Phát hành bộ tem 'Truyện cổ tích Việt Nam: Cây khế'

Thứ bảy, 25/06/2022 14:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây khế” là một câu chuyện ngắn gọn, súc tích; mỗi con tem là một bức tranh minh họa cho câu chuyện với nét vẽ sinh động, màu sắc rực rỡ, cuốn hút người xem.

Trong khuôn khổ các hoạt động của Triển lãm tem bưu chính Quốc gia Vietstampex 2020 diễn ra từ ngày 24/6/2022 đến ngày 26/6/2022, ngày 25/6, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây khế”.

Bộ tem gồm 4 mẫu và 1 blốc do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế dựa theo truyện cổ tích “Cây khế” trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Các mẫu tem được thiết kế liên hoàn để người xem dễ hiểu được nội dung, diễn biến câu chuyện.

Bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây khế” gồm 4 mẫu và 1 blốc. Ảnh: vnpost.vn

Bộ tem “Truyện cổ tích Việt Nam: Cây khế” gồm 4 mẫu và 1 blốc. Ảnh: vnpost.vn

Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận
Báo Công luận

Bộ tem có khuôn khổ 32 x 43 mm, blốc có khuôn khổ 120x120 mm. Về tổng thể, bộ tem là một câu chuyện ngắn gọn, súc tích. Mỗi con tem như một bức tranh minh họa cho câu chuyện với nét vẽ sinh động, màu sắc rực rỡ, cuốn hút người xem.

Trong đó, mẫu tem thứ nhất nhắc đến chuyện hai anh em chia tài sản, người anh tham lam, lấy hết tài sản, đuổi vợ chồng người em đi. Mẫu tem thứ 2 là hình ảnh chim lạ chở người em đến đảo lấy vàng.

Mẫu tem 3 là vợ chồng người anh bàn nhau đổi nhà to để lấy mảnh vườn có cây khế. Mẫu tem 4 là hình ảnh người anh do tham lam lấy quá nhiều vàng đã ngã khỏi lưng chim, rơi xuống biển. Blốc tem là cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc, đủ đầy của vợ chồng người em.

Các chi tiết cơ bản được chắt lọc, đưa vào nội dung tem để người xem nắm được nội dung truyện cổ tích “Cây khế”. Hình ảnh trên tem thể hiện yếu tố mang tính đại diện của văn hóa thuần Việt với nhà cổ 5 gian, sân gạch, cây rơm, đàn trâu, ruộng lúa…

Tính cách các nhân vật, sự thật thà hay gian xảo, chăm chỉ hay lười biếng… đều được khắc họa tương phản rõ ràng. Hình ảnh cây khế được thể hiện xuyên suốt cả bộ tem. Đặc biệt kết chuyện có hậu, phản ánh quan niệm của người Việt về nhân quả thể hiện trên mẫu blốc.

Tem có các mức giá 4.000 đồng, 6.000 đồng và 15.000 đồng, được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 25/6/2022 đến ngày 31/12/2023.

T.Toàn

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa