(CLO) Hàng không Việt Nam đang phục hồi hậu COVID-19, do đó cần rất nhiều giải pháp đồng bộ. Nhà nước với chức năng kiến tạo, xây dựng hành lang cho thị trường để hàng không vươn xa cần nhấn mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút nguồn vốn.
Theo PGS.TS.Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đại dịch COVID-19 về cơ bản đã được khống chế tại Việt Nam, các rào cản kiểm dịch đối với khách quốc tế và người Việt đã được gỡ bỏ.
PGS.TS.Trần Kim Chung - Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
Ngành hàng không bắt đầu phục hồi trên các đường bay nội địa và tích cực phục hồi các đường bay nước ngoài. Nhà nước với vai trò quản trị quốc gia và quản lý nhà nước đối với phát triển hàng không có nhiều việc cần tiến hành để kiến tạo thị trường, hành lang phát triển.
Trong đó cần chuẩn bị các kịch bản và chủ động các giải pháp; theo dõi diễn biến đại dịch, có các phương án, đối sách thích hợp.
Xây dựng các phương án, kịch bản tái cơ cấu hàng không cả sân bay, hãng bay, đường bay và giờ bay, điểm đến nhằm tăng tính cạnh tranh và tận dụng ưu thế về địa bàn.
Vận dụng phương thức PPP để huy động nguồn vốn phát triển các sân bay mới. Tăng cường đầu tư cho các cảng hàng không, nhất là các cảng đầu mối (Hub).
“Trước hết là tập trung nguồn lực đẩy mạnh đầu tư, với nỗ lực cao nhất của tất cả các chủ thể kinh tế, tất cả các bên hữu quan để hoàn thành “Thành phố Cảng hàng không” Long Thành.
Đồng thời, đưa vào chương trình phát triển “Thành phố Cảng hàng không” Hà Nội (sân bay thứ hai khác Nội Bài tại địa bàn Khu vực Hà Nội)”, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đề cập.
Bên cạnh đó đẩy mạnh, kiện toàn hệ thống hàng không nội địa với việc mở sân bay tới các địa bàn nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng sân bay nội địa. Bài học về mở sân bay Vân Đồn là đáng để nghiên cứu, tìm cơ chế cho việc phát triển các sân bay mới.
Mở các đường bay mới kết nối các điểm đến, tạo lập mạng hàng không nội địa hoàn chỉnh. Điều này có thể làm nhanh hơn so với quy hoạch.
Ngành hàng không Việt Nam đang ghi nhận được sự phục hồi và những kết quả tích cực trong những tháng đầu năm 2022.
Phê duyệt các đề án đề xuất thành lập các hãng hàng không mới. Thực tế hiện nay, số hãng hàng không của Việt Nam ít hơn hầu hết các nước ASEAN. Do đó, còn dư địa để thành lập thêm một số hãng hàng không ngoài các hãng hiện hành.
Ngoài ra mở rộng hoạt động hàng không với quốc tế. Theo sát diễn biến dịch bệnh của các quốc gia đối tác truyền thống để phục hồi các đường bay quốc tế truyền thống nhanh nhất có thể sau khi COVID đã được khống chế tại quốc gia đối tác.
“Xây dựng chương trình phát triển hệ thống điểm đến của hàng không Việt Nam phủ trùm toàn cầu với các điểm đến có quy mô quốc gia và vùng.
Chẳng hạn với Hoa Kỳ, bảo đảm phải có chuyển bay trực thẳng tới cả bờ đông (JFK Airport) và bờ tây (Los Algeles). Thậm chí phải hướng đến cả miền Nam (Dalas Fort Worth), miền Bắc (Chicago).
Với cả hai bờ đại dương của Ấn Độ (Mumbai và New Dehli). Với Nam Mỹ phải có chuyến bay thẳng đến các quốc gia trong CPTPP,...”, PGS.TS.Trần Kim Chung nhấn mạnh.
Cùng với đó là phát triển các kết cấu hạ tầng kết nối hàng không với cảng biển, đường cao tốc, nhà ga trung tâm, các hệ thống xe buýt nội thành các thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ), thành phố lớn (Huế, Nha Trang, Hạ Long, Buôn Ma Thuột...).
Hàng không Việt Nam đang phục hồi hậu COVID19, cần rất nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó vai trò của Nhà nước, với chức năng kiến tạo và xây dựng hành lang cho thị trường để hàng không phát triển cần nhấn mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, thu hút nguồn vốn của các thành phần kinh tế.
Tạo dựng các môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế và trên hết, cần bảo đảm cho các thành phần kinh tế cạnh tranh.
Trong lĩnh vực hàng không còn non trẻ, cần mở rộng trên nhiều bình diện, chiều cạnh để thêm các hãng hàng không, thêm sân bay, thêm đường bay, thêm điểm đến để hàng không Việt Nam vươn xa.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
(CLO) Hàng loạt trụ điện nằm án ngữ trên tuyến đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp, TP HCM đang được khẩn trương di dời để đảm bảo đúng tiến độ dự án nhằm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ vừa mở thầu gói thầu số 12, thuộc Dự án "Thảm tăng cường lớp bê tông nhựa các tuyến đường huyện trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ".
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Các nước Đông Nam Á đang xem xét năng lượng hạt nhân như giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời đạt các mục tiêu khí hậu tham vọng.
(CLO) Những vi phạm về đất đai, xây dựng tại khu vực cánh đồng Thường của thôn Nội Xá (huyện Ứng Hoà, TP Hà Nội) nhưng không được chính quyền xử lý dứt điểm đã khiến người dân vô cùng bức xúc.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, Công an TP Hà Nội vừa có thông báo các địa điểm tiếp nhận, giải quyết phạt nguội trên địa bàn đối với những trường hợp vi phạm giao thông.
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Hiện các đơn vị liên quan đang phối hợp thực hiện 21 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để đưa vào khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
(CLO) Số liệu từ Vụ Kế hoạch - Tài chính, tới ngày 31/3, Bộ Xây dựng ước giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng (đạt gần 10% kế hoạch) cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa có thông báo điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt do đơn vị quản lý khai thác từ ngày 1/4.
(CLO) Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng; đẩy nhanh thủ tục cấp phép, nâng công suất các mỏ đá và mỏ đất;... để đạt mục tiêu 3.000km vào năm 2025.