Phát lộ nhiều di sản mới của thành Thăng Long

Thứ tư, 18/04/2018 14:33 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội vừa phối hợp cùng Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo, báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2017.

Báo Công luận
Toàn cảnh hố khai quật rộng hơn 1000m2, nhằm phục vụ việc phục dựng Chính điện Kính Thiên.

Hội thảo gồm hai phần chính: Báo cáo những phát hiện về cuộc khai quật của PGS.TS Tống Trung Tín tại hố khai quật; Và trao đổi, đóng góp ý kiến của các đại biểu đại diện TW, Thành phố Hà Nội, các sở, ngành và các nhà khoa học.

Hội thảo tổ chức nhằm mục đích báo cáo kết quả khai quật trong suốt một năm qua, tiếp nhận những đóng góp ý kiến cho những nhận định bước đầu về tính chất, niên đại, quy mô, chức năng và giá trị của các di tích đã xuất hiện tại hố khai quật Khu vực Chính Điện Kính Thiên năm 2017.

Kế hoạch khai quật thực hiện theo Quyết đinh số 3612/QĐ-BVHTTDL ngày 26/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tiến hành khai quật thăm dò khu vực phía Đông nền điện Kính Thiên (giáp với đường Nguyễn Tri Phương), với tổng diện tích gần 1000m2.

Báo Công luận

Cuộc khai quật đã làm xuất hiện các tầng văn hóa, di tích, di vật, đóng góp thêm nhiều tư liệu mới góp phần tìm hiểu kiến trúc Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Đông Bắc chính điện Kính Thiên và góp thêm tư liệu mới để phục vụ dự án nghiên cứu, khôi phục Chính điện Kính Thiên.

Tầng văn hóa của hố khai quật dày gần 4,5m với các lớp văn hóa có niên đại khoảng từ thời Đại La, qua các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đến thời hiện đại.

Báo Công luận
 Một số di vật của thời Lê sơ được tìm thấy trong cuộc khai quật, thăm dò này.

Về di tích, cuộc khai quật đã làm xuất lộ dấu tích một số kiến trúc có niên đại thuộc các thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê Trung hưng gồm có móng cột, móng nền kiến trúc, sân nền… 

Các dấu tích kiến trúc này bị phá hủy hầu hết bởi một hố đào lớn có thể diễn ra vào khoảng thế kỷ 18 hoặc 19. Tính chất và niên đại của hố đào hiện đang được tiếp tục nghiên cứu.

Về dị vật, đã tìm thấy nhiều loại hình khác nhau gồm đồ đất nung, đồ gốm, đồ gỗ, đồ kim loại, trong đó một số lượng lớn là gạch ngói. Trong các loại vật liệu xây dựng, đặc sắc nhất là nhóm gạch ngói và vật liệu trang trí lợp mái cung điện có tráng men vàng (hoàng lưu ly) và men xanh (thanh lưu ly) thuộc thời Lê sơ (thế kỷ 15 đầu thế kỷ 17). 

Những di vật này cho phép hình dung rõ thêm về loại “Ngói Rồng” lợp cung điện lợp trong khu vực chính điện Kính Thiên của Hoàng đế Lê sơ.

Báo Công luận
 Một số di vật của thời Lê sơ được tìm thấy trong cuộc khai quật, thăm dò này.

PGS.TS Bùi Minh Trí cho rằng cuộc khai quật này rất thành công, những nhận định khoa học hết sức đúng đắn. Theo ông thì cuộc khai quật lần này đã có những phát hiện mới hết sức là quan trọng và đặc sắc. 

Thứ nhất là cột âm nhà Lý. Thứ hai là phát hiện về thời Trần, những công trình mới được xây dựng, kế thừa trên nền tảng móng, trụ của nhà Lý vào thế kỷ 13.

Ở hố khai quật này cho thấy điều đó diễn ra rõ ràng hơn so với khu vực khai quật ở 18 Hoàng Diêu, những công trình mới xây dựng trên nền tảng móng, trụ của nhà Lý chỉ xuất hiện vào thế kỷ 14. 

Thứ ba là phát hiện một khối lượng khá lớn các loại ngói lợp cung điện thời Lê sơ thế kỷ 15. Thứ tư là phát hiện bó kiến trúc trang trí hoa chanh rộng nhất từ trước đến nay, rộng hơn 1m. Kiến trúc trang trí hoa chanh được xem là minh chứng quan trọng của nền chính điện vua thời Trần.

Những di tích, di vật mà các nhà khoa học tìm thấy được ở hố khai quật khu vực Chính Điện Kính Thiên có nhiều điểm tương đồng và liên quan đến khu vực khai quật ở 18 Hoàng Diệu.

 Vì vậy, PGS.TS Bùi Minh Trí kiến nghị cần có một bản đồ tổng thể về các kiến trúc kết nối từ 18 Hoàng Diệu sang khu vực hố khai quật Chính Điện Kính thiên, để có những nhận định đánh giá cụ thể và chính xác hơn nữa.

Báo Công luận
GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phát biểu tại buổi hội thảo.

Hội thảo còn ghi nhận đóng góp ý kiến của 11 nhà khoa học, nghiên cứu có chuyên môn về lịch sử và khảo cổ. Hầu hết các nhà khoa học, nghiên cứu đánh giá cao về những phát hiện mới của cuộc khai quật này, bên cạnh đó vẫn còn một vài ý kiến đóng góp, đặt vấn đề để tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. GS.NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dư Hội Khoa học lịch sử Viêt Nam đã đánh giá lại kết quả của cuộc khai quật và tổng kết bằng việc đưa ra 3 vấn đề.

Thứ nhất là cần có một kế hoạch khai quật thăm dò tổng thể; thứ hai là kết hợp một cách hợp lý giữa công việc khai quật, thăm dò với nghiên cứu; thứ ba là tư liệu hóa những kết quả thu được sau khi khai quật bằng những phương tiện công nghệ hiện đại nhất như: hình ảnh, video, 3d…

Dương Thành

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa