Bắt giữ cảnh sát hình sự 'rởm' cưỡng đoạt tài sản người đi đường
(CLO) Ngày 3/4, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Phan Thanh Hoài (trú tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Theo dõi báo trên:
Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Chợ phiên không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng. Bởi thế, vào mỗi buổi chợ phiên, khi mặt trời còn chưa ló rạng, từ trẻ cho đến người già khắp mường trên bản dưới xúng xính trong trang phục của các đồng bào dân tộc thiểu số náo nức xuống chợ.
Chợ phiên Biên Giới ở Cửa khẩu Nậm Cắn
Chợ phiên khác chợ thông thường ở chỗ chỉ mở bán vào những ngày đặc biệt cố định. Người đến chợ cũng đủ các lứa tuổi, từ già đến trẻ, nam nữ thanh niên; các bà, mẹ, vợ đi chợ để trao đổi, mua bán; các ông chồng đi chợ để giao lưu uống rượu, ăn thắng cố, thổi khèn... Trẻ em theo bố mẹ đi chơi chợ, thanh niên nam nữ đến chợ để giao lưu tìm bạn tình tạo nên một khung cảnh vui tươi, đầy sắc màu.
Người dân vùng cao đi chợ phiên không chỉ để trao đổi mua bán, mà còn để gặp nhau trò chuyện sau những ngày lao động sản xuất vất vả. Để đi chợ phiên, người dân phải dậy từ lúc trời còn tối. Họ đến chợ với chiếc gùi đựng vài cân gạo, mớ rau hay nải chuối…; chiếc bao tải nhỏ đựng vài lưỡi cuốc, con dao, liềm, xẻng, kiềng bếp… hay dắt theo con bò, ngựa, mang theo vài con lợn, gà, ngan… Mỗi sản phẩm, sản vật của địa phương mà bà con mang đến bày bán ở chợ luôn là sự kết tinh trong lao động, sự cần cù chịu thương chịu khó của người dân vùng cao, cũng là những sản vật đặc trưng do bà con các dân tộc làm ra.
Cách bày bán cũng mộc mạc, không cầu kỳ - họ sử dụng những gì mà mình sẵn có trải ra giữa đất để bày bán sản phẩm, nơi nào tốt hơn một chút là những chiếc lán nhỏ được làm bằng tre, nứa. Tuy đơn sơ nhưng nơi đây là nơi bày đủ thứ của ngon vật lạ từ núi rừng.
Tại các phiên chợ, bạn sẽ được nhìn ngắm những gương mặt thuần phác của người dân tộc trong bộ trang phục truyền thống; là những gian hàng thổ cẩm rực rỡ sắc màu được ví như một bức tranh rực rỡ với những sắc màu truyền thống. Nô nức nhất vẫn là các hàng ăn uống luôn tấp nập thực khách ghé thăm. Mùi thơm nức mũi của những món ăn dân dã đậm chất vùng cao nghi ngút khói; những chén rượu trong vắt, thơm nồng; nơi đây bày bán những đặc sản nổi tiếng mang đậm phong vị nguyên bản không đâu sánh bằng tạo nên một bức tranh sinh động về bản sắc, nét văn hóa riêng của phiên chợ vùng cao.
Trong những năm gần đây, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số cũng như thực hiện các chương trình, đề án của các cấp, một số địa phương vùng miền núi của tỉnh Nghệ An đã khôi phục lại một số mô hình chợ phiên như chợ phiên Mường Quạ xã Môn Sơn, chợ phiên Mường Chon xã Bình Chuẩn của huyện Con Cuông, chợ phiên Tam Thái của huyện Tương Dương, hay mới gần đây nhất là chợ phiên Tri Lễ của huyện Quế Phong.
Việc khôi phục lại chợ phiên giúp người dân gìn giữ những nét đặc sắc văn hóa của đồng bào, tạo thuận lợi cho bà con giao lưu, buôn bán, nâng cao thu nhập. Người dân vùng cao đến chợ phiên không chỉ để giao lưu, trao đổi hàng hóa mà còn góp phần gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc. Còn du khách đến với chợ phiên không chỉ được tham quan, mua sắm những sản phẩm do chính những người dân nơi đây sản xuất, mà còn được thưởng thức văn hóa phi vật thể được lưu giữ từ ngàn đời của đồng bào người Thái, Mông, Thổ… được cùng tham gia các trò chơi như: chơi mặng, chọi gụ, đu xít... được thưởng thức các món ăn của người Thái như moọc, cải muối ống nứa, nậm pịa, lợn bản hấp lá chuối, thắng cố của người Mông…
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của chợ phiên, các địa phương cần tính đến bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo tồn không gian truyền thống, tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm cho du khách; duy trì tổ chức các hoạt động múa hát, giao lưu văn nghệ tại chợ để phiên chợ thực sự là nơi giao lưu, tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó của các dân tộc, gìn giữ, bảo tồn và tôn vinh, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đến với du khách trong tỉnh, trong nước và quốc tế khi đến với Nghệ An.
Phiên chợ giúp cho người dân giới thiệu, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nông nghiệp, văn hóa ẩm thực của từng địa phương, khơi dậy ý thức trách nhiệm, sự chủ động vào cuộc trong việc sản xuất kinh doanh, quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhân dân. Bên cạnh đó, chợ phiên không chỉ góp phần làm đa dạng thêm các hoạt động thương mại, nâng cao đời sống cho người dân mà giờ đây chợ phiên đã trở thành một “sản phẩm” du lịch có sức hút mạnh mẽ. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng như nâng cao đời sống, tinh thần cho bà con miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, một số chợ phiên đang bị mai một về bản sắc văn hóa; các chợ phiên đều tương đồng nhau, chưa có sự khác biệt; hình thức tổ chức sản xuất của nghề thủ công truyền thống chủ yếu là hộ gia đình, quy mô nhỏ lẻ, chưa trở thành làng nghề. Các hộ dân tham gia sản xuất chưa có kỹ năng phục vụ khách hàng. Các sản phẩm chưa đa dạng, chưa nhiều giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật nên sức bán chưa cao. Một số nông sản địa phương còn quá ít so với nhu cầu của du khách.
Do đó, để lưu giữ những phiên chợ vùng cao mang nét nguyên sơ, độc đáo đầy bản sắc, các địa phương cần quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo các chợ phiên giúp bà con thuận lợi giao lưu, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; chia khu bán hàng hợp lý, nhiều khu có mái che, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thuận tiện cho việc mua bán của người dân; bố trí bãi bãi gửi xe rộng rãi, khắc phục tình trạng tắc đường.
Thúc đẩy du lịch gắn với chợ phiên và làng nghề vùng dân tộc thiểu số, miền núi; nhờ làng nghề mà có thêm các sản phẩm du lịch, du lịch thu hút được nhiều khách thăm quan, trải nghiệm, tìm hiểu; nhờ du lịch mà làng nghề phát triển tốt hơn thông qua quảng bá và bán được sản phẩm.
Cần có quy hoạch hệ thống chợ phiên gắn với kiến trúc và văn hóa truyền thống, theo hướng ưu tiên sản phẩm thủ công truyền thống, ẩm thực truyền thống, nâng cao giá trị thương hiệu các mặt hàng truyền thống và sản vật địa phương phục vụ du khách. Bảo tồn và đa dạng hóa sản phẩm thủ công truyền thống, đặc biệt là phát triển các sản phẩm du lịch có sự tham gia trực tiếp của người dân.
Tiếp tục triển khai hỗ trợ, tập huấn để bà con biết cách làm du lịch, phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân vùng cao. Các sản phẩm tham gia giới thiệu, bày bán tại phiên chợ phải đảm bảo yếu tố truyền thống, là đặc sản của các dân tộc trong huyện, hình thức mẫu mã đẹp, độc đáo, đảm bảo giá cả phù hợp, có bảng giá, niêm yết công khai rõ ràng, các mặt hàng phải đảm bảo cung ứng đủ trong suốt thời gian diễn ra phiên chợ.
Trong một lần tham gia phiên chợ người Mông ở xã Tri Lễ huyện Quế Phong, tôi bắt gặp một chàng trai người Mông với nụ cười chất phác bên cạnh chiếc lồng gà đen. Qua cuộc trò chuyện chớp nhoáng, cậu cho biết cậu rất thích chăn nuôi, sản xuất những sản phẩm mang đặc trưng của quê hương mình, cậu vừa cười vừa nói: “Tự mình chăn nuôi, sản xuất rồi đem bán vừa có thu nhập, vừa được ở gần nhà, thích hơn là đi lao động làm ăn nơi xa, cô ơi!”. Câu nói này làm tôi lại nhớ đến các câu trong bài viết của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan trong chuyến thăm và làm việc tại một số huyện miền Tây Nghệ An “Thay đổi tư duy, thay đổi cuộc sống”, “Khi đặc sản đi xa sẽ tạo niềm tin, lòng tự hào cho bà con về giá trị của sản phẩm và văn hóa dân tộc mình. Khi đặc sản đi xa, dòng khách sẽ tìm đường lên vùng cao để trải nghiệm những kỳ thú khác biệt”, “Du lịch nông - lâm nghiệp là một nền kinh tế tạo ra nhiều việc làm và sinh kế cho cộng đồng”./.
Quế Thị Trâm Ngọc
Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nghệ An
(CLO) Ngày 3/4, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Phan Thanh Hoài (trú tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Ngày 3/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(CLO) Bước sang năm 2025 thị trường bất động sản có sự phục hồi rõ nét trên hầu khắp cả nước, đặc biệt là các thị trường tỉnh ven Hà Nội và TP HCM. Bên cạnh các dự án cũ tung hàng cho những giai đoạn mở bán tiếp theo thì nhiều dự án mới cũng bắt đầu khởi công và ra hàng trong quý II năm nay.
(CLO) Ngày 3/4, Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ báo chí với chủ đề "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong làm báo đa phương tiện và sản xuất nội dung số trên các nền tảng mạng xã hội năm 2025" cho phóng viên, nhà báo đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca Hàm Rồng” gây ấn tượng với những giai điệu sâu lắng, hình ảnh sân khấu được dàn dựng công phu.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Liên hoan phim quốc tế TP HCM lần thứ hai sẽ lùi thời gian tổ chức vào năm 2026 thay vì năm 2025 như dự kiến trước đó.
(CLO) Ngày 02/04, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Liên hoan Văn nghệ quần chúng và Dân ca Phú Thọ. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Dịp đầu tháng 4 hàng năm, cây gạo đỏ ở chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại đua nhau bung nở khoe sắc đỏ sáng rực cả một vùng trời, thu hút nhiều người dân và du khách tới tham quan, chụp hình.