Năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thanh tra trên nhiều lĩnh vực
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa ban hành Quyết định số 1510/QĐ-BGTVT về Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Bộ GTVT.
Theo dõi báo trên:
Tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực. Bên cạnh đó là hệ thống phong phú và đa dạng các loại hình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, khảo cổ… được xếp hạng di sản cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Trong quá trình xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy giá trị của các di sản văn hóa được xác định là nguồn lực đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Giai đoạn 2010-2024, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, tạo ra sự phát triển bền vững của đô thị di sản, đạt nhiều kết quả quan trọng và để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị.
Nơi đây lưu giữ gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc của một Kinh đô với những giá trị di sản vật thể và phi vật thể vô giá với 7 di sản vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO công nhận; gần 1.000 di tích đã được kiểm kê, trong đó có 166 di tích được công nhận ở các cấp; hơn 500 lễ hội.
Bên cạnh đó, thiên nhiên đã ban tặng những di sản thiên nhiên kỳ vĩ và thu hút cho vùng đất này như sông Hương, núi Ngự; hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tổng diện tích trên 22 nghìn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á; Vườn quốc gia Bạch Mã còn nguyên vẹn; Vịnh Lăng Cô là một trong những vịnh đẹp nhất thế giới…
Nhận thức rõ những tiềm năng, lợi thế riêng có, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế luôn ý thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
Năm 2023, thành phố Huế đã đầu tư 26 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo 4 đình làng (đình Dương Xuân Hạ, đình Kim Long, đình Xuân Hòa, đình An Cựu) trên địa bàn thành phố.
Là nơi hội tụ hàng trăm món ăn đặc sắc từ cung đình đến dân gian, hiện nay, Huế có gần 1.700 món ăn, với ba dòng ẩm thực chính: ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian và ẩm thực chay. Hiện nay, đề án “Huế - Kinh đô ẩm thực” đang được thực hiện, góp phần nâng cao vị thế của ẩm thực Huế, trở thành nguồn lực văn hóa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội nói chung, phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế nói riêng.
Thừa Thiên Huế cũng là một trong những địa phương đang lưu giữ các đô thị cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, thương mại như: phố cổ Bao Vinh, phố cổ Gia Hội - Chợ Dinh, từng là nơi giao thương, buôn bán tấp nập một thời; nơi tập trung những ngôi nhà cổ có giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa.
Để phát huy di sản “thành phố vườn”, với hàng trăm ngôi nhà vườn, phủ đệ gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực thực hiện các chính sách hỗ trợ, đề án cụ thể về trùng tu, bảo vệ và phát huy giá trị của nhà vườn Huế.
Nhiều loại hình nghệ thuật diễn xướng, lễ hội văn hóa đặc sắc của tỉnh Thừa Thiên Huế đã được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng thành công. Tỉnh đã tổ chức thành công các kỳ Festival Huế với quy mô quốc tế, góp phần thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế ở khu vực và quốc tế.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 di sản đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào “Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”, gồm: Ca Huế (2015), Nghề dệt Dèng của dân tộc Tà Ôi (2016) và Lễ hội truyền thống A Da Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô.
Trong đó, di sản nghệ thuật Ca Huế đang được tỉnh xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đệ trình UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghệ thuật ca Huế đã nhận được sự đồng hành ủng hộ của cả hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân.
Áo dài truyền thống Huế từng bước được khôi phục và trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, không chỉ mang lại giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn góp phần bảo tồn, phát huy giá trị loại hình trang phục cổ này trong đời sống đương đại. Năm 2024, ngành văn hóa Huế cũng đã đệ trình hồ sơ “Nghề may đo Áo dài và tập quán sử dụng áo dài truyền thống Huế” đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời hướng tới đệ trình UNESCO xem xét, ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
PV
(CLO) Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh vừa ban hành Quyết định số 1510/QĐ-BGTVT về Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Bộ GTVT.
(CLO) Tại cơ quan Công an, bà H. khai nhận do đang nợ tiền người khác và không có tiền trả nên đã tạo ra câu chuyện bị cướp để che giấu với gia đình.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, ngày 20/12, Bắc Bộ, Thanh Hóa đêm không mưa, ngày nắng, sáng sớm có sương mù, trời rét; vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nghệ An, Hà Tĩnh có mưa vài nơi, trời rét. Trung Trung Bộ có mưa vài nơi, phía Bắc trời rét. Các khu vực khác có mưa vài nơi.
(CLO) Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030 đặt giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm khâu trung gian, giảm đầu mối, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, một việc chỉ giao một người và một người có thể làm nhiều việc, ai làm tốt nhất thì giao; xây dựng vị trí việc làm, xác định các chức danh, chức vụ công tác...
(CLO) Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội diễn ra ngày 19/12, các đại biểu chất vấn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của thành phố về những vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Ngày 19/12, Công an huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) cho biết, vừa bàn giao 3 đối tượng truy nã bị bắt giữ sau hàng chục năm lẩn trốn cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng xử lý theo quy định.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp còn lại của Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La -Xuân Mai.
(CLO) 4/4 gói thầu chính của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã được các nhà thầu bàn giao, phục vụ công tác vận hành thương mại vào 22/12.
(CLO) Tại một trong những quận mới ở thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, một quán bia hiện đại đã chính thức đi vào hoạt động, thu hút sự chú ý của người dân địa phương.
(CLO) Thượng tá Nguyễn Thăng Long khẳng định, người dân có thể sử dụng pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, có dán mã tem QR code chống hàng giả. Đặc biệt, có thể kiểm tra trực tiếp bằng cách quét mã QR trên sản phẩm pháo hoa trước khi mua về sử dụng.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ án đốt quán cà phê tại Hà Nội; Sáng nay (19/12), khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024; Giám sát đến cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội…
(CLO) 17 tuyến buýt điện kết nối trực tiếp với tuyến metro số 1 có giao diện đặc thù để người dân dễ dàng nhận biết. Các tuyến xe này sẽ chính thức khai trương vào ngày 20/12.
(CLO) Hyundai vừa công bố phát triển một công nghệ kính chắn gió đột phá mang tên “Metal-Coated Heated Glass” (Kính sưởi phủ kim loại), hứa hẹn cải thiện tốc độ làm tan băng và tăng hiệu quả sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
(CLO) Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn dự kiến được tổ chức tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nhân dịp đón năm mới 2025.
(CLO) Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn dự kiến được tổ chức tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) nhân dịp đón năm mới 2025.
(CLO) Năm 2025, dọc hai bên bờ sông Hàn (TP. Đà Nẵng) sẽ là nơi diễn ra gần 80 hoạt động văn hóa - lễ hội định kỳ và thường niên, trong đó, có nhiều hoạt động mới lạ, mang tính đột phá, phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.
(CLO) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức khai mạc triển lãm “Ký ức và Niềm tin". Sự kiện trưng bày gần 200 hiện vật lịch sử giúp công chúng cảm nhận sâu sắc hơn về quá khứ đấu tranh gian khổ mà oai hùng của dân tộc Việt Nam.
(CLO) Cần đưa Nhã nhạc cung đình Huế gần hơn với cộng đồng; có giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng biểu diễn ca Huế để phục vụ khách du lịch tốt hơn.
(NB&CL) Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trò cướp phết đã trở thành “linh hồn” của Lễ hội làng Hiền Quan. Tuy nhiên, những năm gần đây, trò cướp phết không được tổ chức khiến cộng đồng người dân bản địa hụt hẫng. Để Hội phết Hiền Quan thật sự trở về nguyên gốc với những giá trị nhân văn tốt đẹp, nhiều ý kiến cho rằng, cần “trả lại” trò cướp phết cho người Hiền Quan…
(CLO) Thị trường phim Việt cuối năm 2024 đang thực sự sôi động với sự xuất hiện bất ngờ của "Chị dâu". Bên cạnh đó, "Kính vạn hoa" được đánh giá là “ngựa ô” phòng vé, hứa hẹn sẽ “hâm nóng” rạp chiếu trước khi khép lại năm 2024 đầy biến động.
(CLO) Người dân và du khách sẽ được vào tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 miễn phí từ 9h ngày 21/12, thay vì 13h30 như lịch ban đầu, tại khu vực sân bay Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội.
(CLO) Từ cuối tháng 11 tại các vườn trồng đào ở xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương (Thanh Hoá) lại hối hả vào vụ tuốt lá, chuẩn bị cho công đoạn nuôi mắt, cho đào ra nụ để sẵn sàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) “Đế Đô khảo cổ ký” là dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản, mở ra một mô hình khai thác bản quyền di sản để phát triển công nghiệp văn hóa.