Phát triển kinh tế số, pháp lý không thể xây dựng lên từ tưởng tượng

Thứ năm, 02/05/2019 19:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel cho rằng, để phát triển kinh tế số, nên xây dựng pháp lý theo nguyên tắc cơ bản nhằm tạo nên nhiều tự do, sáng tạo rồi bổ sung, không nên ngồi tưởng tượng các vấn đề để xây dựng pháp lý.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tại diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 đang diễn ra ở Hà Nội. Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, Chính phủ đang có đề án về chuyển đổi số quốc gia và giao Bộ TT&TT soạn thảo Theo dự thảo lần một, phạm vi chuyển đổi số gồm 3 lĩnh vực chính là với DN, cơ quan nhà nước và xã hội với 3 giai đoạn từ khi có hiệu lực đến năm 2022, 2022 - 2025 và 2025 - tầm nhìn 2030.

Trong đó, đối với cơ quan nhà nước, 80% dịch vụ công sẽ ở mức 4 (mức cao nhất) và đa số giao dịch giữa người dân, DN với cơ quan quản lý là trên môi trường số hóa. Còn phạm vi toàn xã hội, dự thảo đề xuất mục tiêu tìm cách phổ cập năng lực số cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân truy cập hạ tầng số với chi phí phù hợp. Giá cước truy cập băng rộng chỉ khoảng dưới 2% thu nhập của người dân.

Cũng theo Thứ trưởng, dự thảo đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, 50% doanh nghiệp phải kinh doanh trên nền tảng số. Công nghiệp số phải đạt được khoảng 20% GDP.

Tuy nhiên, để phát triển, phải xây dựng được sự tin cậy trong hạ tầng số. Người tiêu dùng không thể giao dịch, người tham gia không thể tạo ra sự liên kết nếu không có sự tin cậy. Vì thế, an toàn an ninh mạng, sự đảm bảo trong giao dịch là điều kiện quan trọng để xây dựng hạ tầng số và cho sự phát triển của kinh tế số, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định.

Do đó, trong thời gian tới Bộ TT&TT sẽ chú trọng vào những giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh không gian mạng, tăng cường các giải pháp để chống mã độc, giảm các cuộc tấn công mạng từ nước ngoài vào Việt Nam, Thứ trưởng chia sẻ.

Nói về những thách thức của kinh tế số, ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cho rằng, Chính phủ đã có những chương trình, những giải pháp phát triển kinh tế số từ hai thập kỷ trước nhưng thực tế, những chuyển biến không tương đồng với kỳ vọng ban đầu. Những chương trình hoành tráng nhưng đi đến triển khai thực tế, lại không mang lại nhiều hiệu quả.

Lấy ví dụ về sự phát triển của kinh tế số tại khu vực công, Phó chủ tịch FPT cho rằng đây là một lĩnh vực quan trọng để tạo cầu cho sự phát triển kinh tế số. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các chương trình xây dựng kinh tế số như Chính phủ điện tử, Y tế thông minh, Giao thông thông minh... lại được triển khai "rất nửa vời". "Khoảng cách giữa hoạch định và triển khai là thách thức của Việt Nam, đó là khoảng trống rất lớn", Phó chủ tịch FPT kết luận.

Có cùng quan điểm, Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel Nguyễn Việt Dũng cho rằng, để phát triển kinh tế số, nên xây dựng pháp lý theo nguyên tắc cơ bản nhằm tạo nên nhiều tự do, sáng tạo rồi bổ sung, không nên ngồi tưởng tượng các vấn đề để xây dựng pháp lý.

Theo ông Dũng, việc này chắc chắn sẽ yêu cầu nguồn tài chính rất lớn, đòi hỏi sự tham gia của cả xã hội. Trước đây phần hạ tầng này chủ yếu do DN viễn thông triển khai nhưng hiện nay các dự án chung cư, khu công nghiệp các chủ đầu tư đều tham gia thực hiện. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng trong chuyển đổi số là xây dựng hạ tầng văn hoá. Bởi theo nhiều chuyên gia, văn hoá chấp nhận cái mới, chấp nhận rủi ro, thất bại là điều kiện quan trọng để đưa ra, phát triển những ý tưởng mới.

Nhà nước cũng nên mạnh dạn để xã hội hoá dịch vụ công, hạ tầng số được cung cấp tới mọi người với chi phí rẻ. Ví dụ doanh nghiệp hiện phải đóng gần một triệu đồng với dịch vụ chữ ký số, song với người dân thì tôi cho rằng nên miễn phí, chi phí không đáng bao nhiêu cả để phổ cập, Trưởng ban Chiến lược Tập đoàn Viettel chia sẻ quan điểm.

Minh Thùy

Tin khác

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

(CLO) Reuters đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên hồ sơ và báo cáo của loạt công ty, các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga phải chịu khoản lỗ hàng lên tới 107 tỷ USD, đồng thời mất đáng kể doanh thu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đề xuất doanh nghiệp đầu mối sẽ tự công bố giá xăng dầu

Đề xuất doanh nghiệp đầu mối sẽ tự công bố giá xăng dầu

(CLO) Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và các nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

Bắc Giang: Tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước trong quý I

(CLO) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Bắc Giang đạt 14,18%, dẫn đầu cả nước. Các ngành dịch vụ duy trì hoạt động ổn định.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp