(CLO) Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những dấu tích kiến trúc cung điện thời Đinh và dấu ấn văn hóa thời Tiền Lê qua khai quật 3 địa điểm thuộc khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư.
Ngày 29/12, Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình cho biết, cuộc khai quật khảo cổ tại các địa điểm thuộc khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư (xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã tìm thấy những dấu tích kiến trúc cung điện thời Đinh và dấu ấn văn hóa thời Tiền Lê.
Theo đó, từ tháng 11/2022 đến tháng 12/2022, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình thực hiện khai quật nghiên cứu tại 3 địa điểm là cánh đồng Nội Trong, cánh đồng Hang Trâu và vườn chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, với tổng diện tích 900m2.
Tại điểm cánh đồng Nội Trong, đã khai quật 4 hố với tổng diện tích 300m2. Ngoài ra, một hố thăm dò diện tích 2m2 cũng được mở nhằm kiểm tra rõ hơn diện tích phân bố của các nền kiến trúc lát gạch thời Đinh ở khu vực này.
Các hố khai quật ở Nội Trong đã phát hiện các di tích kiến trúc bằng gạch, hệ thống cọc của các kiến trúc gỗ, gia cố nền kiến trúc và nền đất đắp… thuộc hai giai đoạn thời Đinh và Tiền Lê.
Tại điểm cánh đồng Hang Trâu, đã khai quật 4 hố với tổng diện tích 300m2 nằm vắt ngang theo chiều đông tây ở khu trung tâm gò.
Di tích xuất lộ ở khu vực này gồm 2 dạng. Dạng thứ nhất là nền đất sét mịn màu đỏ loang vàng đắp dày từ 0,6 - 0,8m xuất hiện ở tất cả 4 hố khai quật và trên một cao độ tương đối đồng đều, đôi chỗ có hiện tượng các loại gạch ngói vụn từ thời Tiền Lê đổ về trước được vứt xuống tạo nên lớp gia cố vững chắc.
Theo ghi chép của sử sách, năm 968 Hoa Lư được vua Đinh Tiên Hoàng chọn là kinh đô của nước Đại (Cồ) Việt. Trong 42 năm đảm nhiệm vị trí là kinh đô của triều Đinh, Tiền Lê và buổi đầu triều Lý, Hoa Lư đã trở thành trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa của Nhà nước độc lập và tự chủ. Tuy nhiên, trải qua thời gian tồn tại lâu dài đến nay, các công trình không còn trên mặt đất.
Dạng di tích thứ hai là những gốc cây cổ thụ nằm bên dưới lớp sét đắp thời Tiền Lê và trên bề mặt sinh thổ là lớp bùn đen thuần mịn. Trên bề mặt sinh thổ, ở độ sâu từ 1-1,2m trong hố khai quật có hiện tượng những gốc cây cổ thụ bị chặt hạ cùng một lớp thực vật thân thảo.
Bước đầu xác định khu vực Hang Trâu có chức năng chính là một vườn cây (Thượng uyển) ở giai đoạn từ thời Đinh trở về trước. Đến thời Tiền Lê, vườn cây bị chặt hạ để làm thành một vùng sân rộng.
Tại điểm vườn chùa Nhất Trụ đã mở 2 hố khai quật với tổng diện tích 300m2. Di tích ở cả 2 hố khai quật phát hiện lớp đất sét đắp nền thời Tiền Lê, hệ thống gia cố móng chân cột của 2 kiến trúc khác nhau nằm trong lớp đất sét đắp.
Tại các khu vực Nội Trong, Hang Trâu và vườn chùa Nhất Trụ cũng đã phát hiện nhiều vật liệu xây dựng gạch, ngói chủ yếu thuộc hai giai đoạn trước và sau thế kỷ X; một số đồ gia dụng chủ yếu là đồ gốm men thời Tống thế kỷ IX - XI và đồ sành mang đặc trưng thế kỷ X được sản xuất tại chỗ. Ngoài ra, cũng phát hiện được một số hiện vật khảo cổ có niên đại thời Trần và Lê sơ chủ yếu nằm ở bề mặt nền sân ở chùa Nhất Trụ.
Báo cáo của đoàn khai quật cho rằng, kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2022 tiếp tục xác định chi tiết hơn không gian phân bố các công trình kiến trúc ở Cấm thành và Hoàng thành Hoa Lư.
Theo đó, các dấu tích khảo cổ ở Nội Trong và Hang Trâu ghi nhận mặt bằng tổng thể Cấm thành Hoa Lư gồm 2 khu vực: Khu trung tâm được nhà Đinh - Lê xây dựng khi lựa chọn nơi đây làm kinh đô mở nước, cũng chính là Khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay.
Khu Hậu cung nằm về phía Nam khu trung tâm, là nơi vốn có các kiến trúc thuộc trị sở Trường Châu trước thế kỷ X, sau đó được nhà Đinh - Tiền Lê tiếp tục tái sử dụng từng phần hoặc lấy vật liệu kiến trúc.
Giữa hai khu này ngăn cách với nhau bằng một vườn cây ở thời Đinh, nhưng đến thời Lê thì được chuyển đổi chức năng thành một nền sân đất đắp rộng. Các công trình kiến trúc trong Cấm thành có thể có nhiều hướng khác nhau nhưng đều quy tụ về kiến trúc trung tâm hoặc những trục đường dẫn về kiến trúc trung tâm. Kiến trúc quy tâm (Chính điện) nằm ở giữa Đền Đinh và Đền Lê hiện nay; một phần của kiến trúc đã xuất lộ qua cuộc khai quật năm 2021.
Từ những phát hiện trên đã xác định chi tiết hơn không gian phân bố các công trình kiến trúc ở Cấm thành và Hoàng thành Hoa Lư, các nhà khảo cổ đã kiến nghị các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục bảo vệ hiện trạng di tích.
Ngoài ra, cần giữ nguyên hiện trạng khu vực, dừng tất cả các hoạt động chôn cất mồ mả, xây dựng công trình, đào múc ao, hồ trái phép ở khu vực này. Đồng thời, tiếp tục mở rộng nghiên cứu khu vực không gian phân bố quanh chùa Nhất Trụ.
Công tác nghiên cứu khảo cổ ở khu vực Cố đô Hoa Lư đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX đến nay. Mặc dù các đợt thăm dò, khai quật diễn ra không liên tục, nhưng những kết quả thu được trong gần 60 năm qua đã giúp các nhà nghiên cứu thống nhất ghi nhận đây là khu di tích lớn, đặc biệt quan trọng với lịch sử - văn hóa của dân tộc. Rất nhiều công trình kiến trúc, các cung điện, dinh thự, đền miếu... có liên quan trực tiếp đến vương triều và hoàng tộc nhà Đinh - Tiền Lê được xây dựng ở nơi đây.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.