(CLO) Nhiều cơ quan báo chí trên toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng do doanh thu quảng cáo bị thu hẹp. Sự tồn tại và phát triển của báo chí đang bị đe dọa, đòi hỏi cần tìm ra những phương thức phát triển mới duy trì được nguồn thu bền vững.
Báo động của sự sụt giảm
Nicole McCurnin, một giám đốc tại công ty theo dõi quảng cáo Guideline cho biết, hiện có một danh mục lớn các lựa chọn thay thế TV truyền thống như dịch vụ phát trực tuyến trả phí Netflix, các nền tảng video xã hội như TikTok, Pluto TV, Prime Video hay YouTube TV.
Theo báo cáo tháng 4 từ Cục Hướng dẫn Quảng cáo Tương tác, những dịch vụ truyền hình số trên sẽ chiếm khoảng 62,9 tỷ USD trong chi tiêu quảng cáo của Mỹ vào năm 2024. Con số này chiếm 52% chi tiêu dự kiến cho quảng cáo video trong năm nay, cho thấy thói quen xem đã thay đổi sau gần 20 năm.
Quý gần đây nhất, các kênh Walt Disney, Warner Bros Discovery, Fox, Comcast's và NBCUniversal đều báo cáo doanh thu quảng cáo truyền hình trong nước sụt giảm.
Nhà phân tích truyền thông Richard Greenfield tại LightShed Partners cho biết nhiều dịch vụ phát trực tuyến được tung ra để tận dụng sự thay đổi hành vi xem của người tiêu dùng, trong khi hoạt động kinh doanh truyền hình truyền thống ngày càng suy giảm.
Tại Việt Nam doanh thu của các cơ quan báo chí sụt giảm nghiêm trọng, năm 2023 doanh thu của các Đài Truyền hình đã sụt giảm tới 40%.
Còn theo báo cáo Triển vọng Truyền thông và Giải trí Toàn cầu của PwC (2020) cho giai đoạn 2020–2024, “quảng cáo trên báo chí toàn cầu (báo in và trực tuyến) sẽ giảm nhanh từ 49,2 tỷ USD vào năm 2019 xuống còn 36 tỷ USD vào năm 2024, nghĩa là giảm hơn một phần tư (27%) trong 5 năm”. Tại Việt Nam doanh thu của các cơ quan báo chí cũng sụt giảm nghiêm trọng, năm 2023 doanh thu của các Đài Truyền hình đã sụt giảm tới 40%.
Nhìn nhận thực tế này, nhà báo Nguyễn Thu Hà - Phó Giám đốc Trung tâm sản xuất và phát triển nội dung số, Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, trong bối cảnh đó, nhiều cơ quan báo chí đang cố gắng giữ bằng được một phần doanh thu quảng cáo, bất chấp sự nhượng bộ và hy sinh các nguyên tắc báo chí để đổi lấy quyền lợi cho các nhà quảng cáo. Xu hướng tìm mọi cách “giật gân hóa” thông tin để thu hút người xem, hoặc đưa quảng cáo trộn vào nội dung là tương đối phổ biến.
Những thay đổi này, mặc dù đôi khi thành công về mặt thương mại, nhưng có thể làm suy yếu chất lượng báo chí, ảnh hưởng đến tính khách quan và trung thực của tin tức báo chí.
Theo bà Thu Hà, khi doanh thu quảng cáo sụt giảm, một số tờ báo và tạp chí đã chuyển sang chiến lược đăng ký thuê bao để tạo nguồn thu ổn định. Đối với các thương hiệu báo và tạp chí ở các quốc gia phát triển, thuê bao dài hạn là một nguồn doanh thu có giá trị vì độc giả là những khách hàng cao cấp có lòng trung thành với thương hiệu. Doanh thu từ nguồn thuê bao đăng ký này cũng ổn định hơn nguồn thu từ quảng cáo.
Một số tờ báo và tạp chỉ nổi tiếng như New York Times và The Economist đã đạt được thành công lớn nhờ chiến lược này. Đáng chú ý mô hình thuê bao này áp dụng cho các nền tảng, bao gồm các nền tảng kỹ thuật số.
Tuy nhiên, khi báo chí chỉ tập trung vào việc phục vụ những người đăng ký thuê bao thì thông tin của họ có thể bị thiên lệch, và loại trừ những độc giả không có tiền mua thông tin, đồng nghĩa là không phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng. Mô hình phí đăng ký này cũng có tính loại trừ và do đó không đáp ứng được các tiêu chí của thông tin báo chí như nó vốn có, làm ảnh hưởng tới các chức năng báo chí như thông tin, giáo dục khai sáng.
"Về cơ bản, dù đã nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu bằng cách triển khai nhiều hoạt động dịch vụ, song những khoảng trống mất đi trong doanh thu của báo chí vẫn không gì có thể bù đắp lại. Những thách thức này là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái trong lĩnh vực báo chí. Từ đó dẫn đến sự suy giảm nguồn cung cấp tin tức từ báo chí chính thống", nhà báo Nguyễn Thu Hà cho hay.
Quảng cáo số: Bước đi thay đổi cục diện
Báo cáo số 2418 ngày 7/5/2024 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho thấy, trước sự phát triển của công nghệ số, truyền thông xã hội trên các nền tảng số xuyên quốc gia, doanh thu của các cơ quan báo chí đang giảm, ngoài ra những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế tài chính càng khiến hoạt động của các cơ quan báo chí khó khăn hơn.
Trước thực trạng này, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho rằng, phát triển quảng cáo số là cách mà báo chí phải đi.
Theo ông Nguyễn Thành Lợi, việc sản xuất nội dung chất lượng cao, sản phẩm dữ liệu lớn, ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại, hoặc trí tuệ nhân tạo thường tạo ra các trải nghiệm có giá trị cao cho công chúng báo chí truyền thông. Gần đây, có một số tác phẩm báo chí tạo ra tính tương tác với độc giả, tạo sự gần gũi giữa nhà báo và công chúng, do đó, kinh tế báo chí trong xu hướng chuyển đổi số đã tiệm cận dần đến từ khóa mà đã có người nhắc đến đó là “kinh tế báo chí số”.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị.
Để phát triển quảng cáo số, ông Thành Lợi cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí ngoài việc chú trọng phát triển nội dung, rất cần quan tâm đến yếu tố kỹ thuật.
"Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng. Điều đó cho thấy, ngoài việc chú trọng về nội dung, các cơ quan báo chí cũng cần đầu tư mạnh cho giải pháp kỹ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ, một tờ báo lớn thậm chí có thể “thua” các blogger về mức độ lan tỏa thông tin, quảng cáo số sẽ sụt giảm", ông Thành Lợi nhận định.
Theo Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí cần xây dựng một mạng lưới quảng cáo mới. Cụ thể hơn, diện tích quảng cáo trên báo chí điện tử cần phải được bán trực tiếp cho các nhà quảng cáo, tránh bị phụ thuộc vào các “thế lực” truyền thông xã hội hay như các công ty truyền thông hoặc Google Adsense.
"Trên thực tế, doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo chí thông qua Google Adsense khá thấp, hơn nữa quảng cáo của Google đôi lúc hiển thị các loại quảng cáo trái phép, thậm chí vi phạm pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tờ báo", ông Lợi nói.
Tổng biên tập Báo Kinh tế Đô thị cho biết, nghiên cứu của các học giả trên thế giới chỉ ra rằng, chiến lược kinh doanh cho các cơ quan báo chí trong xu thế chuyển đổi số không chỉ quan tâm kiếm được bao nhiêu quảng cáo và cần phải trở về giá trị cốt lõi của báo chí đó là sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Đây là vấn đề giữ chân độc giả, coi độc giả là “trung tâm”.
"Mỗi cơ quan báo chí cần phải xác định rõ nhu cầu của độc giả bằng cách tìm hiểu độc giả, theo dõi, thử nghiệm ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của độc giả, để trả lời câu hỏi: “ Công chúng là số 1", ông Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh.
Một số cách làm mới được các cơ quan báo chí trên thế giới áp dụng như, NBCUniversal đang phát triển các công cụ quảng cáo mới cho phép nhà tiếp thị gắn nội dung quảng cáo ở bất cứ đâu và lúc nào. Ví dụ, quảng cáo của T-Mobile có thể phát sóng trong chương trình truyền hình trực tiếp "Saturday Night Live", cũng như hiển thị trên các nền tảng xã hội như X, TikTok và YouTube.
Ngoài ra, trong buổi giới thiệu trước nhà quảng cáo, Disney và Warner Bros Discovery đã thông báo sẽ tích hợp các dịch vụ phát trực tuyến Disney+, Hulu và Max vào một gói chương trình. Các nhà phân tích cho biết, sự kết hợp như vậy có thể làm giảm số lượng người đăng ký hủy và có thể thuyết phục các đối thủ cạnh tranh thua lỗ làm theo.
Dẫu vậy thách thức dành cho các đài truyền hình vẫn còn rất lớn. Hiện, các công ty kỹ thuật số như Amazon và Netflix vẫn không ngừng hút dòng tiền quảng cáo vốn đang dịch chuyển về phía họ.
Có thể thấy rằng, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới đặt ra không ít thách thức cho các cơ quan báo chí, nhất là báo in và tạp chí đang phải “oằn mình” chống chọi với các "thế lực" đến từ mạng xã hội. Trong môi trường truyền thông hiện nay, nhất là xu hướng chuyển đổi số, báo chí Việt Nam cần xây dựng, đổi mới và phát triển kinh tế báo chí như thế nào là bài toán rất cần lời giải.
(CLO) Những ngày qua, người dân tại Quảng Bình liên tục phát hiện nhiều xác cá voi trôi dạt vào bờ biển Bảo Ninh và Nhật Lệ, thuộc thành phố Đồng Hới. Sự việc này gây xôn xao trong dư luận khi cá voi là loài cá linh thiêng đối với tín ngưỡng của ngư dân ven biển.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung khắc phục hậu quả, khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại xóm Củi, Quận 8 và xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
(CLO) Giải Leo núi “Bước chân trên mây” lần thứ II chinh phục Tà Xùa 2025 quy tụ 100 nhà báo, hứa hẹn hành trình thử thách và trải nghiệm thiên nhiên hùng vĩ.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu TP Hà Nội đưa kết quả giải ngân thành tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ để kiểm điểm, khen thưởng, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.
(CLO) Các giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI đang từng bước đổi mới cách thức vận hành của các khu công nghiệp và nhà máy thông minh, đồng thời đảm bảo tăng trưởng kinh tế đi đôi với trách nhiệm môi trường. Do đó, AI được đánh giá là yếu tố thiết yếu trong tương lai của thị trường bất động sản (BĐS) công nghiệp.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.
(CLO) Ngày 2/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa chủ trì, phối hợp các lực lượng nghiệp vụ triệt phá thành công Chuyên án, thu giữ gần 30.000 viên ma tuý tổng hợp, bắt giữ 03 đối tượng cùng nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Công an thành phố Hà Nội cùng Cục Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt giữ tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoan qua xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Sáng 02/4/2025 tại Hà Nội, Tạp chí Trẻ em Việt Nam tổ chức lễ phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Sáng 1/4, tại Hội trường Tỉnh ủy Yên Bái đã diễn ra Hội nghị công bố quyết định của Tỉnh ủy Yên Bái về việc hợp nhất Báo Yên Bái và Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh thành Báo Yên Bái.
(CLO) Sáng ngày 1/4, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, đồng thời triển khai công tác cán bộ theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 31/3, Báo Hànộimới đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động (CBVCNLĐ) năm 2025. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Báo Hànộimới đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
(CLO) Ngày 31/3, Đài Phát thanh - Truyền hình (PTTH) Đà Nẵng long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày phát sóng chương trình đầu tiên (31/3/1975 - 31/3/2025). Sự kiện này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của cơ quan truyền thông hàng đầu thành phố.