(NB&CL) Hiện tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh còn hết sức nan giải. Việc phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, thân thiện môi trường được cho là một trong những giải pháp để cải thiện tình trạng trên.
Ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường còn hết sức nan giải
Thông tin từ Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, theo Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, diện tích đất giao thông/diện tích đất xây dựng đô thị phải đạt từ 20 - 26% cho đô thị trung tâm.
Trong đó tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh đạt 3 - 4%; tập trung ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, bảo đảm thị phần khu vực đô thị trung tâm đến năm 2030 đạt khoảng 50 - 55% tổng nhu cầu đi lại và sau năm 2030 đạt 60 - 70% tổng nhu cầu đi lại.
Những ngày nắng nóng, lưu lượng phương tiện di chuyển đông đúc trên các tuyến đường của Hà Nội khiến không khí càng trở nên ngột ngạt.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư, đưa vào khai thác nhiều công trình hạ tầng giao thông như: Vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, hầm chui Lê Văn Lương, cầu vượt Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch,...
Cùng với đó mạng lưới vận tải công cộng đa phương thức trên địa bàn thành phố đã được hình thành gồm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đang được đầu tư xây dựng, 153 tuyến buýt, trong đó có 9 tuyến buýt điện và 10 tuyến sử dụng năng lượng sạch CNG.
Ngoài ra mạng lưới xe buýt tiếp cận đến 30/30 quận, huyện, thị xã, 512/579 xã, phường, thị trấn, kết nối 7 tỉnh, thành lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc,... Tỷ lệ bao phủ của vận tải công cộng ghi nhận những tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên ông Trần Hữu Bảo cũng đánh giá, trong bối cảnh lượng phương tiện hoạt động trên địa bàn Thủ đô tăng mạnh nhưng tỷ lệ đất dành cho giao thông còn thấp, tình trạng ùn tắc còn diễn biến tương đối phức tạp.
Thống kê cho thấy, số lượng phương tiện ở Thủ đô hiện tại là hơn 7,9 triệu xe bao gồm 1,1 triệu ô-tô; 6,6 triệu xe máy,... Tốc độ tăng trưởng bình quân của phương tiện giai đoạn 2019 - 2022 là trên 10%/năm đối với ô-tô, trên 3%/năm đối với xe máy.
Chưa kể tham gia giao thông tại Hà Nội còn có 12 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành khác nhau. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất xây dựng đô thị mới của Hà Nội mới đạt khoảng 10,3%, tỷ lệ khách tham gia vận tải công cộng mới đạt 18,5%. Ùn tắc giao thông là khó tránh khỏi.
Tổ chức Y tế thế giới đã nhiều lần khẳng định, ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông là “kẻ giết người” thầm lặng. Ước tính có khoảng 30% các trường hợp tử vong do ung thư phổi có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Tại Việt Nam, cơ quan chức năng và giới khoa học nhận định, giao thông vận tải đang là một trong những hoạt động chủ yếu gây phát thải khí nhà kính lớn thứ 3 chỉ sau ngành năng lượng và nông nghiệp, chiếm 18,38% tổng lượng khí thải vào bầu khí quyển hàng năm.
Quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông phát thải lượng lớn các chất như bụi, CO, NOx, SOx, hơi xăng dầu, bụi chì, benzen… gây ô nhiễm môi trường không khí. Đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng cùng với lưu lượng giao thông tăng cao sẽ khiến bầu không khí tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,... trở nên ngột ngạt, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người dân.
Tối ưu vận tải công cộng khối lượng lớn, thân thiện môi trường
Nhiều chuyên gia khẳng định để nhanh chóng giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cần dốc sức đầu tư cho mạng lưới vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn thân thiện với môi trường như đường sắt đô thị, xe buýt điện và giảm thiểu phương tiện cá nhân.
Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường cho hay, theo khảo sát tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông hiện có trên 50% lượng khách sử dụng vé tháng, coi đường sắt đô thị là phương tiện di chuyển chính hằng ngày.
Phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, thân thiện môi trường góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, bảo vệ sức khỏe người dân. Ảnh minh họa.
Thói quen đi bộ cũng đã hình thành trong đông đảo hành khách, thậm chí có người chấp nhận đi bộ đến trên 1km để tới nhà ga.
Tuy nhiên trên thực tế, nhiều dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh chưa đáp ứng được tiến độ đề ra đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Về vận tải xe buýt, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội Nguyễn Trọng Thông cho rằng, chủ trương phát triển xe năng lượng xanh trên lĩnh vực công cộng là xu thế tất yếu của các đô thị phát triển, sử dụng loại hình phương tiện này sẽ tốt cho môi trường, khí hậu,...
Từ năm 2021 đến nay, Hà Nội đã đưa vào thí điểm khai thác 9 tuyến xe buýt điện do Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus vận hành. Những tuyến buýt “xanh” này đã mang lại hiệu quả tích cực cho mạng lưới vận tải hành khách công cộng cũng như môi trường của thành phố.
Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ vận tải sinh thái Vinbus Nguyễn Công Nhật cho biết, 9 tuyến xe buýt điện của đơn vị đã thực hiện trên 20,3 triệu km vận hành, giảm phát thải hơn 18 nghìn tấn khí CO2, phục vụ gần 32 triệu lượt hành khách.
Tuy nhiên sau một thời gian thí điểm, xe buýt điện cũng đang gặp những khó khăn, thách thức rất lớn, đặc biệt là do những bất cập trong cơ chế, chính sách. Nhà đầu tư xe buýt điện chưa tiếp cận được vốn vay ưu đãi của Hà Nội. Giá thành một chiếc xe buýt điện cao gấp 3 - 3,5 so với xe buýt thường nên chi phí lãi vay chiếm khoảng 10 - 11% tổng chi phí.
Chia sẻ với những khó khăn doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thí điểm triển khai xe buýt nhiên liệu sạch phục vụ vận tải hành khách công cộng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường nhận định, khó khăn đầu tiên đối với xe buýt điện nói riêng và mạng lưới xe buýt nói chung là thiếu kịch bản rõ ràng, dẫn đến nhiều bất cập.
Nhất là với việc chuyển đổi mạng lưới xe buýt sang sử dụng phương tiện xanh theo đúng lộ trình mà Chính phủ đề ra. Đây là lúc rà soát đánh giá, định hình lại mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Phải có lộ trình cụ thể, rõ ràng cho doanh nghiệp chuẩn bị chuyển đổi phương tiện sang xe buýt nhiên liệu sạch. Lộ trình phải phù hợp, khả thi.
Cùng với các phương tiện giao thông xanh đang từng bước phát triển, tại Hà Nội trong những năm gần đây, phong trào sử dụng xe đạp vừa để cải thiện sức khỏe cũng như bảo vệ môi trường đã thu hút được nhiều người tham gia.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Ngày 3/4, lực lượng chức năng huyện Củ Chi, TP HCM đang phối hợp điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ va chạm giữa container và người phụ nữ đi xe đạp trên đường Phan Văn Khải, huyện Củ Chi.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Nhằm tạo thuận lợi cho người dân, Công an TP Hà Nội vừa có thông báo các địa điểm tiếp nhận, giải quyết phạt nguội trên địa bàn đối với những trường hợp vi phạm giao thông.
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Hiện các đơn vị liên quan đang phối hợp thực hiện 21 trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông để đưa vào khai thác đồng bộ, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
(CLO) Số liệu từ Vụ Kế hoạch - Tài chính, tới ngày 31/3, Bộ Xây dựng ước giải ngân hơn 8.300 tỷ đồng (đạt gần 10% kế hoạch) cơ bản đạt mức tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước.