Phát triển thị trường điện theo thể chế kinh tế thị trường, cạnh tranh, minh bạch

Thứ ba, 16/07/2024 06:44 AM - 0 Trả lời

(CLO) Về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, nhóm chính sách lớn nhất, quan trọng nhất, khó khăn nhất là phát triển thị trường điện theo thể chế kinh tế thị trường, cạnh tranh, minh bạch từ lựa chọn các nhà đầu tư dự án điện, đến phương án tính giá điện bán cho người dùng.

Theo đó, sáng 15/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).

phat trien thi truong dien theo the che kinh te thi truong canh tranh minh bach hinh 1

Quang cảnh cuộc họp.

Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước trong xây dựng chính sách, quản lý ngành điện

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách nhằm xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường với mọi loại hình năng lượng; thúc đẩy đầu tư, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; luật hoá việc điều hành giá điện; thu hút đầu tư nước ngoài cho phát triển xanh, chuyển dịch năng lượng…

Dự thảo luật gồm 9 chương, 119 điều, được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước (Trung ương, địa phương) trong xây dựng chính sách, quản lý ngành điện; cũng như quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực, dự thảo Luật bổ sung thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong lập, trình phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch thực hiện; theo dõi tiến độ dự án nguồn điện; cơ chế xử lý các dự án chậm tiến độ; trường hợp đầu tư dự án khẩn cấp nhằm giải quyét các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh năng lượng; cụ thể hoá các đối tượng khi lựa chọn nhà đầu tư dự án nguồn điện.

phat trien thi truong dien theo the che kinh te thi truong canh tranh minh bach hinh 2

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, chỉ rõ những tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực điện lực đối với doanh nghiệp, người dân, cơ quan quản lý Nhà nước, quy định pháp luật,…

Phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới được xây dựng mới hoàn toàn nhằm thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là điện tự sản, tự tiêu, điện gió ngoài khơi.

Hoạt động mua bán điện được bổ sung hợp đồng kỳ hạn điện, mua bán điện trực tiếp, sửa đổi cách tính và điều chỉnh giá bán điện.

Các quy định định về vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia được bổ sung một số điểm mới về nguyên tắc hoạt động, liên kết với lưới điện nước ngoài, quản lý nhu cầu điện.

Cơ quan soạn thảo cũng chỉnh sửa, bổ sung một số điểm mới về giấy phép hoạt động điện lực, bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện, trách nhiệm quản lý Nhà nước…

phat trien thi truong dien theo the che kinh te thi truong canh tranh minh bach hinh 3

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các nghị quyết, văn bản, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp lại thành các nhóm chính sách liên quan đến phát triển điện lực.

Tạo lập hành lang pháp lý cho năng lượng tái tạo

Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết mối quan hệ kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng tách bạch quản lý Nhà nước với kinh doanh, sản xuất điện; tạo lập hành lang pháp lý cho năng lượng tái tạo và hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới về năng lượng; phát triển và xuất khẩu điện gió ngoài khơi, sản xuất nhiên liệu xanh như hydro xanh, amoniac xanh…

Thứ nhất là nhóm chính sách lớn nhất, quan trọng nhất, khó khăn nhất là phát triển thị trường điện theo thể chế kinh tế thị trường, cạnh tranh, minh bạch từ lựa chọn các nhà đầu tư dự án điện, đến phương án tính giá điện bán cho người dùng.

Thứ hai là nhóm chính sách để chuyển đổi nguồn điện năng lượng hoá thạch sang điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; giảm bớt tác động tiêu cực trong quá trình chuyển đổi năng lượng đối với doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế.

Thứ ba là nhóm chính sách liên quan đến hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đối với ngành công nghiệp điện lực; hình thành các trung tâm công nghiệp điện năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng lưu ý Bộ Công Thương quan tâm đến các chính sách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; chiến lược phát triển Việt Nam trở thành trung tâm năng lượng của khu vực và thế giới; vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện nền (pin lưu trữ điện, thuỷ điện tích năng, điện hạt nhân an toàn) để tăng tỉ lệ huy động điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới…

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng thăm hỏi, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(CLO) Ngày 15/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dẫn đầu đoàn công tác đã đến thăm, động viên người dân tỉnh Yên Bái bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão số 3.

Tin tức
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại do bão số 3 tại Hải Dương

(CLO) Ngày 15/9, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và đoàn công tác của Quốc hội đã kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả bão số 3 tại tỉnh Hải Dương; thăm hỏi, động viên người dân bị thiệt hại do bão lũ tại huyện Gia Lộc và huyện Thanh Hà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả, phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả, phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 7%

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu sắp tới, trong đó: Không để người dân nào phải thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói bị rét, thiếu nước sạch, không có chỗ ở; khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả; kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%...

Tin tức
Bắc Kạn: Nỗ lực khắc phục các sự cố, bảo đảm giao thông sau bão số 3

Bắc Kạn: Nỗ lực khắc phục các sự cố, bảo đảm giao thông sau bão số 3

(CLO) Ảnh hưởng của bão số 3 trong những ngày qua đã khiến nhiều tuyến đường của tỉnh Bắc Kạn bị sạt lở nghiêm trọng, một số vị trí có nguy cơ bị đứt đường. Sở Giao thông vận tải đang tích cực chỉ đạo đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với chính quyền có các tuyến đường đi qua khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở trong thời gian sớm nhất, bảo đảm giao thông thông suốt.

Tin tức
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cần lập bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Cần lập bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản

(CLO) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, cần tăng cường dự báo, cảnh báo, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo mưa định lượng, mưa phục vụ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; lập bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản.

Tin tức