến nay chưa có chương trình nào được tuyên bố chính thức hoạt động. Trong đó, Mỹ đang phát triển LRHW (Vũ khí siêu thanh tầm xa) sử dụng Thân tàu lượn siêu thanh thông thường (C-HGV). Hải quân Mỹ cũng có chương trình CPS (Tấn công nhanh thông thường) nhằm phát triển tên lửa siêu thanh phóng từ các tàu tuần dương lớp Zumwalt và lớp Virginia Block V.
Học thuyết của Mỹ không quy định việc phát triển vũ khí siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân; đường bay của tàu lượn được dự định đủ khác với đường bay của tên lửa đạn đạo để tránh tính toán sai. Lực lượng Không quân đang phát triển tên lửa siêu thanh của riêng mình: ARRW (Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không, AGM-183A) được phóng từ máy bay ném bom B-52 hoặc B-1.
Sau ba lần thất bại, ngày 14/5 vừa qua, Không quân Mỹ xác nhận đã thử nghiệm thành công tên lửa AGM-183A phóng từ B-52H. Thời điểm chính thức biên chế các vũ khí này dự kiến là năm 2025.
Quang Anh
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.
(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.