(NB&CL) Trong bối cảnh ẩm thực Việt Nam ngày càng được công nhận và đánh giá cao trên thế giới, việc cần có những chiến lược đồng bộ và hiệu quả để phát triển bền vững du lịch ẩm thực trở nên cấp thiết.
Để tạo dựng một thương hiệu ẩm thực quốc gia mạnh mẽ, cần phải có một chiến lược quảng bá đồng bộ và nhất quán. Việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu ẩm thực Việt Nam cần được thực hiện qua các kênh truyền thông quốc tế, các sự kiện ẩm thực lớn và hợp tác với những người nổi tiếng (KOLs).
Trước hết, theo ông Nguyễn Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch: “Chúng ta cần nhận diện rõ lợi thế của ẩm thực Việt. Những gì là khác biệt độc đáo, riêng có của chúng ta mà các đối thủ không có để quảng bá, như các món chúng ta mới được Michelin vinh danh chẳng hạn, chúng ta phải có trách nhiệm giữ bản quyền. Các tổ chức cá nhân làm ẩm thực phải đăng ký bản quyền các món ăn, ẩm thực của mình để đảm bảo sau này không có chuyện bắt chước ấy”.
Cùng quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội đầu bếp Hà Nội kiêm chủ sở hữu chuỗi Bánh mì Phố - Hà Hải Đoàn cho rằng, đến lúc cần đồng nhất và tiêu chuẩn hóa đối với các món ăn Việt Nam. Chẳng hạn, món phở cần phải có đủ những vị cơ bản để nhận ra đó là phở Việt. Hay như bánh mì, bún chả, bún bò Huế,… phải đảm bảo những yếu tố chung nhất, tránh sự nhầm lẫn với những món khác, ở quốc gia khác.
Masterchef Phạm Tuấn Hải trình diễn món ăn. Ảnh: Hồng Phượng
“Trong lĩnh vực du lịch, ẩm thực đóng vai trò quan trọng. Cùng với cảnh quan, thì ẩm thực được quan tâm, người ta muốn biết hôm nay được ăn gì, ở đâu. Ẩm thực ở mỗi quốc gia lại có màu sắc riêng của mình. Chúng ta phải làm sao để du khách chưa đến Việt Nam đã biết màu của chúng ta là gì. Khi vào đến Việt Nam, du khách lại nhận thấy ẩm thực có màu sắc riêng của mỗi tỉnh, thành. Khi mà màu sắc chung của đất nước hấp dẫn cho người ta đến, lại có màu sắc riêng của từng địa phương đủ hấp dẫn nữa thì du khách sẽ ở lâu, thậm chí người ta còn quay lại nhiều” - anh Hà Hải Đoàn nhận định.
Có gần 20 năm làm hướng dẫn viên du lịch và từng dẫn hàng nghìn khách quốc tế, anh Nguyễn Viết Kiên đánh giá: “Muốn phát triển du lịch ẩm thực, cần phải xây dựng thành thương hiệu ẩm thực Việt. Cần lấy một số món ăn làm đặc trưng rồi từ đó xây dựng thương hiệu riêng như phở, nem… Ngoài ra, phải chú trọng vấn đề an toàn thực phẩm, nên có thông tin về ẩm thực rõ ràng bằng tiếng Anh, kể cả ẩm thực đường phố”.
Tận dụng công nghệ và các nền tảng số
Khi xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng công nghệ và các nền tảng số để quảng bá du lịch ẩm thực là rất quan trọng. Các trang web, ứng dụng di động và mạng xã hội có thể đóng vai trò then chốt trong việc giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam đến với du khách toàn cầu.
Ông Nguyễn Hoàng Nam - chuyên gia Công nghệ và Marketing số cho biết: “Công nghệ và các nền tảng số hiện đại là công cụ mạnh mẽ trong việc quảng bá du lịch ẩm thực. Ví dụ, việc phát triển ứng dụng di động Foody.vn, HaNoiGrapevine.com hay Tripadvisor.com với các tính năng đặt chỗ, đánh giá và chia sẻ trải nghiệm có thể giúp du khách dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm ẩm thực Việt Nam. Các chiến lược tiếp thị qua mạng xã hội như tổ chức các cuộc thi ẩm thực trên Instagram hay Facebook cũng cần được khai thác triệt để để thu hút sự quan tâm của cộng đồng toàn cầu”.
Món nem thính truyền thống được các đầu bếp lành nghề chế biến trở nên tinh tế và hấp dẫn hơn. Ảnh: Hồng Phượng
Là một người đã lớn tuổi nhưng nghệ nhân Nguyễn Thị Ánh Tuyết rất ủng hộ sáng kiến ra mắt App ẩm thực: “Tôi vừa đi dự lễ khai trương App ẩm thực của quận Hoàn Kiếm. Tôi thấy đây là một ý tưởng rất hay và ý nghĩa, có tiềm năng đạt hiệu quả rất cao. Nó như “phát súng” đầu tiên khai sáng cho nền ẩm thực Việt Nam”.
Trong đề án mang tính chiến lược quốc gia, ông Lã Quốc Khánh cho biết Hiệp hội Ẩm thực Du lịch Việt Nam cũng đang xây dựng Bách khoa toàn thư Ẩm thực Việt Nam và cộng đồng kết nối. Dự án này được xem là “Super App” đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực này, với mục tiêu xây dựng một nền tảng toàn diện, nơi kết nối tri thức, cộng đồng và kinh doanh trên quy mô quốc tế.
Phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực độc đáo
Để Việt Nam thu hút du khách, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của du lịch ẩm thực, phát triển các sản phẩm du lịch ẩm thực độc đáo là một chiến lược quan trọng. Bằng cách xây dựng các tour du lịch ẩm thực vùng miền, tour làng nghề truyền thống kết hợp ẩm thực, du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn truyền thống mà còn hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa và con người nơi đó. Chẳng hạn như khám phá làng nghề truyền thống làm nước mắm ở Phú Quốc, làm nem chua ở Thanh Hóa, làm bún ở làng Bún Phú Đô (Hà Nội)…
Từng có nhiều năm kinh nghiệm làm đầu bếp, giành nhiều giải thưởng về ẩm thực cũng như am hiểu về ẩm thực du lịch, Masterchef Phạm Tuấn Hải cho rằng đến lúc chúng ta cần đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đặc thù, độc đáo: “Du khách ngày nay khác trước khi không còn muốn sắm vai những người khách thụ động. Họ thích được tham gia trực tiếp vào các hoạt động, trải nghiệm tại các điểm đến. Nếu như bây giờ mỗi nhà hàng có một trải nghiệm, một phong cách trải nghiệm thì chắc chắn đó sẽ là cái mà khách hàng rất muốn, sẽ cảm thấy thú vị và đến nhiều. Ví dụ, nhà hàng của tôi có nhiều khách hàng đến rất thích làm món cà ri. Họ thích tự làm, từ say, nghiền rồi nấu theo cách của họ. Họ cảm thấy thoải mái và trở lại nhiều hơn”.
Cần thêm nhiều đầu bếp giỏi để nâng tầm ẩm thực Việt
Trong tiến trình thăng hoa của ẩm thực Việt Nam ra thế giới, vai trò của những đầu bếp rất quan trọng trong việc quảng bá, tiếp thị. Là các đầu bếp, hơn ai hết họ nắm được các bí quyết trong việc chế biến và nâng tầm ẩm thực Việt Nam. Những đầu bếp có cơ hội, điều kiện để giới thiệu các món ăn cho du khách, hoặc du khách tiềm năng trên thế giới thông qua các sự kiện như sự kiện văn hóa ẩm thực Việt Nam ở nước ngoài, các hội chợ, hoặc trực tiếp tại nơi họ đang phục vụ…
“Khi khẳng định ẩm thực Việt Nam đang có mặt trên bản đồ thế giới, điều đầu tiên tôi phải nghĩ tới đến từ các đầu bếp. Trong vòng thời gian 5 năm trở lại đây, các CLB bếp, các Hiệp hội bếp rồi các chi hội bếp hoạt động rất năng động, nhiệt huyết. Họ kết hợp, giao lưu với nhau và cùng tạo ra rất nhiều các kỷ lục của Việt Nam. Họ mang kinh nghiệm của mình để làm sao đưa ẩm thực Việt Nam mỗi ngày mỗi ngày ra thế giới” - Masterchef Phạm Tuấn Hải cho biết.
Thực tế, Việt Nam có nhiều món ngon nhưng để món ăn ấy ra thế giới phải cần những đầu bếp giỏi để nâng tầm giá trị lên. Chẳng hạn có nhiều khách sạn, các đầu bếp có thể mang những món ăn đơn giản của đời thường nhưng bằng việc chế biến làm cho món ăn ngon hơn, hấp dẫn hơn. “Tôi đặc biệt ấn tượng với khách sạn Indochine. Họ đã cho làm món ăn Việt thường ngày trở nên sang trọng hơn. Vẫn là nộm hoa chuối hay ngó sen, nhưng cách chọn nguyên liệu, chế biến và bài trí của đầu bếp, món ăn trở nên hấp dẫn và tinh tế hơn”, ông Trịnh Cao Khải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội chia sẻ.
Chính vì thế, theo chị Nguyễn Thị Hoa - giáo viên tại một trung tâm đào tạo nghề du lịch và ẩm thực ở Hà Nội, đào tạo nhân lực là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Ví dụ, các chương trình đào tạo có thể bao gồm các khóa học chuyên sâu về phục vụ món ăn truyền thống, kiến thức về các nguyên liệu và kỹ thuật nấu ăn đặc trưng. Thông qua đào tạo, đội ngũ nhân viên luôn được cập nhật kiến thức và kỹ năng mới.
Các mô hình hợp tác công - tư có thể giúp tạo ra sự đồng bộ và hiệu quả trong phát triển du lịch ẩm thực. Chính phủ có thể cung cấp khung pháp lý và hỗ trợ tài chính, trong khi doanh nghiệp đóng vai trò chủ động trong việc triển khai và quảng bá sản phẩm.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".