Phát triển bền vững kinh tế biển, cần tăng diện tích khu bảo tồn biển Việt Nam

Thứ bảy, 12/12/2020 20:38 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thời gian tới mục tiêu tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên của vùng biển quốc gia.

Bài liên quan

 
Với chiều dài 3.260km bờ biển, diện tích mặt biển khoảng 1 triệu km², theo đại diện Bộ NN-PTNT, nếu làm tốt công tác bảo tồn như Nghị quyết 36 đề ra thì ngành thủy sản sẽ đạt mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên đến nay mới chỉ đạt 1,78% kế hoạch đề ra. Do đó, trong thời gian tới, trong chiến lược thủy sản, khi làm quy hoạch về khu bảo tồn sẽ phải nhấn mạnh các giải pháp để khắc phục hạn chế, yếu kém như: tổ chức bộ máy, hoàn thiện thể chế… 

Diện tích các khu bảo tồn biển sẽ được tăng lên trong thời gian tới. Ảnh: Dương Lâm

Diện tích các khu bảo tồn biển sẽ được tăng lên trong thời gian tới. Ảnh: Dương Lâm

Được biết, đến thời điểm hiện tại ngành Thủy sản đã hoàn thành mục tiêu quy hoạch chi tiết hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và đạt 100% về số lượng (16/16 khu). Dù vậy, tỷ lệ các khu bảo tồn biển được thành lập và đi vào hoạt động chỉ khoảng 75% (12/16 khu).

Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia, nhưng hiện nay mới chỉ đạt 1,8%.

Ông Phùng Phùng Đức Tiến -Thứ trưởng bộ NN & PTNT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Lâm

Ông Phùng Phùng Đức Tiến -Thứ trưởng bộ NN & PTNT phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Lâm

Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 và Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Phùng Phùng Đức Tiến -Thứ trưởng bộ NN & PTNT nhấn mạnh: “Bài học kinh nghiệm đối với các nước phát triển là ngay từ đầu, nếu không làm tốt công tác bảo tồn trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu thì sẽ phải bỏ rất nhiều tiền để khắc phục nếu sau này mới làm". 

Để góp phần phục hồi và phát triển thủy sản bền vững, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thời gian tới cần giảm khai thác thủy sản từ 3,9 triệu tấn/năm xuống còn 2,8 triệu tấn/năm.

Hiện nay, cường lực khai thác quá lớn với trên 96.000 tàu cá thì rất khó khăn trong việc phục hồi nguồn lợi thủy sản. Ngành thủy sản phải cơ cấu lại ngành nghề khai thác; trong đó cần có quy định về hạn ngạch khai thác. Việc hạn chế hạn ngạch, đội tàu cùng một số nghề thì mới đạt được mục tiêu đề ra

Trao đổi thông tin tại hội nghị, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết: "Tính đến thời điểm tháng 9/2020, tổng diện tích vùng biển, đảo đã được quy hoạch vào khu bảo tồn đạt 213.400 ha, chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2015 có 270.271 ha vùng biển, đảo được bảo tồn".

Tỷ lệ diện tích vùng biển được bảo tồn đạt 0,185% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam và cũng chưa đạt được mục tiêu 0,24% được đề ra tại Quyết định số 742/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, lực lượng chuyên trách bảo tồn biển rất mỏng. Hầu hết các Ban quản lý khu bảo tồn biển, Vườn quốc gia thiếu nhân sự về sinh học biển và quản lý bảo tồn biển để thực hiện các nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu chuyên sâu, quan trắc về chất lượng nước, đa dạng sinh học…

Đồng thời, thiếu trang thiết bị để triển khai các hoạt động bảo tồn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác kiểm tra, giám sát, thực thi luật pháp trong phạm vi quản lý của khu bảo tồn biển.Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản vẫn diễn ra thường xuyên, ngày càng tinh vi; việc sử dụng các nghề, ngư cụ có tính hủy diệt, tận diệt hoặc xâm hại nguồn lợi thủy sản còn tiếp diễn.

Về điều chỉnh, cơ cấu lại nghề khai thác thủy sản, cơ cấu tàu cá đã được điều chỉnh theo hướng giảm tàu công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng tàu công suất lớn khai thác xa bờ theo định hướng tại Đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản. 

Dương Lâm

Tin khác

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp