(NB&CL) Những năm qua, trong quá trình tìm hướng phát triển nghệ thuật chèo truyền thống, những người làm chèo đã có nhiều thử nghiệm để “kéo” khán giả đến nhà hát. Tuy nhiên, trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, nhà viết kịch Trần Đình Ngôn vẫn giữ quan điểm phản đối những vở diễn “kịch cắm hát chèo”, cho dù sân khấu truyền thống đang rơi vào khủng hoảng vắng khán giả.
Khán giả không quay lưng với chèo
+ Thưa ông, khoảng hơn chục năm nay, chúng ta đã chứng kiến nhiều nỗ lực gìn giữ và phát triển nghệ thuật chèo. Gần đây, tại hội thảo về chèo tại Thái Bình, ông đã có ý kiến khá gay gắt, phản đối những vở diễn xây dựng theo khuynh hướng kịch hát mới, kịch pha ca... Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?
- Những năm cuối thế kỷ XX có một khuynh hướng “cách tân chèo” nhưng không phải phát triển từ chèo, mà người ta dùng luôn kịch bản kịch nói rồi cắm vào đó một số làn điệu hát chèo và coi đó là chèo hiện đại. Tôi gọi đó là “kịch cắm hát chèo” bởi toàn bộ kịch bản và phương pháp nghệ thuật của vở diễn không dựa trên những đặc trưng ngôn ngữ của chèo với 3 nguyên tắc cơ bản: ước lệ, tự sự, và mô hình hoá. Ngoài ra, chèo cũng khác với kịch nói khi thể hiện tư duy huyền thoại và chấp nhận cả hiện thực giả định chứ không hoàn toàn là hiện thực như trong đời sống hàng ngày.
Trong vở diễn “kịch cắm hát chèo”, các kết cấu bên trong của chèo không còn nữa. Trong khi hát chèo sử dụng đối thoại văn vần thì kịch nói sử dụng đối thoại văn xuôi. Nhưng quan trọng nhất là kịch nói mang cấu trúc kịch Aristote với việc tổ chức xung đột kịch bằng những mâu thuẫn, đẩy lên cao trào rồi thắt nút, cởi nút… chứ không thể hiện bằng phương pháp tự sự giống như nghệ thuật sân khấu chèo.
Anh bảo rằng anh làm chèo nhưng lại ra một hình thức nghệ thuật khác thì đó là “gieo vừng ra ngô”. Tại sao lại “gieo vừng ra ngô”? Ở đây thực chất là anh gieo ngô nhưng lại tự lừa dối mình và lừa dối mọi người là tôi đang gieo hạt vừng đây. Tức là anh không thực sự làm chèo, anh làm một thứ sân khấu khác song anh nói dối mọi người là đang làm chèo. Vì thế, đã từng có giai đoạn vì nhu cầu phải đông khách nên người ta đã dùng kịch bản kịch nói rồi đưa vào đó những ca khúc vàng vọt mà cũng rất đông khách xem. Nhưng khán giả nhanh chóng nhận ra đó không phải là chèo. Và sau đó, người làm những vở diễn kiểu này phải thừa nhận, đó là một hình thức kịch hát mới, không phải là chèo cách tân.
+ Nhưng sân khấu chèo đang rất vắng khán giả, do đó muốn bảo tồn thì vở diễn trước hết phải có người xem. Ông có lo một ngày nào đó, chèo sẽ biến mất?
- Chèo đang ít khán giả, đó là điều chúng ta phải chấp nhận. Nhà nước muốn bảo tồn loại hình nghệ thuật này thì phải có chính sách tài trợ, phải nuôi nghệ sĩ. Ở Nhật Bản họ giữ Kịch Nô với số lượng đoàn diễn ít, thỉnh thoảng mới diễn thôi, nhưng người nghệ sĩ vẫn có được đời sống ngang bằng với mặt bằng chung của nghệ sĩ ở loại hình nghệ thuật khác. Lo ngại ư? Chèo sẽ không bao giờ mất đâu, bởi qua những bước thăng trầm, đến bây giờ thì những người yêu chèo truyền thống lại đông đảo hơn.
Dù vậy, ở Hà Nội rất khó để một vở chèo diễn 3 - 4 đêm tại rạp hát vì cuộc sống hiện nay đã rất khác. Đối tượng của chèo là những người tuổi trung niên trở lên, họ thường thu nhập thấp và ngại đi lại. Đến ngay như tôi, là một người yêu chèo mà bây giờ bảo lên rạp Đại Nam xem chèo cũng ngại. Hai ông bà đi taxi mất 500 nghìn, đó là đã có giấy mời, không phải mua vé đấy; rồi về đêm khuya mất cả giấc ngủ và những phiền toái khác… Trong khi đó, bật tivi lên có vô vàn lựa chọn, muốn xem vở nào thì xem. Người ta ngại đến rạp không phải vì họ không yêu chèo mà là do điều kiện sinh hoạt bây giờ đã khác rồi.
Nhưng ở nông thôn thì khác, những ngày hội hè, đình đám, người đi xem chèo khá đông. Ngay cả thời điểm hiện nay, mỗi đêm diễn chèo ở các vùng quê vẫn có 2.000 - 3.000 khán giả. Xem chèo ở nông thôn vẫn giống như sinh hoạt ngày xưa: người xem không phải mua vé, làng xã bỏ tiền ra hợp đồng với đoàn chèo. Người ta đi xem chèo, nghe hát và giao lưu, gặp gỡ nhau, nhất là cánh thanh niên. Rõ ràng, người dân vẫn đến với chèo, những nhận định cho rằng khán giả quay lưng với chèo là không đúng.
Sân khấu chuyên nghiệp cần “gương mẫu”
+ Có ý kiến cho rằng, trong việc bảo tồn di sản văn hoá, chúng ta nên thực hiện theo tinh thần Công ước của UNESCO, đó là cộng đồng sẽ quyết định các biện pháp, mức độ bảo vệ và phát huy di sản của họ. Vậy chúng ta có nên phát triển nghệ thuật chèo theo hai hướng: Thứ nhất là các chủ thể hát chèo ở các làng quê sẽ gắn với việc bảo tồn chèo truyền thống và thứ hai là các đoàn nghệ thuật thì có thể mạnh dạn thể nghiệm các hình thức nghệ thuật chèo mới?
- Trong hiện thực đời sống từ nửa sau thế kỷ XX đến nay, nghệ thuật chèo tồn tại trong phong trào sân khấu không chuyên (mà tôi tạm gọi là sân khấu dân gian mới) thì bao giờ cũng giữ được bản sắc chèo. Sự chông chênh chỉ diễn ra ở sân khấu chèo chuyên nghiệp, ở đây mới có các nghệ sĩ tên tuổi để đưa ra những luận điểm, chủ trương; mới tạo nên các xu hướng này khác…
Sân khấu chuyên nghiệp là đỉnh cao, theo nguyên tắc thì anh phải gương mẫu, phải là người giữ chèo, phải là mẫu mực cho phong trào không chuyên về việc giữ chèo như thế nào, phát triển chèo như thế nào… Tôi cho rằng không thể tách ra làm hai, để sân khấu chuyên nghiệp muốn làm gì thì làm.
Nếu các đoàn chuyên nghiệp nhận thấy không thể giữ được chèo tồn tại thì hãy đổi tên đoàn nghệ thuật đi, thay vì gọi là đoàn chèo, nhà hát chèo thì đổi tên là đoàn ca kịch, nhà hát ca kịch chẳng hạn.Trong sách lý luận, tôi từng đưa ra một khái niệm “một vở diễn do một đoàn nghệ thuật mang tên là đoàn chèo biểu diễn” để phân biệt một vở chèo với một vở diễn có hát chèo nhưng không phải là chèo. Mang tên là đoàn chèo, là nhà hát chèo mà không diễn chèo là không được.
+ Vậy làm sao chúng ta giải được bài toán giữa bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo, để không rơi vào tình trạng “gieo vừng ra ngô”?
- Vấn đề kế thừa, bảo tồn và phát huy nghệ thuật chèo đã được đặt ra từ rất sớm. Nhiều cuộc hội thảo tọa đàm, rồi trên báo chí các nhà lý luận bàn cãi, tranh luận có khi hết sức gay gắt. Đến cuối thế kỷ XX, bắt đầu từ thành công của vở “Bài ca giữ nước” của cụ Tào Mạt thì khuynh hướng kế thừa, phát triển chèo truyền thống đã được khẳng định. Đó là, chèo hoàn toàn có thể giữ được phương pháp nghệ thuật đặc trưng của thể loại mà vẫn phản ánh được những vấn đề của thời đại mới, dù đề tài lịch sử hay đề tài hiện đại.
Để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo, chúng ta phải xác định được tại sao phải giữ chèo. Giữ chèo là giữ một hình thức nghệ thuật giàu bản sắc dân tộc, cho nên phải giữ nó. Đối với chèo, hai vế bảo tồn và phát triển thì bảo tồn phải là chính. Nói thế không có nghĩa là phủ định sự phát triển mà trái lại, chèo rất cần sự phát triển.
Nhưng sự phát triển đó phải trên cơ sở thừa kế được những nguyên tắc cấu trúc cơ bản của chèo. Chúng ta có thể đổi mới ở hình thức bên ngoài, ví dụ các cụ ngày xưa hát đãi, bây giờ hát xô lên, bớt í a đi. Cũng có thể gia tăng phần trang trí mỹ thuật, nghệ thuật âm thanh, ánh sáng. Hoặc là thay đổi trong cách hát, bổ sung những làn điệu mới mà trong vốn cổ không đủ sức thể hiện những tình huống sân khấu mới. Thực tế đã có nhiều nhạc sĩ đã thành công trong việc viết những làn điệu mới cho chèo mà vẫn giữ được bản sắc của chèo, không biến thành hát mới.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Liên hoan nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau là nơi các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu nhằm bảo tồn, phát triển phong trào đờn ca tài tử tại mỗi địa phương.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Ngày 21/11, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.