Phát triển điện lực phải bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền

Thứ bảy, 02/12/2023 09:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chính phủ yêu cầu việc phát triển điện lực phải bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước, an toàn trong sử dụng điện và tiết kiệm điện năng; có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng các công trình điện lực; bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP ngày 1/12/2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023.  Trong đó, đáng chú ý, Chính phủ đã cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi).

phat trien dien luc phai bao dam su canh tranh lanh manh chong doc quyen hinh 1

Ảnh minh hoạ

Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất 6 chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật như đề xuất của Bộ Công Thương, bao gồm: (1) Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; (2) Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; (3) Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; (4) Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; (5) Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; (6) An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với các yêu cầu sau: Tiếp tục tổng kết thi hành Luật Điện lực năm 2004 và các quy định có liên quan; xác định rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành, nguyên nhân của các bất cập, vướng mắc đó; đề xuất đầy đủ các chính sách nhằm khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, khai thác, sử dụng điện, thúc đẩy đầu tư, bảo đảm an ninh năng lượng, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng.

Tiếp tục tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, các cá nhân, tổ chức có liên quan để hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật; đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông về các chính sách nhằm tạo sự đồng thuận cao của nhân dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan và các đối tượng khác chịu sự tác động trực tiếp của chính sách; tăng cường công tác truyền thông về các chính sách, nhất là những điểm mới của chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi); phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để trao đổi, tạo sự đồng thuận trong việc xem xét, thông qua Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi).

Cùng với đó, rà soát nội dung chính sách và các giải pháp thực hiện chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi); bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các chính sách, giải pháp thực hiện chính sách với kết quả tổng kết thi hành Luật Điện lực năm 2004 và kết quả đánh giá tác động của từng chính sách theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phương án sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực hiện hành phải bảo đảm sự thống nhất với các quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các luật khác có liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu về nội dung các chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) phải thể hiện rõ chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, yêu cầu của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực điện lực; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về điện lực.

Đặc biệt, việc phát triển điện lực phải bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước, an toàn trong sử dụng điện và tiết kiệm điện năng; có cơ chế huy động các nguồn lực, xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng các công trình điện lực; bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền. Đối với phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới cần nghiên cứu để tạo cơ chế đột phá trong đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mới. Nội dung về hoạt động mua bán điện cần nghiên cứu, xây dựng theo hướng thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường.

Chính phủ giao Bộ Công Thương hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo hướng trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp (Kỳ họp thứ 8, tháng 10 năm 2024), trong đó làm rõ tính cấp thiết phải đẩy nhanh quá trình xây dựng, ban hành dự án Luật này theo quy trình một kỳ họp. Bộ trưởng Bộ Công Thương trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi), tập trung tối đa nguồn lực, khẩn trương tổ chức soạn thảo dự án Luật, bảo đảm tiến độ, chất lượng, trình Chính phủ trước ngày 1/7/2024.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật năm 2024 theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

Nghiên cứu triển khai dự án cao tốc Nha Trang - Đà Lạt theo phương thức PPP, hợp đồng BOT

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thống nhất nghiên cứu triển khai Dự án đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT để thu hút nguồn lực của xã hội, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

Tin tức
Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Chính phủ quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(CLO) Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất. Trong đó, quy định các dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai.

Tin tức
Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

Khu kinh tế Đồng Đăng-Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại quan trọng nhất của cả nước

(CLO) Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhằm tiếp tục xây dựng Khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn giữ vững vị thế là cửa khẩu thương mại trên bộ quan trọng nhất của cả nước, là điểm trung chuyển trên bộ quan trọng trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước Đông Nam Á.

Tin tức
Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

(CLO) Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan.

Tin tức
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam

(CLO) Chiều 19/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp thân mật Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolas Hernandez Guillen.

Tin tức