(CLO) Với diễn biến phức tạp của bão số 6 sau khi đổ bộ vào đất liền sẽ quay ra biển và có khả năng hình thành áp thấp hoặc cơn bão mới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hệ thống khí tượng thuỷ văn phải dự báo chính xác thời điểm bão đổ bộ, tuyến đê biển xung yếu để tập trung lực lượng, phương tiện để xử lý kịp thời khi có sự cố.
Sáng 27/10, tại Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum về công tác ứng phó với bão số 6 (bão TRAMI) sẽ đổ bộ lên đất liền Nam Quảng Trị-Bắc Quảng Nam vào trưa 27/10.
Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan khí tượng thuỷ văn dự báo sát sao thời điểm bão số 6 đi vào đất liền, sau đó quay ra biển.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe báo cáo trực tiếp từ Đài khí tượng Quảng Trị về diễn biến cấp gió giật, cường độ mưa, lũ trên các sông, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất… Trong đó trọng điểm là mưa lớn ở khu vực phía nam, sạt lở đất tại khu vực miền núi phía tây.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, từ 7h sáng nay, tỉnh đã thực hiện cấm người dân không ra đường khi có gió mạnh; duy trì lực lượng công an, biên phòng, quân đội và ứng trực để kịp thời cứu hộ, cứu nạn. Hiện nay, trên toàn tỉnh, đặc biệt là vùng ven biển gió đang mạnh dần lên cấp 6-7, khu vực cửa Thuận An có triều cường cao 1,8 m, gây xói lở, tỉnh đã di dời 815 hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng.
“Với tổng lượng mưa dược dự báo thì các hồ chứa trên địa bàn đều bảo đảm chống lũ, tuy nhiên do mưa dài ngày nên tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi và lên phương án di dời khoảng 10.000 hộ dân với trên 32.000 nhân khẩu ra khỏi vùng sạt lở”, ông Nguyễn Văn Phương nói.
TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, cho biết với dự báo của bão số 6 sẽ quay trở lại Biển Đông thì các biện pháp phòng chống bão trên phải hết sức chú ý và kéo dài thời gian hơn.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, các hồ chứa, hồ thuỷ điện tại khu vực Trung Trung Bộ đang trong giai đoạn tích nước nên bảo đảm yêu cầu chống lũ. Nhưng điểm cần lưu ý là thời gian cấm tàu thuyền hoạt động tại khu vực biển nằm trong vùng ảnh hưởng của bão số 6 kéo dài hơn trước; nguy cơ sạt lở cao tại khu vực miền núi do mưa lớn kéo dài.
Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, lực lượng, phương tiện của quân đội sẵn sàng tham gia ứng phó bão số 6 là trên 275.000 người, hơn 6.000 ô tô, tàu, xuồng, máy bay. Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 4, Quân khu 5, các đơn vị đứng chân trên địa bàn các tỉnh, thành phố phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động ứng phó bão số 6, mưa lũ ảnh hưởng của bão.
Phát biểu chỉ đạo, với diễn biến phức tạp của bão số 6 sau khi đổ bộ vào đất liền sẽ quay ra biển và có khả năng hình thành áp thấp hoặc cơn bão mới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hệ thống khí tượng thuỷ văn phải dự báo chính xác thời điểm bão đổ bộ, tuyến đê biển xung yếu để tập trung lực lượng, phương tiện để xử lý kịp thời khi có sự cố. Bên cạnh đó, với lượng mưa lớn, kéo dài, các đài khí tượng thuỷ văn tiếp tục cập nhật lượng mưa, đưa ra cảnh báo cụ thể hơn cho người dân về khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó bão số 6 tại các tỉnh miền Trung, chủ động, bài bản, ở mức cao nhất.
Phó Thủ tướng giao các Bộ: Bộ Quốc phòng phối hợp, hỗ trợ các địa phương khẩn trương triển khai phương án dùng flycam bay kiểm tra, rà soát, phát hiện các vết nứt lớn, kéo dài tại những vùng có nguy cơ sạt lở do mưa lớn, kéo dài.
Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ TN&MT phải nắm chắc thông tin lưu lượng nước tại các hồ, bổ sung dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn quốc gia, các đài khí tượng thuỷ văn địa phương để điều tiết kịp thời, “không được để xảy ra tình trạng tất cả các hồ đều phải xả nước để bảo đảm an toàn”.
Bộ GTVT, Bộ TT&TT, các doanh nghiệp điện lực, viễn thông phối hợp chặt chẽ với địa phương để duy trì giao thông liên lạc, kết nối thông tin, chỉ đạo điều hành thông suốt.
Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan khí tượng thuỷ văn dự báo sát sao thời điểm bão số 6 đi vào đất liền, sau đó quay người ra biển. các cơ quan truyền thông kịp thời thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về tính chất phức tạp của bão số 6. Lãnh đạo các địa phương tiếp tục quan tâm sâu sát đến công tác quản lý tàu thuyền trên biển.
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng 27/10, bão số 6 đang ở trên vùng biển Nam Quảng Trị - Đà Nẵng. Vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quang Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn, Cù lao Chàm) có gió mạng cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Sóng biển cao 2-4 m, vùng gần tâm bão cao 4-6 m. Biển động rất mạnh. Khu vực biển ven bờ Quảng Bình-Quảng Trị và Quảng Ngãi-Bình Định có sóng cao 2-4 m; khu vực Huế-Quảng Nam cao 3-5 m.
Dự báo trưa ngày 27/10, bão số 6 sẽ đi vào đất liền khu vực Nam Quảng Trị-Đà Nẵng, vùng gần tập bão có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Ven biển Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11; sâu hơn trong đất liền có thể có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Thời gian nguy hiểm nhất của gió mạnh là từ sáng 27/10 đến chiều 27/10.
Trong 12-24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Đông dịch chuyển ngược trở lại biển, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau là vùng áp thấp và tan dần.
Dự báo, từ sáng 27/10 đến hết ngày 29/10, khu vực Quảng Bình-Quảng Ngãi tiếp tục mưa to 200-400 mm, có nơi trên 600 mm. Khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,; khu vực Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa từ 150-250 mm, có nơi trên 400 mm. Khu vực Bắc Nghệ An, Gia Lai có mưa từ 50-100 mm, có nơi trên 150 mmm. Khả năng xuất hiện lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi ở mức BĐ2-BĐ3, các sông ở Quảng Bình BĐ2, các sông ở Hà Tĩnh, Bình Định, Kon Tum BĐ1.
Từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có trên 30 huyện và khu đô thị với 365 xã có nguy cơ ngập lụt. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở mức cao đến rất cao ở các sườn đồi dốc, taluy tại khu vực từ Nam Nghệ An đến Bình Định, Kon Tum và Gia Lai, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Quảng Nam.
Đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm đếm, hướng dẫn 67.212 phương tiện/307.822 người biết diễn biến, hướng đi của bão; hiện không có phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.
(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.
(CLO) Hùng Vương – biểu tượng quốc tổ của dân tộc Việt Nam, được xem là vị vua đầu tiên lập nên nhà nước Văn Lang – vương triều huyền thoại mở đầu cho lịch sử dân tộc.
(CLO) Trong năm 2025, Quảng Ninh sẽ mở thông tuyến du lịch từ vịnh Hạ Long sang vịnh Lan Hạ, góp phần gia tăng trải nghiệm, góp phần thu hút thêm khoảng 500.000 lượt khách trong năm nay.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.
(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.