(NB&CL) Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa khép lại, để lại dấu ấn đậm nét với khối lượng công việc đồ sộ và nhiều quyết sách mang tính bước ngoặt, trong đó có việc tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, sau nhiều năm tạm dừng. Quyết nghị của Quốc hội, và việc trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua Nghị quyết tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển năng lượng của Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vì phát triển bền vững của đất nước.
Từ xu hướng khôi phục điện hạt nhân trên thế giới
Trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu và cân bằng CO2 theo các cam kết tại COP26 và COP28 cũng như từ thực tế khủng hoảng, thiếu hụt năng lượng, nhiều quốc gia đang hướng sự quan tâm mạnh mẽ trở lại với điện hạt nhân.
Ngày 21/3/2024, đại diện 50 quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh Năng lượng hạt nhân đã ký Tuyên bố thiết lập những ưu tiên và hiểu biết chung thúc đẩy nguồn năng lượng hạt nhân cho các mục đích dân sự. Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAEA) Fatih Birol nhấn mạnh nếu không có sự hỗ trợ của năng lượng hạt nhân thì không có cơ hội đạt được các mục tiêu về khí hậu đúng thời hạn.
Trước đó, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) vào năm 2023, có 22 quốc gia có cùng quan điểm, chủ yếu từ Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, đã đặt mục tiêu tăng công suất nhà máy điện hạt nhân lên khoảng 1,2 tỷ kilowatt vào năm 2050, cao gấp ba lần mức năm 2020.
Tại Nghị quyết 41 năm 2009 của Quốc hội khóa XII, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận gồm 2 nhà máy (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2), mỗi nhà máy có 2 tổ máy với tổng vốn đầu tư khoảng 200.000 tỉ đồng (tại thời điểm lập dự án vào cuối 2008). Công suất 2 nhà máy trên 4.000 MW, mỗi nhà máy khoảng 2.000 MW. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, H.Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Trên thực tế, tính đến tháng 6/2024, có 436 nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, với công suất phát điện khoảng 416 triệu kilowatt, vượt mức cao kỷ lục của năm 2018 (414,45 triệu kilowatt). Khoảng 70 nhà máy điện hạt nhân mới đã được xây dựng trong thập kỷ qua, trong đó, Trung Quốc và Nga đang dẫn đầu về xây dựng mới. Trung Quốc dự kiến dẫn đầu thế giới về công suất lắp đặt điện hạt nhân vào năm 2030. Sản lượng điện hạt nhân của nước này dự kiến chiếm 10% tổng sản lượng điện vào năm 2035, thúc đẩy mạnh việc chuyển đổi sang cơ cấu năng lượng ít carbon. Mới đây, tháng 7/2024, nước này khởi công mở rộng nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ 4 đầu tiên trên thế giới sử dụng lò phản ứng làm mát bằng khí nhiệt độ cao Shidaowan (HTGR) ở tỉnh Sơn Đông.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính rằng đến năm 2050, nhu cầu điện toàn cầu sẽ tăng gấp đôi mức hiện tại và năng lượng hạt nhân đang được đánh giá lại là nguồn năng lượng sạch, ổn định để đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.
Việt Nam: Đảm bảo an ninh năng lượng, hiện thực hoá Net Zero, phải có điện hạt nhân
Đó là nhìn nhận của Bộ Công thương cũng như rất nhiều chuyên gia trước chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc nghiên cứu, xem xét khởi động lại dự án điện hạt nhân. Trước đó, từ khi lấy ý kiến sửa đổi Quy hoạch điện 8, Bộ Công Thương đã đặt vấn đề phát triển các nguồn năng lượng mới, trong đó có điện hạt nhân. Tại Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi trình bày trước Quốc hội mới đây, việc phát triển điện hạt nhân cũng được đề cập.
Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương đã đề cập đến lý do tái khởi động chương trình điện hạt nhân ở Việt Nam. Theo đó, Bộ Công Thương cho rằng, điện hạt nhân là nguồn điện lớn, có khả năng chạy nền và cung cấp điện ổn định. Đồng thời, đây cũng là nguồn điện xanh và bền vững.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương chỉ rõ, rất có thể hệ thống điện sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu hụt công suất nguồn điện rất lớn ở giai đoạn 2026 - 2030, tiềm ẩn rủi ro mất an ninh cung ứng điện. Cụ thể, theo tính toán, đến năm 2030, Việt Nam cần phải gấp 2 lần công suất hiện nay, nhưng đến năm 2050 sẽ phải gấp 5 lần công suất hiện nay. Tuy nhiên, các nguồn điện truyền thống không có dư địa để phát triển nữa, thủy điện đã hết, điện than không phát triển được, năng lượng mặt trời cũng có giờ… Do đó, việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân trong tương lai nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững là cần thiết.
Với các chuyên gia, chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân là phù hợp với xu hướng phát triển khi công nghệ sản xuất điện hạt nhân ngày càng an toàn và không phát thải. Đây cũng là nguồn điện rẻ, ổn định, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn, đáp ứng lộ trình thực hiện Net Zero của Việt Nam.
“Chúng ta tiếp tục tăng trưởng kinh tế thì làm điện hạt nhân là việc không thể không thực hiện. Các nước trên thế giới đã lựa chọn điện hạt nhân là nguồn giảm phát thải trong phát triển năng lượng”, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình nhấn mạnh. Còn PGS. TS. Vương Hữu Tấn, nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thì cho rằng: “Trước sau gì chúng ta cũng phải phát triển điện hạt nhân để bảo đảm an ninh năng lượng”.
Đặc biệt, trong kiến nghị gửi Chính phủ, các chuyên gia thuộc Hội đồng khoa học tạp chí Năng lượng Việt Nam cũng từng cho rằng việc sớm tái khởi động chương trình phát triển điện hạt nhân là cần thiết, bởi trong bối cảnh hạn chế phát triển nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than, việc quy hoạch phát triển các nguồn điện sẽ gặp khó khăn do thiếu nguồn có công suất lớn, ổn định, giá thành phù hợp. Điện hạt nhân, năng lượng tái tạo đang là xu thế của thế giới để giảm thiểu tác động đến khí hậu, ô nhiễm môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Công nghệ điện hạt nhân ngày càng tiên tiến, có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối theo các yêu cầu khắt khe.
Trước đó, trong kết luận của Thường trực Chính phủ hồi tháng 9, Chính phủ cho biết, Việt Nam định hướng chuyển nguồn năng lượng nền từ điện than sang khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng đạt 12 đến 15% mỗi năm. Vì thế, ngoài các nguồn năng lượng hiện nay, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân là cần thiết, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Phát triển điện hạt nhân có thể giúp bổ sung nguồn điện nền giảm thiểu rủi ro về môi trường.
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Thực hiện khẩn trương, đáp ứng yêu cầu cao nhất về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường
Mới đây nhất, chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị Trung ương diễn ra sáng 25/11/2024. Theo thông cáo của Văn phòng Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ bản thống nhất chủ trương tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và tiếp tục nghiên cứu Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam nhằm đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ và phát triển bền vững đất nước. Trung ương giao Bộ Chính trị chỉ đạo các cơ quan, địa phương có liên quan nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới. Trước mắt, Trung ương cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), các nhà kinh tế ước tính, mỗi nhà máy điện hạt nhân được xây dựng có thể cứu được hơn 800.000 năm tuổi thọ nhờ giảm ô nhiễm không khí. Trên toàn cầu, việc giảm 389 nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Chernobyl khiến các quốc gia mất đi 318 triệu năm tuổi thọ dự kiến, trong đó riêng Mỹ mất 141 triệu năm.
Xung quanh vấn đề này, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia cũng cùng chung quan điểm tái khởi động điện hạt nhân là cần thiết, đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng của quốc gia và phát triển bền vững, tuy nhiên cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về điện hạt nhân đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc phát triển điện hạt nhân thành công, đạt hiệu quả cao. Đặc biệt cần có các bước đi thận trọng, chuẩn bị kỹ lưỡng các bước về quy định luật pháp, cơ chế, kỷ cương và đặc biệt là giáo dục về an toàn, an toàn bức xạ và hạt nhân.
“Khối lượng công việc của một dự án điện hạt nhân rất lớn, các nhiệm vụ đặt ra trước mắt (sau khi có chủ trương của Đảng và Chính phủ) là rất khó nhưng nếu quyết tâm và có mục tiêu, lộ trình rõ ràng chúng ta sẽ triển khai thực hiện thành công”, ông Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam. Trên hết, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, đây là công việc quan trọng để phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Công việc này cần được thực hiện khẩn trương, đáp ứng yêu cầu cao nhất về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
Sự khẩn trương, tâm thế quyết liệt, mục tiêu, lộ trình rõ ràng ấy - sẽ không chỉ là “chìa khoá” để đưa dự án điện hạt nhân trở thành hiện thực, mà còn góp phần đẩy nhanh hơn nữa hành trình tiến bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thịnh vượng và phát triển của dân tộc ta, đất nước ta.
(CLO) Chính phủ Úc đang lên kế hoạch ban hành các quy định mới nhằm buộc các công ty công nghệ lớn (Big Tech) phải trả tiền cho nội dung của các tổ chức tin tức, theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Úc Stephen Jones thông báo vào ngày 12/12.
(CLO) Ngày 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Thành ủy Hà Nội, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024).
(CLO) Giám đốc FBI Christopher Wray tuyên bố sẽ từ chức trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức. Trước đó, ông Trump đã công bố ý định cách chức ông và đề cử ông Kash Patel lên thay thế.
(CLO) Chiều 12/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Gianh cho biết, đơn vị đã phối hợp với Hải đội Biên phòng 2 cùng hai tàu đánh cá trên địa bàn kịp thời ứng cứu 14 ngư dân bị chìm tàu.
(CLO) Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ ngành khẩn trương ưu tiên nguồn lực triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF); nghiên cứu khuyến nghị của FATF, APG (Nhóm châu Á Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền) để tổ chức triển khai hành động hiệu quả và xây dựng báo cáo theo đúng quy định.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu với tổng mức đầu tư gần 8.300 tỷ đồng nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồng; Giá vàng tăng cao nhất trong 1 tháng qua; Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong…
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định phân công ông Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
(CLO) Lăng mộ của ông Hafez al-Assad, cố Tổng thống Syria và cũng là bố của Tổng thống bị lật độ Bashar Assad, đã bị phe đối lập đốt cháy tại quê nhà của ông.
(CLO) Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, nghiêm túc với tinh thần dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, chiều ngày 12/12, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026 hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
(CLO) Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa nhận được văn bản của Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC) về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 2024 và Nghị định số 123/2024 tại khu công nghiệp Hiệp Phước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm Trung tướng Đỗ Xuân Tụng giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tá Đỗ Quốc Ân giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.
(CLO) Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lên kế hoạch ban hành một loạt hơn 25 sắc lệnh và chỉ thị hành pháp chỉ vài giờ sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Mục đích là định hình lại nước Mỹ trên nhiều vấn đề, từ nhập cư đến năng lượng.
(CLO) Ngày 12/12, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương Võ Thị Ánh Xuân dự Lễ kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế (1894-2024).
(NB&CL) Phát biểu tại Lễ trao giải thưởng VinFuture 2024 mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để Việt Nam bứt phá, vươn xa, bay cao, hội nhập trong tiến trình phát triển. Và điều đáng mừng là, trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên”, Việt Nam không chỉ xác định rõ ý nghĩa đặc biệt quan trọng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mà còn đang dành rất nhiều ưu tiên cũng như không ngừng nắm bắt cơ hội trên lĩnh vực này.
(NB&CL) Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đang được chỉ rõ là cuộc cách mạng cần phải làm ngay, làm quyết liệt với quyết tâm chính trị cao nhất. Và đây, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc; tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân,” “hành doanh nghiệp,” có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…
(NB&CL) Nước ta đã từng trải qua ba kỳ “đại phẫu” bộ máy xuyên suốt qua 3 nhiệm kỳ từ năm 2007 nhưng cho đến nay, như Tổng Bí thư nói, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể; tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận còn trùng lắp, chồng chéo, chưa rõ ràng, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 25/11, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ Trung ương thống nhất cao về nhận thức, quyết tâm thực hiện chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.