Phát triển, quy hoạch thủy điện nhỏ: Phải sòng phẳng với tương lai!

Thứ sáu, 30/10/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Phải sòng phẳng, minh bạch, rành rẽ với thủy điện, và không chỉ với thủy điện, đó là sự sòng phẳng với tương lai. Một tương lai có bớt đi nỗi bất an bởi mối nguy thiên tai hay không, bắt đầu từ chính sự sòng phẳng ngày hôm nay. 

2 vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3, Tiểu khu 67 cướp đi mấy chục sinh mạng chỉ trong vòng một đêm; Lũ chồng lũ đẩy hàng vạn gia đình miền Trung bỗng chốc rơi vào cảnh tan hoang, cùng kiệt, hàng trăm người chết và mất tích…Thủ phạm gây nên những nỗi đau thấu trời ấy, được chỉ đích danh là thủy điện nhỏ. Những lời buộc tội không phải không có cơ sở và cũng chẳng hề mới. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng “cáo buộc” ấy thực sự chưa thỏa đáng và rằng, cần nhanh chóng thiết lập được cách ứng xử rõ ràng, sòng phẳng, minh bạch với thủy điện nhỏ - một sự sòng phẳng cần thiết, vì một tương lai không bất an cho chính con em chúng ta.

Từ những lời buộc tội đanh thép

Thủy điện nhỏ, tác hại lớn - Đó có lẽ không chỉ là nhìn nhận của Báo Sài Gòn Giải phóng. Trong những nguyên nhân gây nên lũ lụt tang thương ở “khúc ruột miền Trung” những ngày qua, thủy điện nhỏ đã bị thẳng thừng buộc tội là “tội đồ”. Và trước đó, nhiều năm qua, tác hại của thủy điện nhỏ (dưới 30MW) đã được dư luận và báo giới đề cập không ít.

Hình ảnh thủy điện Rào Trăng 3 trên thượng nguồn sông Bồ nhìn từ máy bay trực thăng quân sự Mi-171. Nguồn: Báo Thanh niên

Hình ảnh thủy điện Rào Trăng 3 trên thượng nguồn sông Bồ nhìn từ máy bay trực thăng quân sự Mi-171. Nguồn: Báo Thanh niên

Tác hại lớn dễ thấy nhất và cũng đáng quan ngại nhất là sự mất rừng do thủy điện. Các thống kê cho thấy, cứ 1MW thủy điện là mất 10-14,5ha rừng. Trung bình mỗi dự án thủy điện nhỏ hình thành sẽ có 125ha rừng bị xóa sổ. Như thế, với hơn 500 dự án thủy điện nhỏ đã được phê duyệt như hiện nay, chúng ta đã phải đánh đổi 57.000ha rừng. Những con số này là sự lý giải cho lập luận khiến nhiều chuyên gia tranh cãi bấy lâu: Thủy điện có thể không làm tăng lũ, nhưng thủy điện đã làm rừng bị mất đi, khiến lũ dữ hơn và tàn phá nặng nề hơn. Lũ lụt xảy ra thường xuyên và tàn khốc hơn còn do các nhà máy thủy điện xả lũ vì nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão. Các trận lũ từ năm 2009 trở lại đây đã chứng minh điều này. Chẳng hạn, tại Quảng Nam, trong cơn bão lũ tháng 11/2013, huyện Đại Lộc đã phải hứng chịu đồng loạt cả 4 thủy điện đầu nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn là A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4, Sông Bung 5 xả lũ, khiến cả huyện ngập sâu trong nước.

Báo Lao Động dẫn lời PGS.TS Lê Bắc Huỳnh - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường cho biết, xây dựng công trình thủy điện đều ở vùng núi cao đầu nguồn nên cùng với mất đất là kèm theo mất rừng ngay trong lòng hồ. Ngoài ra, nhiều diện tích đất rừng cũng bị cho xây dựng các hạng mục công trình khác (nhà điều hành, các công trình đập, tràn, nhà máy, nhất là đường giao thông lên công trình vào nhà máy, đường tải điện). “Mỗi nhà máy thủy điện được quy hoạch, kèm theo đó là mất rừng đầu nguồn, mất đất, di dân tái định cư và phát sinh nhiều vấn đề của di dân tái định cư” - PGS.TS Lê Bắc Huỳnh nhấn mạnh. Báo cũng đưa ra phân tích của TS Lê Thị Thanh Hà - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - trong đó khẳng định việc phát triển ồ ạt thủy điện trên các sông lớn của Tây Nguyên đã và đang gây ra nhiều hệ lụy lớn đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên. Tính trung bình 1MW thủy điện đã chiếm tới 14,5ha đất các loại, làm ảnh hưởng 5,5 hộ dân, trong đó 1,5 hộ phải di dời.

Rõ ràng trong sự gia tăng, với cấp độ nhiều hơn, khốc liệt hơn của lũ lụt tại nước ta thời gian qua, thủy điện nhỏ không tránh khỏi được sự liên đới trực tiếp, thậm chí bị buộc tội là “tội đồ”.

Thủy điện Đăk Re (Ba Tơ- Quảng Ngãi) vừa phải tạm dừng thi công . Ảnh: Chí Đại

Thủy điện Đăk Re (Ba Tơ- Quảng Ngãi) vừa phải tạm dừng thi công . Ảnh: Chí Đại

Loại bỏ thủy điện nhỏ - nhìn nhận thế nào?

Bên hành lang Quốc hội ngày 23/10, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng: “Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng, chúng ta không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ”. Theo nhìn nhận của Báo Lao Động, đó là một thông điệp rất cần kíp vào lúc này.

Tuy nhiên, dư luận và nhiều tờ báo lại cho rằng vấn đề thủy điện nhỏ phải được nhìn nhận rõ ràng. “Câu chuyện về thủy điện nhỏ cần phải rất rõ ràng, minh bạch và có thể là phải được nhìn nhận thực sự sòng phẳng. Dứt khoát là như thế” - Báo Công Thương nhìn nhận.

Vậy, nhìn nhận như thế nào để sòng phẳng cho thủy điện nhỏ? Theo Báo Công Thương, thủy điện nhỏ vốn được xem là nguồn điện sạch và trong bối cảnh lưới điện quốc gia chưa kịp “phủ” thì trong một thời điểm, một không gian nhất định, thủy điện nhỏ đóng vai trò cung cấp điện như là nguồn bổ sung cần thiết. Điều này không khó để nhận thấy. Vậy, câu hỏi lớn nhất còn lại là: Lũ lụt có phải do thủy điện?

Dự án thủy điện Tiên Thành tại tỉnh Cao Bằng được triển khai xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa xong và còn thiếu Báo cáo đánh giá tác động môi trường.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Dự án thủy điện Tiên Thành tại tỉnh Cao Bằng được triển khai xây dựng từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa xong và còn thiếu Báo cáo đánh giá tác động môi trường.(Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+)

Để làm rõ hơn vấn đề này, Báo Quân đội Nhân dân trong loạt bài “Quản lý thủy điện và an toàn mùa mưa bão”, đã tìm hiểu, ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý. PGS. TS Vũ Thanh Ca - giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam cho rằng sự hiểu không đúng và không đủ về thủy điện dẫn đến thông tin sai lệch, cứ thấy lũ, lụt thì đổ cho thủy điện là không chính xác. Có thể ví dụ các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Tuyên Quang… đã chống lũ rất hiệu quả cho khu vực Đồng bằng sông Hồng. Chuyên gia Thái Phụng Nê - nguyên Bộ trưởng Bộ Năng lượng (cũ) khẳng định, thủy điện có nhiều lợi ích. Một trong những công dụng lớn của thủy điện, ngoài việc khai thác năng lượng, là chống lũ, tạo sự an toàn cho hạ du. Trước đây khi chưa có hồ thủy điện Hòa Bình, nhiều vùng ở Hà Nội còn lo đắp đê, nhưng hiện nay thì đã ổn hơn rất nhiều.

Không phát triển thủy điện nhỏ bằng mọi giá hay câu chuyện quyết liệt hơn trong quy hoạch thủy điện

Khẳng định thủy điện có nhiều lợi ích, có khả năng chống lũ nhưng chuyên gia Thái Phụng Nê cũng không quên nhấn mạnh rằng, không phải hồ thủy điện nào cũng có chức năng này (chống lũ - PV), có những thủy điện nhỏ chỉ có chức năng phát điện.

Như vậy, câu chuyện thủy điện nhỏ “tội đồ” và thủy điện nhỏ không gây ra lũ sẽ còn có những tranh cãi, bàn luận, nhưng tới thời điểm này, có một thực tế đã trở nên hết sức rõ ràng và cần phải được thực thi quyết liệt, minh bạch hơn nữa: quy hoạch và giám sát vận hành thủy điện nhỏ.

Trước hết nói về chuyện vận hành và giám sát vận hành thủy điện. Thực tế, trong quá trình vận hành hồ thủy điện, không phải chủ đầu tư nào, địa phương nào cũng làm tròn trách nhiệm. Tại báo cáo trả lời chất vấn trong lĩnh vực Công thương vừa gửi Quốc hội, Chính phủ đã điểm danh một số dự án thủy điện chưa tuân thủ quy định. Đơn cử, sau khi kiểm tra đột xuất công trình thủy điện Đăk Kar, Bộ Công thương đã lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai đối với chủ đầu tư và chuyển Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông xử lý theo thẩm quyền. Còn sau khi kiểm tra công tác vận hành hồ chứa thủy điện Sử Pán 1, Bộ Công thương phối hợp với Sở Công thương Lào Cai lập biên bản vi phạm hành chính. Thanh tra Sở đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với chủ đầu với số tiền phạt 120 triệu đồng. Lý do là, năm 2019, khi xuất hiện lũ đặc biệt lớn làm mực nước hồ chứa dâng nhanh, có nguy cơ gây mất an toàn đập, chủ công trình đã thực hiện vận hành xả lũ khẩn cấp hồ chứa thủy điện Sử Pán 1 trong khi chưa thông báo, cảnh báo cho các cơ quan chức năng và nhân dân vùng hạ du làm việc ứng phó lũ lụt tại vùng hạ lưu không kịp thời.

anh4

Báo Quân đội Nhân dân cũng chỉ ra thực tế rằng từ 2015 trở về trước, khi mùa mưa bão đến, nhiều chủ hồ thủy điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung – Tây Nguyên vì lợi ích cá nhân, chưa tuân thủ các quy định của Nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp khi trả lời phỏng vấn VnExpress cũng khẳng định: Một số thủy điện, đặc biệt loại công suất lắp máy 10-15 MW, hồ chứa không có dung tích phòng lũ. Nguyên tắc vận hành của thủy điện nhỏ là trước khi có lũ phải xả bớt đi, hạ du không có lũ cứ xả, lũ về mới tích nước lại. Tuy nhiên, khi dự báo lũ, thủy điện nhỏ có thể tiếc nước, xả rất ít, hoặc xả không theo quy trình. Lũ về lớn, họ phải xả, gây ra hiện tượng lũ chồng lũ cho hạ du.

Rõ ràng, cung cách giám sát, vận hành thủy điện nhỏ của chúng ta đang có vấn đề, và vấn đề lớn nhất là luôn vì lợi ích riêng mà cố tình quên đi lợi ích chung.

Tuy nhiên, trong câu chuyện thủy điện nhỏ, các chuyên gia, các nhà quản lý và báo chí đều đồng nhất: quan trọng hơn cả vẫn là vấn đề quy hoạch.

Phải nói ngay rằng, Đảng, Nhà nước sớm có chủ trương rõ ràng về vấn đề quy hoạch thủy điện. Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/2/2020) của Bộ Chính trị khi nói về phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đó đối với thủy điện cần “phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thủy điện nhỏ và vừa, thủy điện tích năng”; Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII (ngày 27/11/2013) cũng đã nhấn mạnh về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác các công trình thủy điện; Chỉ thị 13 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các chương trình Chính phủ.

Trên thực tế, 8 năm qua (từ 2012 - 2019), Bộ Công Thương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh xem xét loại bỏ khỏi quy hoạch 8 dự án thủy điện bậc thang, 471 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện. Đặc biệt từ ngày 1/1/2019 đến tháng 12/2019, Bộ Công Thương chưa xem xét để bổ sung quy hoạch các dự án thủy điện. Bên cạnh đó, kể từ năm 2016 đến nay, tất cả các dự án thủy điện nhỏ liên quan đến rừng tự nhiên đều không được bổ sung quy hoạch. Các dự án thủy điện có ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường, vấn đề an toàn dân sinh vùng hạ du... hầu hết bị loại bỏ.

Dù vậy, trên thực tế, thủy điện nhỏ vẫn đang mọc tràn lan, tình trạng lách luật của địa phương và chủ đầu tư khi các dự án thủy điện được xé nhỏ để dễ dàng cấp phép, chấp thuận đầu tư vẫn rất phổ biến. Theo kết quả rà soát, đến nay, số lượng thủy điện nhỏ đã đưa vào vận hành phát điện là 342 công trình, số lượng đang tiếp tục được thi công xây dựng là 158 dự án; khoảng 300 dự án đang được nghiên cứu đầu tư; chưa nghiên cứu đầu tư là 69 dự án.

anh5

Báo cáo mới nhất về thủy điện của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết: Xét chung trong hệ thống điện quốc gia, các dự án thủy điện đang vận hành chiếm tỷ trọng khoảng 37% về điện năng, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó thủy điện nhỏ đóng góp hơn 26% nguồn thủy điện của Việt Nam. Tại cuộc họp với các tỉnh miền Trung ngày 24/10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo, phát triển thủy điện theo quy hoạch và an toàn, tốt hơn nữa, hạn chế phát triển thủy điện nhỏ; tiếp tục trồng rừng mạnh mẽ hơn với các loại cây có bộ rễ bám sâu, gỗ lớn.

Thế nên, theo các chuyên gia và báo chí, điều cần làm và làm ngay, làm quyết liệt lúc này là: Quốc hội cần phải vào cuộc để đưa ra nghị quyết về mục tiêu, giải pháp, nhất là thời hạn để kiên quyết dừng, loại bỏ các dự án, công trình không hiệu quả, không bảo đảm an toàn, ảnh hưởng xấu tới chế độ dòng chảy, môi trường và đời sống người dân. Đồng thời nên quy định rõ, những dự án liên quan đến rừng, dù lớn hay nhỏ đều phải báo cáo Chính phủ, không nên giao lãnh đạo địa phương được quyền cấp phép, bổ sung các dự án thủy điện dưới 30MW vào quy hoạch. Nếu địa phương nào có nhiều thủy điện “nuốt” rừng thì lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội. 

Phải sòng phẳng, minh bạch, rành rẽ với thủy điện, và không chỉ với thủy điện, đó là sự sòng phẳng với tương lai. Một tương lai có bớt đi nỗi bất an bởi mối nguy thiên tai hay không, bắt đầu từ chính sự sòng phẳng ngày hôm nay. 

Nguyễn Hà

Tin mới

Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.

Kinh doanh - Tài chính
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Kinh doanh - Tài chính
Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.

Thể thao
Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bất động sản
Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."

Tin tức
Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

(CLO) Thông tin ban đầu, khoảng 6 giờ sáng ngày 22/11/2024, căn nhà số 7 Hồ An Biên, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bất ngờ bốc cháy.

Đời sống
Tiền đạo Tiến Linh: 'Indonesia là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch ở AFF Cup 2024'

Tiền đạo Tiến Linh: 'Indonesia là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch ở AFF Cup 2024'

(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.

Thể thao
Bắt tạm giam nghịch tử dùng xăng phóng hỏa khiến bố, mẹ tử vong

Bắt tạm giam nghịch tử dùng xăng phóng hỏa khiến bố, mẹ tử vong

(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.

Vụ án
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Đời sống
Bắt đối tượng đổ thuốc sâu vào nguồn nước để đầu độc cả nhà hàng xóm

Bắt đối tượng đổ thuốc sâu vào nguồn nước để đầu độc cả nhà hàng xóm

(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.

Vụ án
Núi lửa ở Iceland phun trào lần thứ 10 trong vòng 3 năm

Núi lửa ở Iceland phun trào lần thứ 10 trong vòng 3 năm

(CLO) Một ngọn núi lửa gần thủ đô Reykjavik của Iceland đã phun trào vào cuối ngày thứ Tư vừa qua, đánh dấu lần thứ mười trong vòng ba năm qua.

Thế giới 24h
Cuộc sống tại Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Cuộc sống tại Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới

(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.

Môi trường và cuộc sống
Quốc hội Ukraine hoãn họp dài hạn vì lý do an ninh

Quốc hội Ukraine hoãn họp dài hạn vì lý do an ninh

(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến ​​diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.

Thế giới 24h
82 chiến binh ở Syria thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel

82 chiến binh ở Syria thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel

(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).

Thế giới 24h
Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.

Nghề báo
Bình Luận

Tin khác

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

Doanh nghiệp Việt với Dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Để không bỏ lỡ “cơ hội trăm năm”

(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.

Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

Luật Nhà giáo: Đường băng mới cho giáo dục Việt Nam cất cánh

(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.

Góc nhìn
Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

Sửa Luật Quảng cáo: Sẽ làm sạch quảng cáo trên không gian mạng?

(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.

Góc nhìn
Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

Tinh gọn bộ máy: Cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn nhân lực!

(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.

Góc nhìn
Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

Già hóa dân số: Cần ngay chính sách thích ứng hiệu quả

(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.

Góc nhìn
Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

Cú sốc Temu và sự trưởng thành của doanh nghiệp Việt

(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.

Góc nhìn
Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

Giảm thuế là chia sẻ gánh nặng kinh tế với báo chí

(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.

Góc nhìn
Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

Liên kết chuỗi - Chìa khóa giải bài toán nâng cao giá trị nông sản Việt?

(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Góc nhìn
Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

Số hoá cây lúa: Tăng tốc để bứt phá trên xa lộ nông nghiệp mới

(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Góc nhìn
Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Doanh nghiệp tư nhân - Vị thế mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.

Góc nhìn