Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật

Thứ sáu, 03/04/2015 07:30 AM - 0 Trả lời

Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật

Trong hai ngày (từ 16-17/7), tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã tổ chức phiên họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe các tờ trình từ các Bộ chủ trì soạn thảo, báo cáo thẩm định và tập trung thảo luận, cho ý kiến về các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương; dự án Luật Dân số; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán; dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
 
Báo Công luận
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải đảm bảo tính kịp thời, đúng tiến độ, không để chậm trễ, không để nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, chức năng xây dựng thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách,… của Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước muốn đi vào cuộc sống phải được thể chế hóa, cụ thể hóa bằng luật pháp, bằng cơ chế, chính sách. Luật pháp có tốt, đúng, phù hợp thì công tác quản lý điều hành của Nhà nước sẽ hiệu lực, hiệu quả và ngược lại.

“Bảo đảm tính kịp thời, đúng tiến độ, không để chậm trễ, không để nợ đọng văn bản; đồng thời đảm bảo chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật, đó là tính hợp pháp, hợp hiến, khả thi” - Thủ tướng yêu cầu.

Xác định rõ vai trò của Chính phủ, mô hình tổ chức chính quyền địa phương

Xác định rõ vai trò của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan hành pháp và cơ quan chấp hành của Quốc hội là ý kiến của các thành viên Chính phủ trong thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề lớn liên quan đến dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) như vị trí, chức năng của Chính phủ; vị trí và chức năng của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;… Các ý kiến cũng đề nghị trong xây dựng dự án luật cần bám sát hơn nữa vào tinh thần và các quy định cụ thể của Hiến pháp 2013; thể hiện rõ hơn quy định về sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong thực hiện nhiệm vụ chung; sự phân cấp, phân quyền trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước; đề cao sự chủ động của các thành viên Chính phủ trong chỉ đạo, điều hành…

Thảo luận Dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương, ý kiến phát biểu của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, dự án luật cần bám sát, thể chế hóa các quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về chính quyền địa phương; bảo đảm được sự thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, phát huy dân chủ. Các thành viên Chính phủ cũng tập trung làm rõ những vấn đề lớn của dự án luật như về mô hình tổ chức chính quyền địa phương; tổ chức và tên gọi cơ quan hành chính quận, phường; mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm thành viên UBND các cấp;…

Cho ý kiến về những định hướng lớn trong xây dựng dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến phát biểu, đóng góp ý kiến của các thành viên Chính phủ để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện 2 dự án luật này trên tinh thần bám sát Hiến pháp, thực tiễn và kế thừa các luật hiện hành.

Thảo luận các dự án Luật Dân số, Luật Kế toán, và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Thảo luận về Dự án Luật Dân số (có 9 chương, 59 điều), các thành viên Chính phủ đã khẳng định sự cần thiết xây dựng dự án Luật này; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến vào những nội dung lớn của dự án luật.
 
Liên quan đến dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, các thành viên Chính phủ cho rằng, sau 10 năm thực hiện Luật Kế toán cho thấy đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, song cũng còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán là cần thiết nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt là nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán; tạo điều kiện phát triển ngành kế toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội cũng như tạo điều kiện tăng cường quản lý, giám sát của Nhà nước, giám sát của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân trong lĩnh vực kế toán.

Với 17 chương, 162 điều, dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu cụ thể, quy định rõ về khái niệm về văn văn bản quy phạm pháp luật; quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; việc tăng cường dân chủ, phát huy trách nhiệm công dân trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;... nhằm đổi mới cơ chế, quy trình xây dựng, khắc phục các bất cập, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cũng nghe báo cáo, đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc; dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.

Đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các Bộ, ngành chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ để bổ sung, hoàn thiện các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết.
 
  • Theo Chinhphu.vn

Tin khác

Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hà Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản về công nghiệp cơ khí, thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Lê Thị Thủy mong muốn nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đến tìm hiểu môi trường và đầu tư tại Hà Nam trên các lĩnh vực như: công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị điện tử, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, logistics…

Tin tức
Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

Ông Hoàng Văn Sô giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình

(CLO) Ban Bí thư đã chuẩn y ông Hoàng Văn Sô, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình nhiệm kỳ 2020-2025.

Tin tức
Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

Lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, đặt mình vào địa vị người dân để thực hiện giải phóng mặt bằng

(CLO) Để triển khai tốt các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, về công tác giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lãnh đạo địa phương phải sát tình hình, quyết liệt, chia sẻ với nhân dân thì mới làm được công tác giải phóng mặt bằng.

Tin tức
Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức