Phó Thống đốc NHNN: Giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 11% giao dịch

Thứ hai, 17/06/2024 10:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đề cập tới quy định chuyển tiền trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học từ ngày 1/7 tới, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng cho biết: Giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 11% giao dịch và tổng số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày chỉ chưa đến 1%. 

Theo quy định từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1/7/2024, các tổ chức tín dụng (TCTD), trung gian thanh toán (TGTT) phải áp dụng xác thực sinh trắc học (có thể kết hợp thêm với các biện pháp xác thực nâng cao khác) đối với các giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch vượt quá 20 triệu đồng/ngày.

Giới chuyên gia đánh giá, đây là phương pháp xác thực mạnh mẽ và tin cậy, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh gia tăng các vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền. 

Chia sẻ về kết quả trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng dẫn chứng số liệu do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cung cấp: “Tỉ lệ nộp thuế có đến 99% không dùng tiền mặt, những con số mà trước đây chưa từng mơ ước tới. Năm 2019, chúng ta có 1 tỷ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, đến nay chúng ta có đến 9 tỷ giao dịch. Mức tăng trưởng vô cùng lớn”. 

pho thong doc nhnn giao dich tren 10 trieu dong chi chiem 11 giao dich hinh 1

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng (ảnh: Ngân hàng Nhà nước).

Liên quan Quyết định 2345 về Triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng có hiệu lực từ 1/7 tới, Phó Thống đốc phân tích thêm, nếu không may chúng ta bị lấy mất thông tin của khách hàng, bọn tội phạm có thể chiếm máy đó. Nhưng với việc áp dụng Quyết định 2345, khi giao dịch phải so khớp, xác thực khuôn mặt thì không thể so sánh khuôn mặt trên hồ sơ gốc. Như vậy, tội phạm không thể lấy được tiền. 

Điều khá là quan trọng khi chiếm đoạt thông tin thì kẻ gian thường thực hiện cài đặt sang máy khác để thực hiện hành vi chiếm đoạt. Nhưng các ngân hàng yêu cầu phải xác thực sinh trắc học. Do đó, tội phạm không thể cài được sang máy khác để chiếm đoạt tiền. Mặt khác, các chuyên gia phân tích khi thực hiện giao dịch thông thường thì người đi thuê tài khoản, người cho thuê tài khoản không thể sử dụng được tài khoản giao dịch. 

Ông Dũng chia sẻ giao dịch trên 10 triệu đồng chỉ chiếm 11% giao dịch. Tổng số người có giao dịch trên 20 triệu đồng/ngày chỉ chưa đến 1%. Ông nhấn mạnh: “Không phải khi thực hiện 20 triệu đồng mà đến giao dịch 100.000 đồng sau giao dịch 20 triệu đồng phải làm sinh trắc học mà ở mức 20 triệu đồng chúng ta xác thực xong sau đó chúng ta không phải xác thực nữa, cho đến tận 20 triệu đồng tiếp theo. Nguyên tắc không làm gián đoạn việc trải nghiệm của khách hàng”.

Với trường hợp như người không cư trú mở tài khoản mà không có cơ sở dữ liệu căn cước công dân thì NHNN đang sửa quyết định cho phép mở tài khoản eKYC tại ngân hàng. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng, mới đây nhất là Thủ tướng đã ký Nghị định 52 về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). 

Phó Thống đốc cho biết thêm, thời gian tới, về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, NHNN đang rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định hướng dẫn Luật Các Tổ chức tín dụng 2024, Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về TTKDTM, trong đó có các thông tư liên quan đến hoạt động thanh toán gồm mở và sử dụng tà khoản; mở và sử dụng thẻ; và thông tư quan trọng liên quan đến đại lý.

"Lần đầu tiên Việt Nam cho phép làm đại lý ở mức độ giới hạn, các ngân hàng có thể chọn các đơn vị có đủ chức năng làm đại lý. Đây là những định hướng lớn về TTKDTM ở thế giới thì đang làm ở Việt Nam. Hy vọng, thời gian tới, những thông tư này sẽ đi vào cuộc sống và thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt”, Phó Thống đốc chia sẻ.

Dữ liệu do ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Thanh toán (NHNN) cho biết: Đến hết 2023, toàn Việt Nam đã có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng cá nhân, tương ứng với 87,08% người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng; nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Ngoài ra, số lượng giao dịch thanh toán qua thiết bị di động (mobile) và QR code cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian qua. 

Theo số liệu tổng hợp 4 tháng đầu năm 2024, thanh toán không dùng đạt khoảng 4,9 tỷ giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 87 triệu tỷ đồng (tăng 57,11% về số lượng và 33,45% về giá trị). Trong đó, giao dịch qua kênh Internet đạt hơn 916,7 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 22,5 triệu tỷ đồng (tăng 47,48% về số lượng và 30,03% về giá trị), qua kênh điện thoại di động đạt hơn 3,4 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng (tăng 59,26% về số lượng và 35,91% về giá trị), đặc biệt thanh toán qua phương thức QR code đạt gần 101,2 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 126,8 nghìn tỷ đồng (tăng 167,2 % về số lượng và hơn 424,5% về giá trị). 

An Hạ

Bình Luận

Tin khác

Sinh khí mới từ chương trình 5S của PVFCCo

Sinh khí mới từ chương trình 5S của PVFCCo

(CLO) Chương trình 5S tại Khối Văn phòng Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) đang mang lại luồng sinh khí mới giúp hiệu quả làm việc được nâng cao đáng kể…!

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng mạnh, vượt 23.500 đồng một lít

Giá xăng tăng mạnh, vượt 23.500 đồng một lít

(CLO) Giá xăng và dầu cùng tăng từ 15h ngày 4/7, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) tăng 540 đồng, lên 23.550 đồng một lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hiệp hội Đức kêu gọi EU giảm thuế đối với ôtô sản xuất tại Trung Quốc

Hiệp hội Đức kêu gọi EU giảm thuế đối với ôtô sản xuất tại Trung Quốc

(CLO) Hiệp hội ôtô VDA của Đức đã kêu gọi Ủy ban châu Âu dỡ bỏ mức thuế dự kiến đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất trong nỗ lực cuối cùng nhằm tác động đến các cuộc đàm phán trước khi mức thuế bắt đầu có hiệu lực vào thứ Năm (4/7).

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty Nhật Bản đồng ý tăng lương lớn nhất trong 33 năm

Các công ty Nhật Bản đồng ý tăng lương lớn nhất trong 33 năm

(CLO) Các công ty Nhật Bản đã đồng ý tăng lương hàng tháng trung bình 5,10% trong năm nay, lớn nhất trong 33 năm, Rengo – Liên hiệp công đoàn lớn nhất Nhật Bản cho biết hôm thứ Tư (3/7), kết thúc cuộc khảo sát các công ty được thực hiện kể từ tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá cước vận chuyển container châu Á đi châu Âu tăng gần gấp đôi

Giá cước vận chuyển container châu Á đi châu Âu tăng gần gấp đôi

(CLO) Từ đầu tháng 7, các hãng vận tải biển lớn đã tăng giá cước, khiến chi phí vận chuyển container hàng hóa từ Ấn Độ đến châu Âu tăng lên gần gấp đôi.

Thị trường - Doanh nghiệp