Hà Nội

Phố đi bộ hồ Thiền Quang gắn với phát huy giá trị cụm di tích các ngôi chùa

Thứ bảy, 19/11/2022 17:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) UBND TP Hà Nội đã thống nhất chủ trương lập Đề án tổ chức không gian phố đi bộ - văn hóa khu vực phố Trần Nhân Tông và phụ cận, vườn hoa, đường dạo quanh hồ Thiền Quang gắn với phát huy giá trị cụm di tích chùa Quang Hoa, Thiền Quang, Pháp Hoa .

Theo đó, đề án đã được Sở Giao thông vận tải Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xem xét trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa và Thể thao và UBND quận Hai Bà Trưng. 

pho di bo ho thien quang gan voi phat huy gia tri cum di tich cac ngoi chua hinh 1

Sớm đưa phố đi bộ xung quanh hồ Thiền Quang - Công viên Thống Nhất vào hoạt động

Theo đề án, phạm vi tổ chức không gian đi bộ gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm đoạn tuyến phố Trần Nhân Tông (từ nút giao với phố Quang Trung đến ngã ba Trần Bình Trọng), trục chính Công viên Thống Nhất (đoạn từ cổng công viên đến hồ Bảy Mẫu) và toàn bộ khu vực công viên, cây xanh hồ Thiền Quang. Tổng chiều dài dự kiến khoảng 1,6km; tổng diện tích đất sử dụng khoảng 1,1ha, trong đó có khoảng 0,48ha mặt nước. 

Giai đoạn 2, không gian đi bộ được mở rộng với các tuyến phố xung quanh hồ Thiền Quang (gồm Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Bình Trọng) và vùng phụ cận (kết nối các tuyến phố lân cận, khu biểu diễn và các trung tâm thương mại).

Mục tiêu của đề án nhằm phát huy giá trị không gian văn hóa, lịch sử của các di tích; xây dựng và duy trì không gian văn hóa, biểu diễn nghệ thuật ẩm thực mang tính cộng đồng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và vui chơi, giải trí của người dân; kết nối khu vực vườn hoa, cây xanh, đường dạo xung quanh hồ Thiền Quang, đường Trần Nhân Tông với trục phía Bắc của Công viên Thống Nhất thành không gian đi bộ hoàn chỉnh, bổ trợ chức năng giao lưu, giao tiếp cộng đồng, dịch vụ thương mại... đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Theo UBND TP, trong thời gian tới, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức tham khảo ý kiến cộng đồng để có sự đồng thuận của nhân dân tại khu vực cũng như chuẩn bị, hoàn chỉnh các phương án phân luồng giao thông, tổ chức các điểm trông giữ phương tiện.

Bên cạnh đó, để duy trì tuyến phố thành một điểm vui chơi giải trí gắn với văn hóa, UBND quận Hai Bà Trưng cũng cần có phương án tổ chức các hoạt động thương mại, loại hình vui chơi giải trí cùng các hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú và liên tục đổi mới để tạo sức hút nhân dân Thủ đô tham gia thường xuyên.

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa
Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

Linh thiêng lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc

(CLO) Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc, được nhân dân và du khách thập phương chờ đợi.

Đời sống văn hóa