Phí bảo trì nhà chung cư: Nhiều chủ đầu tư vẫn ngang nhiên chiếm dụng

Thứ tư, 25/11/2015 08:30 AM - 0 Trả lời

Mặc dù pháp luật đã có những quy định về việc thu phí bảo trì chung cư nhưng tại nhiều khu chung cư, chủ đầu tư vẫn ngang nhiên chiếm dụng hàng trăm tỷ đồng khoản phí này. Tại nhiều khu chung cư, người dân phải tự bỏ tiền ra sửa chữa khi tòa nhà xuống cấp.

(CLO) Mặc dù pháp luật đã có những quy định về việc thu phí bảo trì chung cư nhưng tại nhiều khu chung cư, chủ đầu tư vẫn ngang nhiên chiếm dụng hàng trăm tỷ đồng khoản phí này. Tại nhiều khu chung cư, người dân phải tự bỏ tiền ra sửa chữa khi tòa nhà xuống cấp.

Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (2014) trong đó có quy định phong tỏa và cưỡng chế tài sản chủ đầu tư nếu không bàn giao phí bảo trì cho Ban quản trị tòa nhà sẽ có hiệu lực từ tháng 12. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều chủ đầu tư vẫn ngang nhiên chiếm dụng hàng trăm tỷ đồng khoản phí trên.

Khoản tiền này có khi lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng, nhất là ở những chung cư cao cấp. Tiêu biểu như chủ đầu tư tòa nhà Keangnam chây ì không trả hơn 100 tỉ đồng kinh phí bảo trì đã 4 năm nay.

Đại diện Ban Quản trị chung cư Keangnam cho biết: “Theo tính toán của chúng tôi, tổng số tiền 2% cư dân đã đóng lên đến 160 tỉ đồng, chưa kể lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư nói quỹ này chỉ có 125 tỉ đồng, đã sử dụng 1,7 tỉ đồng. Quá quắt hơn, Keangnam Vina còn đề nghị trả cho Ban Quản trị của cư dân trong vòng 25 năm, mỗi năm 5 tỉ đồng. Cư dân chúng tôi không thể chấp nhận sự vô lý đó".

[caption id="attachment_64221" align="aligncenter" width="600"]IMG_8726 Tình trạng chủ đầu tư cố tình chây ì không chịu bàn giao tiền phí bảo trì cho cư dân nhà chung cư đang diễn ra khá phổ biến. (Ảnh: Internet)[/caption]

Ông Đặng Trọng Hiếu, Trưởng Ban quản trị Tại tòa nhà Sky City (88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: toà nhà đi vào hoạt động 5 năm nhưng đến nay, Ban quản trị vẫn chưa nhận được đúng và đủ 30 tỷ đồng tiền phí bảo trì từ chủ đầu tư Hanotex.

Mới đây, gần 1.000 hộ dân cụm nhà N05 ở khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) đã liên tục lên tiếng đòi quỹ bảo trì tòa nhà lên đến hơn 70 tỉ đồng mà chủ đầu tư là Tổng công ty Vinaconex còn giữ của họ.

Ông Nguyễn Trọng Thanh, thành viên Ban Quản trị tòa N05 bức xúc: “Tòa nhà đã hết hạn bảo hành nên mọi việc sửa chữa bảo dưỡng phải lấy từ nguồn phí bảo trì. Tuy nhiên, chủ đầu tư hết lần này đến lần khác viện cớ không trả. Đến giờ chúng tôi không biết số tiền này gửi ở ngân hàng nào và lời lãi ra sao”.

Cũng trong tình trạng không đòi được khoản nợ 5 tỷ đồng tiền phí bảo trì do Cty Hanco 3 nắm giữ khiến Ban quản trị và người dân tòa nhà D11 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) phải tự bỏ tiền ra sửa chữa toàn bộ cửa kính tòa nhà khi xuống cấp.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và Bảo trì tòa nhà Việt Nam, câu chuyện quản lý nhà chung cư đang rất nóng, ở các thành phố lớn thì tất cả các nhà chung cư đều có vấn đề vì chúng ta chưa có hành lang pháp lý, gây bức xúc cho cộng đồng dân cư.

“Để đảm bảo số tiền 2% phí bảo trì được sử dụng hiệu quả và an toàn đồng chủ tài khoản đứng tên trong ngân hàng nên bao gồm 1 người của chủ đầu tư và 2 người của ban quản trị tòa nhà để phòng trường hợp rủi ro thành viên trong ban quản trị tòa nhà có thể một lúc nào đó bán nhà và không ở tòa nhà nữa”, ông Hiệp đề xuất.

Bình luận về vấn đề tranh chấp phí bảo trì, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Phát triển Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh: Việc bàn giao phí bảo trì cho Ban quản trị đã có trong Luật, các chủ đầu tư phải làm đúng luật. Sắp tới Bộ Xây dựng sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết từng trường hợp cụ thể về phí bảo trì để tránh xảy ra tranh chấp như hiện nay.

T.Tân

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản